Tiềm năng về hệ sinh thái thiên nhiên

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang (Trang 42 - 45)

Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng về hệ sinh thái thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuận lợi cho phát triển DLST, đặc biệt, là KDTSQ Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới. KDTSQ Kiên Giang có vùng lõi thuộc các huyện, Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Lương, Kiên Hải; bao gồm 33 xã, thị trấn trong tỉnh Kiên Giang.

KDTSQ Kiên Giang là nơi bảo vệ đa dạng cảnh quan thiên nhiên. Nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nguyên sinh, và rừng thứ sinh, ưu thế là họ cây dầu (Dipterocarpaceae), hệ sinh thái rừng trên núi đá với ưu thế là loài ổi rừng (Trestonia mergvensis) và hoàng đàn (Dacrydium pierrei), hệ sinh thái rừng ngập chua phèn với ưu thế là tràm (Melaleuca cajuputi), hệ sinh thái rừng ngập mặn (đước, sú, vẹt,

mắm,… đặc biệt là lồi cóc đỏ Lumnitzera rosea (Gaud) presl cịn sót lại duy nhất ở Việt Nam), hệ sinh thái rú bụi ven biển, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển.

KDTSQ quyển Kiên Giang có 3 vùng lõi thuộc Vườn Quốc Gia Phú Quốc, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải.

+Vườn Quốc Gia Phú Quốc: Có diện tích tự nhiên rộng 31.422 ha được quy hoạch

thành ba phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.786 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 22.603 ha và phân khu hành chính, dịch vụ và nghiên cứu khoa học là 33 ha. Với diện tích rộng lớn, lại khá đa dạng với nhiều hệ sinh thái quý hiếm. Rừng có nhiều loại gỗ quý như sao đen, dầu rái, kim giao, cẩm lai, mun, bằng lăng, cây gió, lõi trầm hương; có nhiều dược liệu quý hiếm như kim trọng, hà thủ ô, kỳ nam, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân,…

Vườn quốc gia Phú Quốc hiện có hơn 530 lồi thực vật và 150 loài động vật gồm 120 chi, 69 họ, 365 lồi chim. Trong đó, có 65 lồi ghi trong sách đỏ, nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng, quý hiếm như: Trầm hương, kiền kiền, sến đỏ, bô bô, dẽ, rái cá, cầy hương, heo rừng, nai….

Với ưu thế tập trung tất cả hệ sinh thái rừng có mặt ở Việt Nam như: hệ sinh thái rừng ngập nặn, rừng tràm, rừng cỏ tranh, rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh. Vườn Quốc gia Phú Quốc thật sự là một bảo tàng động thực vật hiếm có ở Việt Nam và thế giới, tạo ra một một vị thế quan trọng lý tưởng để phát triển DLST và có khả năng thu hút một lượng khách lớn đến từ nhiều nơi trong nước và thế giới.

+ Vườn Quốc Gia U Minh Thượng: Được thành lập năm 2002 trên địa bàn huyện

U Minh Thượng. Vườn Quốc Gia U Minh Thượng có hệ sinh thái rừng tràm úng phèn, trên đất than bùn. Đây là nơi duy nhất của Việt Nam có hệ sinh thái này. Đồng thời là một đất ngập nước quan trọng trong vùng hạ lưu sông Mêkông và ASEAN, là kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới (Một tài liệu so sánh rừng U Minh của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau rừng Amazon của Braxin). Nơi đây, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, giữ được hệ sinh thái với thảm thực vật và quần cư động vật đa dạng, phong phú. Rừng U Minh Thượng là kiểu rừng hiếm hoi của Châu Á. Đặc trưng của rừng này là kiểu rừng hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa với các loại cây,

choại, dớn,… Tràm là loại cây chiếm ưu thế tuyệt đối điển hình, có cảnh quan hoang dã thuận lợi cho phát triển DLST.

Trong quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch, Vườn quốc Gia U Minh Thượng được xác định là một khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển DLST và sẽ trở thành một trong những khu DLST có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Phát triển DLST vườn quốc gia U Minh Thượng là góp phần tích cực vào bảo vệ mơi trường tự nhiên và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Kiên Giang; đáp ứng yêu cầu tham quan, nghiên cứu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thành phần thực vật của Vườn quốc gia U Minh Thượng có 250 lồi, trong đó có 243 lồi đã được định danh có 8 lồi rất hiếm và 71 lồi hiếm có. Theo các nhà khoa học ưu hợp tràm trên đất than bùn và ưu hợp rừng hỗn giao: mớp, trâm, tràm trên đất U Minh Thượng là những ưu hợp rừng tự nhiên ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh trong hệ sinh thái rừng úng phèn cịn sót lại của Việt Nam. Vì thế, nó có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu, khám phá và bảo tồn.

Về động vật rừng Vườn quốc gia U Minh Thượng phân bố 32 loài thú; 202 lồi cơn trùng; 38 lồi bị sát, ếch nhái…; những lồi động vật như lợn rừng, trăn, rái cá, rắn, rùa,…là những lồi động vật phổ biến có số lượng lớn.

Vườn quốc gia U Minh Thượng có nhiều lồi thú q hiếm như tê tê (Manis javanica) rái cá, cầy hương, mèo rừng, dơi,…Trong đó, rái cá long mũi (Lutra sumatrana) là lồi hiếm, ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới. Ngồi ra, cịn có các lồi lưỡng cư.

Sân chim U Minh Thượng có thành phần và số lượng phong phú, đa dạng: bao gồm có 147 lồi, thuộc 39 họ, 13 bộ. Có một số lồi chim có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam và thế giới như: Đại bàng đen (Aquila clanga), cồng cộc, cốc đế (Phala crocraniger), chàng bè (Pelecanus pholippensis), cò nhạn, cị ốc…. riêng già sói (Leptoptilos javanicus) là giống chim đang có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Về thuỷ sản U Minh Thượng gồm 37 lồi cá trong đó có các lồi có giá trị kinh tế cao: cá rơ đồng, thác lát, lóc, dày, sặc rằn, trê vàng, cá lóc bơng, cá cịm, cá trê trắng

….Trong đó có 4 lồi được xếp váo sách đỏ Việt Nam: cá lóc bơng, cá cịm, cá trê trắng, cá lóc.

Nơi đây, được thiên nhiên ưu đãi với tiềm năng sinh thái đa dạng rất thuận lợi cho phát triển DLST; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; khai thác tốt tiềm năng lợi thế nơi đây sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của người dân địa phương.

+ Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương, Kiên Hải: Với hơn 30% diện tích là đồi

núi và hải đảo, rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập nước. Động vật hoang dã có trên 80 lồi thú thuộc 8 bộ tập trung chủ yếu là ở Hịn Chơng. Do khu vực này có nhiều vách đá, hang động, vịnh biển,… thích hợp cho các loài thú nhỏ và chim nước cư trú với số lượng lớn và chủng loại phong phú. Trong 55 lồi chim phát hiện được nhiều lồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ đa dạng ở Việt Nam và trên thế giới như: Sếu cổ troại, cò quắm cánh xanh, và hạt cổ trắng (Ciconiae piseopus) là những lồi có nguy cơ tuyệt chủng.

KDTSQ tỉnh Kiên Giang là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn chua phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rú bụi ven biển và hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển. Đây là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen động vật và thực vật quý hiếm có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST. Đây là nơi trọng điểm của tỉnh Kiên Giang để phát triển du lịch và bảo tồn da dạng sinh học và là nơi có thể thu hút một lượng khách du lịch lớn trong nước và quốc tế. Phát triển DLST sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)