Tranh chấp khi một người để lại nhiều di chúc khác nhau

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 87 - 90)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

3.2.2. Tranh chấp khi một người để lại nhiều di chúc khác nhau

Thực tế cho thấy, không phải ai khi chết cũng để lại di chúc. Tuy nhiên, cũng có những người để lại nhiều di chúc định đoạt một loại tài sản. Khi có tranh chấp xảy ra thì di chúc sau cùng của người lập di chúc có giá trị pháp lý.

Chúng tôi xin nêu ví dụ:

Cụ Lê Thị Mẹo có một con trai là Lê Vinh Sang. Ông Sang (chết năm 1975) có vợ là Lan và có 3 con chung là: Lê Thị Ngọc ánh, Lê Thị Ngọc Mỹ và Lê Thị Bạch Tuyết. Cụ Mẹo tạo lập được thửa đất 1.972,9 m2 gồm 100m2 đất thổ cư và 1.872,9 m2 đất nông nghiệp trồng cây hàng năm tại phường Đức Long, thành phố P, tỉnh B có giá trị 31.979.000đ. Năm 1975, cụ Mẹo đứng tên xây dựng nhà cấp 2B trị giá 174.722.000đ và tường bao quanh trị giá 18.816.000đ.

Cụ Mẹo chết ngày 4-5-2001, để lại 4 di chúc:

- Di chúc thứ nhất ngày 20-4-1993: Cụ Mẹo để lại căn nhà 692 đường Trần Hưng Đạo, phường Đức Long, thành phố P và đất vườn cho Tòa giám mục thành phố P.

- Di chúc thứ hai ngày 20-2-1995: Hiện tôi (Mẹo) là chủ mảnh đất thổ cư và đất vườn tại phường Phước Long với diện tích 1840 m2. Tôi (Mẹo) đã được Sở Xây dựng B xét cấp giấy phép cho xây dựng một ngôi nhà kiên cố để ở trên diện tích 100 m2 nhà chính, chưa kể nhà phụ. Nhưng bản thân tôi không đủ khả năng tài chính để thực hiện ý định của mình, đồng thời không thể sống tự lập trong tuổi già, có thể chết bất ngờ. Do đó, tôi làm chúc thư giao cho Đức giám mục Huỳnh Văn Nghi và Giáo hội công giáo được toàn

quyền sở hữu chủ toàn bộ nhà đất. Sau khi tôi qua đời, Giáo hội được quyền bán hoặc sang nhượng.

Bù lại, tôi kính xin Đức giám mục và Giáo hội giúp đỡ tôi xây dựng một căn nhà theo thiết kế đã được xét duyệt, nâng đỡ cuộc sống tuổi già của tôi cho đến chết…

Di chúc được cụ Mẹo ký tên, có xác nhận của công chứng nhà nước.

- Di chúc thứ 3 (ngày 21-7-1996): Xin dâng cúng cho xứ đạo hiện do linh mục Nguyễn Tiến Huynh làm chứng toàn bộ tài sản của tôi (Mẹo) gồm: 1 mảnh đất thổ cư + đất vườn 1804m2, 1 căn nhà xây kiên cố 200m2 và của cải trong nhà và trong vườn. Linh mục Nguyễn Tiến Huynh và các linh mục kế vị đại diện giáo xứ sở hữu chủ toàn quyền sử dụng phục vụ lợi ích chung...

Người thay mặt tôi (Mẹo) đứng ra thực hiện di chúc này là linh mục Nguyễn Văn Lạc. Linh mục Lạc có thể ủy quyền cho bất cứ linh mục nào nếu được sự đồng ý của Đức giám mục P...

Di chúc có lăn tay của cụ Mẹo, có 2 người làm chứng, có chữ ký của người đánh máy, có xác nhận của Phòng Công chứng nhà nước số 1.

- Di chúc thứ 4 được cụ Mẹo lập ngày 17-2-2000 có nội dung: Cụ Mẹo giao toàn bộ tài sản gồm 1.840m2 đất và vườn cùng ngôi nhà xây 100m2 cho bà Lê Thị Bạch Tuyết. Bà Tuyết được toàn quyền định đoạt số tài sản này.

Các giấy tờ định đoạt nhà đất ghi trước chúc thư này đều không có giá trị.

Di chúc được cụ Mẹo lăn tay, ký, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường Đức Long.

Sau khi cụ Mẹo chết, Tòa giám mục thành phố P yêu cầu: Được thừa kế theo di chúc 1995, 1996 của cụ Mẹo, hưởng toàn bộ di sản của của Mẹo.

ý kiến bà Tuyết: Cụ Mẹo có di chúc lập ngày 17-2-2000 cho bà được hưởng toàn bộ nhà đất. Vì vậy, bà Tuyết đề nghị bác yêu cầu của nguyên đơn.

Bản án sơ thẩm 09/DSST ngày 18-4-2003 của Tòa án nhân dân thành phố P đã nhận định:

- Mọi thủ tục xin xây dựng nhà đều đứng tên cụ Mẹo nên nhà thuộc sở hữu của cụ Mẹo.

- Ba bản di chúc của cụ Mẹo cho Tòa giám mục thành phố P hưởng di sản không có giá trị vì cụ Mẹo có di chúc thứ 4 lập ngày 17-2-2000.

- Phía nguyên đơn cho rằng di chúc thứ 4 vô hiệu vì bản giám định sức khỏe của cụ Mẹo được thực hiện không đúng các thủ tục, các giấy tờ xác nhận của Hội đồng giám định pháp y sử dụng là không có giá trị vì không đúng theo mẫu là không có căn cứ để bác di chúc ngày 17-2-2000.

Bản án sơ thẩm đã bác yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu hưởng di sản là nhà đất của cụ Mẹo.

- Bà Tuyết được hưởng nhà đất của cụ Mẹo và có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật.

Ngày 19-4-2003 ông Lương Vĩnh Phú (đại diện Tòa giám mục thành phố P) kháng cáo: Di chúc 17-2-2000 của cụ Mẹo có nhiều khiếm khuyết mà Tòa sơ thẩm công nhận là sai.

Bản án phúc thẩm số 24/DSPT ngày 7-1-2004 Tòa án nhân dân tỉnh B nhận định: Việc nguyên đơn cho rằng di chúc ngày 17-2-2000 có nhiều khiếm khuyết là không đúng vì có xác nhận của y tế, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của Tòa giám mục, công nhận di chúc 17-2-2000 cho bà Tuyết được hưởng di sản của cụ Mẹo là đúng pháp luật.

Bản án phúc thẩm đã y án sơ thẩm.

Như vậy, trong vụ án trên cụ Mẹo đã có tới 4 bản di chúc định đoạt một loại tài sản là nhà đất tại phường Đức Long, thành phố P, tỉnh B. Di chúc ngày 17-2-2000 được cụ Mẹo lập sau cùng, được cụ Mẹo lăn tay và ký, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường Đức Long, thành phố P. Trước khi lập di chúc này, cụ Mẹo có đi khám sức khỏe, có xác nhận của cơ quan y tế về việc cụ Mẹo đầy đủ sức khỏe để lập di chúc. Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã công nhận di chúc này là đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)