Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, tài nguyên du lịch dồi dào. Tài nguyên DLST tập trung chủ yếu ở biển đảo. Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều bãi tắm nổi tiếng như: Bãi trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa, Bãi Long Hải, Bãi thuận Biên, Đầm Tre, Hồ Tây Nam, Đầm Tây… Bà Rịa- Vũng Tàu có hai khu rừng nguyên sinh lớn là rừng cấm Bình Châu - Phước Bửu (Huyện Xuyên Mộc) và rừng cấm Quốc Gia Côn Đảo. Nơi đây tập hợp các loài động, thực vật và những kiểu rừng nhiều vùng
sinh thái trong cả nước và nguồn thực vật nước ngoài. Suối nước khống nóng Bình Châu (Huyện Xun Mộc) nằm sát khu rừng nguyên sinh Bình Châu- Phước Bửu.
Tài nguyên du lịch nhân văn, Bà Rịa – Vũng Tàu là một vùng đất phát hiện và khai phá chưa lâu nên khơng có những di tích lâu đời như các đại phương khác, chủ yếu là các di tích phản ánh một số nét về đời sống dân cư và tín ngưỡng.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử kháng chiến, trong đó điển hình là các di tích: Đài chiến thắng Bình Giã, di tích lịch sử Côn Đảo hàng năm thu hút hàng vạn khách quốc tế và du khách trong nước đến tham quan.
Trong những năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã tập trung nhiều nguồn lực vào phát triển kinh tế du lịch trong đó có DLST. Nhờ đó, ngành du lịch đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 1995 doanh thu du lịch đạt 500 tỷ đồng; năm 2000 doanh thu du lịch chiếm 14% GDP; năm 2005 doanh thu chiếm 16,7% GDP). Số lượng khách quốc tế khơng ngừng tăng lên: năm 1995 đón 180.000 lược khách, năm 2000 đón gần 1 triệu lươc khách, năm 2005 đón 1,46 triệu lược khách. Số ngày lưu trú năm 1995 là 2 ngày, năm 2000 số ngày lưu trú là 3 ngày. Công suất buồn năm 1995 đạt 62%, năm 2005 đạt 82%. Ngành du lịch mức tăng trưởng thời kỳ 1995- 2000 bình quân 28,7%/ năm; thời kỳ 2001- 2005 bình quân là 24,2 %/năm, Mở rộng các tuyến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu – Đà Lạc…..Phục vụ khách thuận tiện và đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách du lịch.
Tuy nhiên, tài nguyên phát triển DLST chưa được bảo vệ nghiêm ngặt, việc khai thác giá trị của tài nguyên thiên nhiên còn thấp; dịch vụ vui chơi giải trí, văn nghệ dân gian, hàng lưu niệm, sân chơi thể thao, hỗ trợ cho DLST còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; còn thiếu nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung vẫn vừa thiếu và vừa yếu về năng lực và nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức địa lý và lịch sử… Hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao; hình thức kinh doanh cịn đơn giản và rời rạc, loại hình du lịch cịn nghèo nàn; chưa quan tâm nhiều đến bảo vệ môi trường sinh thái; chưa huy động được nhiều các thành phần kinh tế tham gia.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch cịn lúng túng. Việc hoạch định các chính sách phát triển du lịch cịn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh du lịch và các tệ nạn xã hội chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tình trạng vi phạm các quy định của Nhà Nước về bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh, quản lý mơi trường cịn thường xuyên xảy ra và chậm được khắc phục.
Từ những kết quả đạt được cũng như hạn chế du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy: Tiềm năng DLST là rất lớn có rừng, bãi biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và đây cũng chính là nơi thu hút du khách nhiều nhất. Đồng thời, phát triển nhiều loại hình du lịch khác bổ trợ cho phát triển du lịch thiên nhiên. Tuy nhiên, ở đây chưa phân rõ loại hình phát triển DLST, chưa thật sự quan tâm khai thác đúng mức tiền năng DLST và chưa chú trọng đến việc bảo tồn tài nguyên DLST, cảnh quan môi trường…
Kinh nghiệm phát triển DLST từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Trong kinh doanh du lịch phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của du khách có phương thức phục vụ thật phù hợp đối với từng dạng khách; phải từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. Trước hết, phải xây dựng quy hoạch tổng thể những vùng trọng điểm phát triển DLST có khả năng thu hút được nhiều du khách, định hướng cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho từng loại hình du lịch; tập trung xây dựng những sản phẩm DLST độc đáo và hấp dẫn. Đồng thời, quy hoạch các khu du lịch nghỉ núi, nghỉ biển với các loại hình du lịch đa dạng: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thể thao, giải trí, hội nghị,… tạo thành một hệ thống du lịch đồng bộ. Trong quy hoạch phải bao gồm cơ sở hạ tầng đến các loại cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó gồm: cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, giải trí; cơ sở phục vụ vui chơi, thể thao, cơ sở phục vụ chữa bệnh.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ. Vừa đào tạo tại chỗ, vừa gửi đi đào tạo ở các cơ sở có chun mơn cao. Mở rộng liên kết đào tạo với các trường trong nước và ngồi nước; đa dạng hình thức đào tạo, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý có chun mơn giỏi và có chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành đồng bộ gồm trang thiết bị, phương tiện cần thiết để đón tiếp, sắp xếp cho khách lưu lại trong thời gian tham quan du lịch. Hệ
thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, mạng lưới thương nghiệp, thơng tin bưu điện…số lượng, chủng loại, chất lượng hợp lý đáp ứng yêu cầu của khách hàng và bảo đảm hiệu quả kinh doanh du lịch.
- Đầu tư tập trung vào các sản phẩm du lịch có chất lượng như: bãi tắm, các khu DLST, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đối với các dự án lớn thì gọi vốn đầu tư trong và ngồi nước bằng hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh.