Phát triển du lịch sinh thái bền vững

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang (Trang 105 - 108)

- Vùng III: Thành phố Rạch Giá và Phụ cận

3.2.4. Phát triển du lịch sinh thái bền vững

Du lịch phát triển không chỉ nhằm tăng trưởng về kinh tế mà phát triển phải dựa trên tính bền vững về sinh thái, xã hội và kinh tế. Phát triển bền vững chính là cố gắng đáp ứng nhu cầu của hôm nay mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Khơng có nguồn tài ngun nào vơ tận. Do đó, cần quan tâm đến chiến lược khai thác phát triển bền vững. Khai thác DLST cần phải được quy hoạch, xây dựng, phát triển theo hướng đảm bảo môi trường sinh thái bền vững. Phát triển DLST bền vững cần hướng tới: phát triển và hướng tới gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường, cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển, cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách, duy trì chất lượng mơi trường.

- Tạo cảnh quan môi trường DLST xanh sạch đẹp, chống ô nhiễm môi trường.

Tạo dành đai xanh cho các khu DLST. Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước và tạo ra môi trường trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp khu du lịch.

Đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch hiện có đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và phục hồi. Cần xúc tiến quy hoạch và phát triển du lịch tổng thể theo hướng bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên. Tăng cường quản lý các nguồn tài nguyên dựa vào sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này sẽ có tác động tích cực hai chiều, nghĩa là vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương nhưng vừa là cách tốt nhất để phát huy vai trò của họ trong quá trình phát triển DLST, bảo vệ mơi trường và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thiết lập thể chế và ứng dụng công cụ quản lý môi trường sao cho đạt hiệu quả cao. Ngăn chặn, đề phịng suy thối mơi trường tự nhiên, bảo vệ và phát huy giá trị tài nguyên sinh học. Xây dựng phong trào

quần chúng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Từng bước tạo ra những khu DLST chất lượng cao ở Phú Quốc và Thị xã Hà Tiên, U Minh Thượng.

Phải xem vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội là vấn đề sống còn của phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là điều kiện đảm bảo cho phát triển DLST bền vững.

Trong các dự án, cơng trình đầu tư xây dựng phải tổ chức đánh giá tác động môi trường, cân nhắc đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch thiên nhiên, kiên quyết xử phát nghiêm những hành vi vi phạm. Phát triển phòng trào giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, đồng thời xây dựng những quy định về bảo vệ môi trường. Tăng cường quản lý Nhà nước về mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, chống ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng “cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở

khu dân cư” làm cơ sở cho giữ gìn mơi trường lành mạnh xem đây là một tiêu chí cho

cuộc vận động. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng cơng nghệ tiên tiến bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, nâng cáo ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ tài ngun, mơi trường sinh thái.

- Giữ gìn và tơn tạo nâng cao giá trị chất lượng của DLST.

Quy hoạch và sử dụng có hiệu quả và lâu dài tài nguyên DLST. Bên cạnh việc khai thác thế mạnh cần quan tâm kết hợp khai thác tiềm năng du lịch văn hóa để tạo tiền đề phát triển bền vững, đa dạng sản phẩm du lịch. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong việc sử dụng và khai thác các giá trị văn hóa. Định hướng, quy hoạch, quản lý, khai thác vừa bảo tồn, tôn tạo và phát huy được giá trị của các di sản văn hóa. Tăng cường quản lý Nhà nước tạo nên ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản văn hóa quý giá của dân tộc. Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư bảo vệ, tơn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề cần được khơi phục và phát triển hình thành các điểm tham quan du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, thúc đẩy sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ tại chỗ, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ lành mạnh. Quan tâm chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch trên đại bàn. Sắp xếp hợp lý các loại hình du lịch, đảm bảo khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch và tạo tính đa dạng cho sản phẩm du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ; thành lập các hội, hiệp hội DLST. Quy định và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng và giá cả của các dịch vụ cơ bản, tạo uy tín đối với khách hàng.

Xây dựng và hỗ trợ việc đăng ký thương hiệu các sản phẩm du lịch nhất là đặc sản của các vùng như nước mắm Phú Quốc, gỏi cá trích, chó Phú Quốc, rượu mỏ quạ, rượu sim, mật ong, khô cá rằn, tranh võ tràm U Minh…

Nâng cao chất lượng văn hóa du lịch. Tăng cường giáo dục cộng đồng về “văn hóa, văn minh”; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử cho cộng đồng - lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động DLST, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên nhằm trang bị kiến thức, cách thức ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế và mang đặc trưng dân tộc.

- Bảo đảm về ổn định chính trị, cũng cố quốc phịng an ninh.

Phát triển DLST phải đảm bảo cũng cố quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội tạo mơi trường phát triển lành mạnh. Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Tăng cường nghiệp vụ quản lý an ninh trật tự, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia biên giới biển đảo. Hoàn thiện hệ thống quản lý tại các cơ sở lưu trú, tin gọn thủ tục hành chính, đảm bảo các yếu tố về an ninh, trật tự, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo đảm mọi quyền lợi của cơ sở du lịch, khách du lịch. Các cơ sở du lịch phải xây dựng kế hoạch tự bảo vệ an ninh trật tự phù hợp với quy định của pháp luật. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự. Nâng cao vai trò của Vườn Quốc gia, Hạt kiểm Lâm trong bảo vệ rừng và bảo vệ tài nguyên rừng. Hình thành đội bảo vệ an ninh trật tự ở từng khu, vùng du lịch.

Thành lập các đội cứu hộ, nhất là các đội cứu hộ trên biển, khu nghỉ dưỡng sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. Quy định bắt buộc về trang bị cứu hộ đối với các phương tiện, du thuyền trên sông, biển. Thực hiện bảo hiểm cho khách du lịch, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn trong các hoạt động du lịch.

Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngồi nhất là các nước có tiềm lực kinh tế mạnh phát triển DLST và các lĩnh vực khác trên các vùng phức tạp nhạy cảm để tạo thế đan xen lợi ích kinh tế góp phần bảo vệ an ninh quốc phịng.

Phát triển DLST để tiến đến phát triển du lịch bền vững chính là chìa khóa cho sự thành cơng lâu dài. Đây là một vấn đề địi hỏi sự hợp tác của toàn thể các ban ngành, là

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)