Một số loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc cụ thể

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 83 - 87)

- Quan điểm thứ hai cho rằng, những người thừa kế theo pháp luật không phải là người bị truất quyền hưởng di sản trong trường hợp di chúc đã định đoạt di sản cho những

3.2. Một số loại tranh chấp về thừa kế theo di chúc cụ thể

3.2.1. Tranh chấp về việc hiểu nội dung của di chúc: Cho hay cho sử dụng tài

sản

Giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc thì việc hiểu đúng nội dung di chúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chỉ khi hiểu đúng nội dung di chúc, các cấp Tòa án mới có thể giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, có quan điểm cho rằng di chúc phải định đoạt cho ai, cho ai bao nhiêu tài sản… thì di chúc đó mới có hiệu lực. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng, định đoạt được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau: Có thể là cho, nhưng cũng có thể chỉ cho sử dụng, cho hưởng lợi đến một giai đoạn nào đó...

Chúng tôi xin nêu ví dụ:

Cụ Phan văn Đờn và cụ Nguyễn Thị Kẻo có một con chung là ông Phan Văn Cư. Năm 1975, ông Cư rời Việt Nam, sang sinh sống tại Mỹ. Cụ Đờn và cụ Kẻo ở Việt Nam,

được các cháu trông nom, chủ yếu là ông Phan Văn Đấu. Cụ Đờn và cụ Kẻo tạo lập được căn nhà trên thửa đất có diện tích 1.442,6 m2 tại số nhà 23/5 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ngày 25-12-1993, ủy ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 300 m2 đất thổ cư, 583,2 m2 đất nông nghiệp cho cụ Phan Văn Đờn. Ngày 14-3-1996, cụ Đờn lập di chúc có nội dung: Để lại ngôi nhà trên đất thổ cư và đất nông nghiệp có diện tích 883,2 m2 cho ông Phan Văn Đấu được toàn quyền sử dụng, bảo quản ngôi nhà và diện tích đất để ở, không được bán, chuyển nhượng, trao đổi với người khác. Di chúc có chữ ký, điểm chỉ của cụ Đờn, có xác nhận của chính quyền địa phương.

Tháng 2-1997, cụ Kẻo chết. Tháng 10-1997, cụ Đờn chết. Ngày 19-7-2000 ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở 300 m2 cho ông Phan Văn Đấu và vợ là bà Võ Thị Quế.

Ông Cư cho rằng di chúc của cụ Đờn chỉ giao cho ông Đấu giữ hộ nhà đất. Ông Cư yêu cầu hưởng toàn bộ di sản của cụ Đờn và cụ Kẻo vì ông Cư là người thừa kế duy nhất. Ông Cư đồng ý trả công chăm sóc, nuôi dưỡng… hai cụ cho ông Đấu từ 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng và đồng ý thanh toán giá trị các công trình mà ông Đấu đã xây dựng trên đất của cụ Đờn và cụ Kẻo.

Ông Đấu không đồng ý trả nhà đất cho ông Cư vì cho rằng cụ Đờn đã viết di chúc cho ông Đấu nhà đất và ông Đấu đã được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà năm 2000.

Tại bản án sơ thẩm số 07/DSST ngày 12-6-2003 Tòa án nhân dân tỉnh B đã hủy một phần nội dung di chúc do cụ Phan Văn Đờn lập ngày 14-3-1996. Công nhận di sản thừa kế của cụ Kẻo để lại được xác định trong khối tài sản chung của cụ Đờn, cụ Kẻo trị giá 819.987.400đ.

Ông Phan Văn Cư được sở hữu 1/2 di sản thừa kế của cụ Kẻo là 409.993.700đ do ông Đấu giao lại bằng giá trị.

Ông Phan Văn Đấu được thừa hưởng di sản thừa kế của cụ Đờn theo ý chí di chúc lập ngày 14-3-1996. Ông Phan Văn Đấu được sở hữu, quản lý, sử dụng toàn bộ di

sản bao gồm nhà, đất, cây trồng tọa lạc tại ấp Phú Thuận, Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, nhưng ông Đấu phải thanh toán cho ông Cư 409.993.700đ.

Bản án còn tuyên án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 15-6-2001 ông Cư kháng cáo: Ông mang quốc tịch Mỹ nhưng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài có đầu tư về Việt Nam làm ăn, nên ông xin hưởng toàn bộ hiện vật vì ông không công nhận di chúc.

Ngày 21-6-2003 ông Đấu kháng cáo yêu cầu hưởng toàn bộ nhà đất, không đồng ý thanh toán cho ông Cư.

Tại bản án phúc thẩm số 281/ DSPT ngày 25-8-2003, Tòa phúc thẩm M đã xác định di chúc không có hiệu lực, sửa bản án sơ thẩm:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn Cư. Ông Phan Văn Cư được hưởng toàn bộ khối di sản của cụ Phan Văn Đờn và cụ Nguyễn Thị Kẻo để lại gồm: Căn nhà số 23/5 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trên diện tích đất 1.442,6 m2 gồm 300m2 đất thổ cư và 1.142,6 m2 đất nông nghiệp, tổng trị giá 1.639.974.800đ.

Ông Phan Văn Cư có quyền lập ủy quyền cho người đại diện nhận toàn bộ khối di sản trên do ông Phan Văn Đấu giao lại. Ông Phan Văn Cư được quyền liên hệ với chính quyền địa phương và cơ quan thi hành án để thực hiện việc nhận thừa kế khối di sản trên theo quy định tại Nghị định số 81/2001/NĐ-CP ngày 5-11-2001 của Chính phủ.

Buộc ông Phan Văn Đấu phải giao lại toàn bộ khối di sản do cụ Phan Văn Đờn và cụ Nguyễn Thị Kẻo để lại cho đại diện của ông Phan Văn Cư nhận cả phần diện tích nhà, vật kiến trúc khác mà ông Đấu đã xây dựng nguyện trạng theo biên bản định giá ngày 23-10-2002.

Buộc ông Phan Văn Cư phải hoàn lại cho ông Phan Văn Đấu giá trị nhà, vật kiến trúc khác trên đất với số tiền 131.664.000đ.

Hủy giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 295/GCN/2000 ngày 19-7-2000 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã cấp cho ông

Phan Văn Đấu và bà Võ Thị Quế về sở hữu nhà số 23/5 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và 300m2 đất ở và các loại giấy tờ khác đã cấp cho ông Phan Văn Đấu có nguồn gốc từ di sản của cụ Phan Văn Đờn và cụ Nguyễn Thị Kẻo để lại.

Bản án còn tuyên án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Phan Văn Đấu có nhiều đơn khiếu nại yêu cầu được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm.

Qua vụ án trên, thấy rằng: Việc hiểu nội dung di chúc, đánh giá hiệu lực pháp luật di chúc của Tòa án hai cấp có sự khác nhau. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng di chúc của cụ Đờn đã định đoạt cho ông Đấu toàn bộ di sản là tài sản chung của cụ Đờn và cụ Kẻo là không đúng, nhưng cũng có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Đờn. Vì vậy, 1/2 nhà đất tại 23/5 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc sở hữu của ông Đấu theo di chúc của cụ Đờn, còn 1/2 thuộc sở hữu của ông Cư (hưởng phần di sản của cụ Kẻo).

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng, di chúc của cụ Đờn không phát sinh hiệu lực vì cụ Đờn chỉ cho ông Đấu sử dụng nên thực chất là ông Đấu chỉ có quyền quản lý di sản. Vì vậy, khi ông Cư (người thừa kế theo pháp luật duy nhất của cụ Đờn) yêu cầu thì ông Đấu phải trả lại di sản.

Qua nghiên cứu vụ án trên, chúng tôi thấy rằng: Di chúc đề ngày 14-3-1996 của cụ Đờn có nội dung để lại ngôi nhà 23/5 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho ông Đấu được toàn quyền sử dụng, bảo quản ngôi nhà và diện tích đất để ở, không được bán, chuyển nhượng cho người khác. Với nội dung di chúc trên, cụ Đờn đã tự nguyện chuyển một số quyền tài sản của mình cho ông Đấu sau khi cụ Đờn chết. Cụ Đờn vừa ký, vừa điểm chỉ vào di chúc, có xác nhận của chính quyền địa phương, do vậy, di chúc của cụ Đờn đủ điều kiện là di chúc hợp pháp. Mặc dù di chúc của cụ Đờn không trao quyền định đoạt cho ông Đấu, nhưng sự hạn chế này không trái pháp luật. Theo di chúc thì ông Đấu chỉ được chiếm hữu, sử dụng phần tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ Đờn cho đến khi ông Đấu chết. Sau khi ông Đấu chết, di sản của cụ

Đờn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Bản án phúc thẩm cho rằng di sản của cụ Đờn chưa được định đoạt bởi di chúc nên đã không chấp nhận di chúc, chia toàn bộ di sản của cụ Đờn theo pháp luật là chưa áp dụng đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, di chúc của cụ Đờn đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của cụ Đờn và cụ Kẻo là không đúng. Do vậy, di chúc của cụ Đờn chỉ có hiệu lực một phần tương ứng với phần di sản của cụ Đờn.

Một phần của tài liệu Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)