- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận
3.2.5. Phát huy vai trò của du lịch sinh thái đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hộ
thiên nhiên cùng với quá trình phát triển du lịch nhằm tăng trưởng nền kinh tế theo hướng phát triển bền.
3.2.5. Phát huy vai trò của du lịch sinh thái đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội xã hội
- Đối với phát triển kinh tế:
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư có trọng tâm trọng điểm tạo ra
đột phá về kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng cao đạt trên 13%/năm, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng phát triển, tăng trưởng bền vững.
Phát triển kinh tế đồng thời chú trọng việc đảm bảo môi trường sinh thái. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm chuyển biến một bước quan trọng về cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó thu hút đầu tư trong và ngồi nước là lĩnh vực quan tâm hàng đầu.
Trên cơ sở nguồn thu của DLST và huy động các nguồn vốn khác đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp và công nghiệp theo chiều sâu. Ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất để giảm chi phí tăng sức cạnh tranh. Một mặt góp phần tăng trưởng kinh tế, mặt khác tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch.
Tiến hành rà soát điều chỉnh công khai quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2010, định hướng quy hoạch tổng thể đến năm 2015, các quy hoạch, kế hoạch phát triển từng vùng trên địa bàn của tỉnh.
Đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị chế biến truyền thống, tạo sản phẩm mới có sức cạnh tranh. Mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước. tăng cường sự trao đổi hợp tác giao lưu kinh tế với các tỉnh và các nước trong khu vực
ASEAN. Bên cạnh tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng thời có cơ hội tìm nhiều thị trường mới cho du lịch, giới thiệu tiềm năng DLST với các nước. Đẩy mạnh giao lưu hợp tác trên nhiều mặt, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư. Tăng cường công tác đầu tư tạo điều kiện thúc đẩy đồng bộ trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư các lĩnh vực, cơng trình, địa bàn trọng điểm như: giao thơng, điện, cấp thoát nước, bến cảng, cảng hàng không, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch…thực hiện xã hội hóa trong cơng tác đầu tư.
Tăng cường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thơng qua khách du lịch nhất là hàng hóa nơng sản, công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ. Xúc tiến quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh Kiên Giang tăng khả năng hiểu biết, đầu tư, hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế.
Phát huy ngành nghề truyền thống, tập trung đầu tư khai thác những sản phẩm có thế mạnh mang tính đặc thù như: Nước nắm Phú quốc, Rượu Mỏ Quạ, Sim, các loại thủy hải sản, mật ong, hàng lưu niệm…Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế.
Mở rộng các phương tiện giao thông vận tải bằng đường bộ, thủy, hàng không. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong và ngoài nước. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thị trường du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động DLST. Trong đó chú trọng đến kinh tế tư nhân. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động phát triển DLST như đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, sản xuất các sản phẩm du lịch đặc thù và các sản phẩm có thế mạnh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác có hiệu quả tiềm năng DLST, phát triển các ngành trên cơ sở nhu cầu của du khách. Mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho người dân đại phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Cải thiện và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua việc bảo vệ mơi trường và di trì các nguồn tài ngun. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên DLST. Cải thiện và nâng cao giá trị vật chất và tinh thần cho mọi người trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện hài hòa, thỏa mái, nâng cao hiệu quả làm việc cho người lao động. Mở rộng giao lưu văn hóa, lịch sử giữa các vùng, các dân tộc, quốc gia. Quan tâm đầu tư xây dựng nông thôn mới như điện, đường, trường, trạm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm dần khoản cách giữa nông thôn và thành thị. Phát huy phong tục tập quán tốt đẹp cho dân tộc, khơi dậy văn hóa truyền thống.
Giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội nảy sinh trong q trình phát triển DLST, đơ thị hóa trên cơ sở bảo đảm ổn định và phát triển đời sống dân cư ở vùng du lịch. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch; có chính sách ưu đãi đối với các ngành nghề truyền thống, hoặc nghiên cứu chuyển đổi để các ngành nghề này có thể tham gia vào hoạt động du lịch, tạo thu nhập bền vững lâu dài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức giáo dục du lịch cộng đồng, nâng cao hiểu biết hoạt động du lịch và kiến thức về kinh tế du lịch, tạo khả năng kinh doanh du lịch có hiệu quả.
Quan tâm tạo cơ hội việc làm, ổn định của cộng đồng dân cư, việc thực hiện dự án có liên quan đến đời sống của nhân dân cần phải xem xét kỹ lưỡng và có chính sách ưu đãi tạo điều kiện ổn định cuộc sống. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN
DLST ngày nay trở thành thực tế trên tồn cầu, một nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống xã hội, mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần đáng kể vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân, bảo vệ mơi trường, di trì các nguồn tài nguyên….Phát triển DLST đặt trong tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho DLST phát triển. Du lịch nói chung DLST nói riêng đã đóng góp rất quan trọng vào thu nhập quốc dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao tinh thần sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân. Ngoài ra, ngành du lịch cịn góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng, Nhà Nước. Du lịch là sứ giả của hịa bình, tăng cường hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phát triển DLST góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa của quốc gia và thế giới. Mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Lợi thế của tỉnh là có biển, hải đảo có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học nếu được đầu tư khai thác đúng mức thì góp phần rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Với vị trí địa lý, tiềm năng tỉnh Kiên Giang có thể phát triển nhiểu loại hình DLST hấp dẫn như: DLST rừng, DLST biển đảo, DLST núi đá và hang động…
DLST ở tỉnh Kiên Giang hiện nay đang ở giai đoạn đầu, chỉ mới được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Từ chỗ nằm trong du lịch đến nay đã hình thành các khu DLST và hoạt động bước đầu có định hướng, từng bước phát triển, xác lập được vị trí trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngoài những hiệu quả kinh tế, phát triển DLST trong những năm qua đã đem hiệu quả rõ rệt về mặt xã hội như: lao động được thu hút vào các hoạt động du lịch ngày càng tăng, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động; sự giao lưu
văn hóa giữa các vùng các dân tộc được mở rộng, từ đó người dân địa phương có dịp giao lưu văn hóa trong nước và thế giới.
Phát triển du lịch ở tỉnh Kiên Giang không tách rời sự phát triển của của du lịch của khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ. Đây là mối quan hệ mật thiết, có tác động hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tỉnh Kiên Giang có tiền năng và tài nguyên du lịch hấp dẫn trong đó nổi trội nhất là tài nguyên DLST. Trong thời gian qua, việc đầu tư khai thác chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao. Đầu tư khai thác chưa tương xứng với tiềm năng, quy hoạch chưa đồng bộ, một số khu du lịch xuống cấp, bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm thường xuyên.
Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch có sự đầu tư phát triển nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển còn chưa tương xứng, cần phải có sự quan tâm đầu tư đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Trình độ chun nơm nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch cịn hạn chế, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch còn chồng chéo hiệu quả chưa cao. Khả năng thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch cịn hạn chế.
DLST góp phần rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tiến tới phát triển bền vững. Do đó, cần tập trung vốn để phát triển DLST theo nguyên tắc phát triển bền vững và trên cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội; tạo cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển DLST; huy động các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của DLST; giữ gìn và tơn tạo, nâng cao giá trị, chất lượng, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, chống ơ nhiễm mơi trường. Qua đó phát huy vai trị của DLST đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2006), Thị trường du lịch của Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Trần Hữu Bình (2005), "Phát triển du lịch Hà Nội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá", Báo Du lịch, (1).
3. Trần Thanh Bình (2005), Thị trường du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
4. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2001), Thống kê số liệu các năm 2001-2007.
5. Vũ Đức Cường (2003), Phát triển kinh tế du lịch ở Quảng Ninh thực trạng và giải
pháp, Luận văn Cao cấp lý luận chính trị, Họ viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
6. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình
Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
7. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII, Kiên
Giang.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 14/10/1999 của BCH
Trung ương (khoá VII) về lãnh đạo và phát triển du lịch trong tình hình mới.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hồ (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
12. Địa lý du lịch (2000), Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), Cẩm nang du lịch văn hoá châu Á, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2007), Địa danh du lịch, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 15. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), "Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch
gắn với bảo vệ mơi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.17.
16. Nguyễn Đình Hồ (2004), "Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (3), tr.11.
17. Lê Mai Khanh (2005), Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tốt nghiệp Cao
cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. K. Lindberg và Donald E.Hawkins (1999), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý.
19. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
20. Phan Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. J.Y.Martin (2007), Phát triển bền vững học thuyết, thực tiễn, đánh giá, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
23. Nguyễn Duy Mạnh, lê Trung Kiên (2005), "Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam", Tạp chí Kinh tế phát triển, (4).
24. Đổng Ngọc Minh - Vương Lơi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nhiều tác giả (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ biển, đảo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam
năm 2005.
27. Sở Du lịch Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang (2000), Báo cáo tổng kết năm từ 2000-2007.
28. Tổng cục Du lịch - IUCN - ESCAP (1999), Xây dựng chiến lược quốc gia về phát
triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Tuyển tập báo cáo hội thảo, Hà Nội.
29. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.
30. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2000), Báo cáo tổng kết của tỉnh từ 2000-2007. 32. Thanh Xuân (2005), Sức sống U Minh Thượng, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí