Di chúc miệng

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 73 - 79)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

2.4.2. Di chúc miệng

Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về di chúc miệng tại Điều 654:

1- Trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người thể hiện ý chí

cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

2- Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ [6].

Như vậy, chỉ trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì công dân mới có quyền lập di chúc miệng. Trường hợp đặc biệt đó là: Bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Vì vậy, nếu một người ở vào hoàn cảnh bị cái chết đe dọa mà có thể lập di chúc bằng văn bản nhưng người đó không lập di chúc bằng văn bản, mà lại lập di chúc miệng, thì di chúc đó cũng không được pháp luật công nhận. Cho đến nay, mặc dù thi hành Bộ luật dân sự năm 1995 đã được gần 10 năm (từ 1-7-1996) và Bộ luật dự liệu trường hợp bị cái chết đe dọa do những nguyên nhân khác, nhưng những nguyên nhân khác ở đây cũng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn.

Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu ý chí cuối cùng của người lập di chúc miệng được thể hiện trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Như vậy, đối với di chúc miệng thì vai trò của người làm chứng vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Số lượng những người làm chứng phải ít nhất là hai người. Những người làm chứng phải ghi chép lại nội dung di chúc miệng và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Những người làm chứng phải thỏa mãn các quy định của Điều 657 Bộ luật dân sự năm 1995.

Do là một hình thức di chúc đặc biệt, nên pháp luật quy định di chúc miệng với thủ tục tương đối chặt chẽ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng, mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Như vậy, vấn đề thời gian, vấn đề nhận thức của người lập di chúc miệng sau khi lập di chúc là vấn đề quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Khoảng thời gian ở đây mà pháp luật quy định là 3 tháng kể từ khi người lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên không có giá trị. Về mặt sinh học thì người lập di chúc phải

còn sống sau khi lập di chúc 3 tháng. Về mặt nhận thức thì mặc dù sau 3 tháng và còn sống, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mới bị hủy bỏ.

Tựu chung lại, theo Bộ luật dân sự năm 1995, thì di chúc miệng có hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Được lập trong tình trạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.

- Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.

- Ngay sau khi nghe người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại.

- Những người làm chứng phải ký tên hoặc điểm chỉ.

- Dưới 3 tháng sau khi lập di chúc miệng, người lập di chúc chết hoặc 3 tháng sau khi lập di chúc miệng, người lập di chúc còn sống nhưng không minh mẫn, sáng suốt. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc miệng tại Điều 651 và khoản 5 Điều 652. Những quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về di chúc miệng vẫn được giữ nguyên. Mặt khác, Bộ luật dân sự năm 2005 tiến bộ hơn trong việc quy định về việc trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Khi di chúc miệng đã được lập đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì có được coi như di chúc được chứng nhận, chứng thực hay không? Trao đổi về vấn đề này, trong khoa học pháp lý còn có hai quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất: Mặc dù là di chúc miệng, nhưng di chúc này đã được công chứng, chứng thực nên nó có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.

- Quan điểm thứ hai: Di chúc miệng là một loại di chúc đặc biệt, được pháp luật quy định cụ thể về: Trình tự, thủ tục, hiệu lực… Việc pháp luật quy định trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được

công chứng, chứng thực không có nghĩa là di chúc miệng có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực, mà chỉ nhằm mục đích xác nhận có sự kiện pháp lý: Có người lập di chúc miệng. Mặt khác, pháp luật không có quy định về việc loại di chúc này có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực. Hơn nữa, di chúc được công chứng, chứng thực không bị mất hiệu lực bởi thời gian, nhận thức kể từ thời điểm lập di chúc, còn yếu tố thời gian, nhận thức của người lập di chúc kể từ thời điểm lập di chúc đối với di chúc miệng lại có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực của di chúc miệng.

Chúng tôi thấy rằng, quan điểm thứ hai là có căn cứ về mặt khoa học pháp lý. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định cụ thể những người nào được mang di chúc miệng đến cơ quan công chứng, chứng thực. Phải chăng khi pháp luật không quy định, thì bất cứ người nào cũng có thể mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Chúng tôi cho rằng, để thực hiện vấn đề này, cần có sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng có quy định về di chúc miệng. Điều 976 quy định: Trong trường hợp một người đang đứng trước sự nguy hiểm của cái chết do bệnh tật hay do nguyên nhân khác muốn lập di chúc, thì có thể làm việc đó trước sự có mặt của ít nhất 3 nhân chứng bằng cách đọc bằng miệng nội dung của di chúc cho một người trong số họ. Trong trường hợp này người được đọc cho nghe phải ghi chép và từng nhân chứng phải ký và đóng dấu vào đó sau khi tin chắc văn bản được chép đúng.

Một bản di chúc được lập theo quy định của phần trên không có hiệu lực nếu không có ai trong số các nhân chứng hoặc người có liên quan yêu cầu Tòa hôn nhân và gia đình xác nhận di chúc đó trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày lập di chúc.

Tòa hôn nhân gia đình có thể không xác nhận di chúc đó chừng nào chưa tin chắc rằng nó phản ánh ý muốn thực sự của người lập di chúc [8].

Tuy nhiên, di chúc miệng này sẽ không có hiệu lực nếu người lập di chúc sống thêm 6 tháng nữa kể từ thời điểm mà người này có thể lập được di chúc dưới dạng thông thường (Điều 978 Bộ luật dân sự Nhật Bản).

Trong giai đoạn hiện nay, do trình độ khoa học và công nghệ phát triển không ngừng, người lập di chúc có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật cơ học, điện tử để làm phương tiện lập di chúc như: Di chúc được viết bằng máy chữ cơ học, viết bằng máy vi tính, băng ghi âm thanh, đĩa âm thanh, ghi băng hình, đĩa hình… Di chúc này phải có công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị pháp lý, tránh việc lợi dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử của người giả mạo di chúc.

kết luận chương 2

Di chúc là một loại giao dịch dân sự, do vậy di chúc cũng như các loại giao dịch dân sự khác phải đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định.

Những điều kiện có hiệu lực của di chúc là những điều kiện bắt buộc, nếu không thỏa mãn các điều kiện luật định này, thì di chúc không có giá trị pháp lý. Những điều kiện có hiệu lực của di chúc xét theo nội dung, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa điều kiện chủ thể, sự thể hiện ý chí của chủ thể, nội dung của di chúc và hình thức của di chúc. Những điều kiện có hiệu lực của di chúc, một mặt phản ánh và nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, mặt khác nhằm để ngăn chặn những hành vi sai trái trong việc lập di chúc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền lập di chúc của cá nhân luôn được pháp luật bảo hộ, nhưng quyền tự do lập di chúc của cá nhân phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Khi cá nhân thực hiện quyền dân sự theo chuẩn mực pháp luật, thì quyền đó được pháp luật thừa nhận và giá trị pháp lý của quyền đó cũng được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Ngược lại, những điều kiện có hiệu lực của di chúc không được thực hiện, thì di chúc không có giá trị pháp lý. Quyền dân sự của cá nhân không những được bảo đảm thực hiện bằng những nguyên tắc pháp luật, mà còn được củng cố bằng những quy định cụ thể để cá nhân thực hiện có hiệu quả bằng hành vi định đoạt tài sản bằng cách lập di chúc. Di chúc tuân theo và thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc là di chúc hợp pháp. Di

chúc hợp pháp thể hiện cụ thể quyền của người lập di chúc, đồng thời cũng nhằm bảo đảm quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc.

Chương 3

Thực trạng giải quyết những tranh chấp

về tính hợp pháp của di chúc và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về tính hợp pháp của di chúc

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)