Đa dạng hoá phương thức cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 64)

Hiện nay, trong các phương thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn chưa có các hình thức như ứng trước, cầm cố.Chi nhánh cần phảI phát triển thêm các phương thức này để phù hợp với từng điều kiện của khách hàng.

Hiện nay, cho vay tiêu dùng của chi nhánh chủ yếu là cho vay tiêu dùng trực tiếp. Riêng đối với cho vay mua ô tô và thẻ tín dụng, ngân hàng đã liên kết với vài hãng xe ô tô và một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Còn với sản phẩm cho vay mua nhà thì chưa có liên kết với công ty nào. Việc phát triển cho vay tiêu dùng gián tiếp là rất cần thiết cho việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong tương lai. Trong hiện tại và tương lai, nhu cầu vay tiêu dùng sẽ rất lớn, do vậy việc mua sắm tại các siêu thị, công ty, đại lý bán hàng sẽ không ngừng tăng lên, trong khi đó cho vay tiêu dùng trực tiếp có hạn chế là khách hàng phải trực tiếp làm thủ tục vay vốn ngân hàng. Đôi khi vì ngại mà khách hàng sẽ không còn có nhu cầu vay nữa. Vì lý do như vậy, ngân hàng cần phải phối hợp với các siêu thị, đại lý bán hàng để triển khai cho vay tiêu dùng gián tiếp. Việc cho vay tiêu dùng gián tiếp sẽ tiết kiệm được chi phí của ngân hàng trong việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải cẩn thận trong việc lựa chọn ra những khách hàng có khả năng tài chính tốt nhằm đảm bảo an toàn cho chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn phảI tích cực phát triển cho vay tiêu dùng trực tiếp để phát huy tính hiệu quả của nó.

3.2.4 Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng

Marketing được coi là chìa khoá của sự thành công trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, mở rộng cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng đã không còn là” mảnh đất trống” như trước. Vì vậy, vai trò của Marketing ngân hàng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Giờ đây, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần không ngừng giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín của mình

trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua các kênh thông tin đó, khách hàng biết nhiều đến ngân hàng hơn, qua đó sẽ tìm cách tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Chi nhánh nên lập nên một phòng Marketing độc lập chuyên phụ trách việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng nên những chiến lược phù hợp với nội lực của ngân hàng, đồng thời cũng có tác dụng làm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Chi nhánh cũng nên mở rộng quan hệ công chúng như việc quan hệ với các tổ chức, các trường đại học, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thông qua đó nắm bắt được nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Đó cũng là cơ hội để chi nhánh giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình với khách hàng một cách trực tiếp.

Cho vay tiêu dùng có đặc điểm là chi phí cao do số lượng các khoản cho vay lớn nhưng giá trị mỗi khoản vay lại nhỏ. Do đó chi nhánh cần nghiên cứu, phân bổ chi phí hợp lý để có được một mức lãi suất cạnh tranh.

3.3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng:

Việc phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có khối lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, nhu cầu khách hàng đa dạng nên áp dụng công nghệ hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, rút ngắn được thời gian xử lý nghiệp vụ, do đó làm tăng thêm uy tín của ngân hàng.

Xu thế toàn cầu hoá làm cho các phương tiện thanh toán hiện đại ngày càng phát triển thay thế dần các phương tiện thanh toán trước đây. Ngân hàng cần tiến hành đầu tư thêm hệ thống máy ATM, máy quẹt thẻ tại ngân hàng, tại các điểm rút tiền tự động cũng như tại các siêu thị để thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng.

3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như đạo đức của nhân viên chi nhánh cũng như đạo đức của nhân viên chi nhánh

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có tính vô hình. Chất lượng sản phâm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là rất cần thiết. Cần đào tạo cho cán bộ nhân viên ngân hàng thấy được trách nhiệm của họ là phảI luôn tận tình, niềm nở với khách hàng, tuyệt đối tránh tháI độ hạch sách, coi thường hoặc cáu gắt với khách hàng. Ngân hàng cần phảI tạo được nét văn hoá ở nơI làm việc, tạo không khí làm việc nghiêm túc nhưng vẫn thoảI máI, chan hoà và cởi mở, để cho các nhân viên được học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, ngân hàng cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, cần có các chế độ thưởng khuyến khích nhân viên làm việc tốt để tạo động lực cho nhân viên.

3.2.7.Cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của chi nhánh

Trước đây với hoạt động ngân hàng truyền thống, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ. Khi vay vốn, khách hàng phải trình dự án khả thi, thể hiện rõ đối tượng đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh cái gì, sản phẩm và khả năng tiêu thụ ra sao, vòng quay vốn và thời hạn thu hồi vốn

Nhưng hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính... đang cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, thu hút KH. Đó là cho khách hàng vay tiền với mục đích tiêu dùng chứ không phải đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ... Đây là sản phẩm tín dụng xuất hiện từ lâu trên thế giới và hiện nay đang phát triển rất mạnh, nhất là ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh

NH sôi động, nhưng mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Liên tục đưa ra các sản phẩm tiện ích, như: cho vay siêu tốc, đăng ký vay qua mạng Internet, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài, cho vay tới 80% giá trị ngôi nhà hay xe ô tô... Đồng thời NH chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí phối hợp với công đoàn, với doanh nghiệp tổ chức giới thiệu ngay

tại nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng..

3.2.8. Một số giải pháp khác:

Ngân hàng cần mở rộng thêm các địa điểm giao dịch hơn, tạo mối quan hệ mật thiết hơn với khách hàng. Điều này sẽ cho ngân hàng những khách hàng thân thiết, và khẳng định được uy tín của ngân hàng trên thị trường. Cũng thuận lợi hơn khi ngân hàng mở thêm những sản phẩm mới và cần quảng bá.

Việc hiện đại hoá công nghệ cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, tốc độ giải quyết công việc.

3.3 Kiến nghị:

3.3.1 Kiến nghị đối với ngân hàng VPBank:

Chi nhánh VPBank Thăng Long là một chi nhánh còn non trẻ, mới được khai trương cuối năm 2005. Tuy mới thành lập, nhưng chi nhánh đã góp phần mang lại cho toàn ngân hàng lợi nhuận đáng kể. Để trong những năm tới chi nhánh có thể phát triển hơn nữa CVTD tại địa bàn thì VPBank cần phải tạo điều kiện hơn nữa cho chi nhánh.

Về nguồn nhân lực: VPBank nên thường xuyên tố chức đào tạo cán bộ tín dụng tiêu dùng, tạo cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm nhiều hơn, thường xuyên điều chuyển các cán bộ giỏi từ các chi nhánh, hoặc liên kết với các bên đối tác để chuyển cán bộ giỏi cho chi nhánh VPBank Thăng Long.

Về chính sách CVTD: VPBank cũng nên sửa đổi sao cho hợp lý hơn về chính sách CVTD hiện nay.

Ngoài ra VPBank cũng nên tạo điều kiện thuận lợi hơn để chi nhánh có được cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng thêm được các chi nhánh cấp 2 hay các PGD sao cho hoạt động tiếp cận khách hàng được hiệu quả hơn.

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Trung ương:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là cơ quan quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, là cơ quan đưa ra các định hướng hoạt động cho ngành ngân hàng. Vì vậy, muốn phát triển hơn nữa hoạt động CVTD tại VPBank nói chung và

VPBank Thăng Long nói riêng thì trước tiên ngân hàng Nhà nước cần phải có những chính sách ưu tiên mở rộng CVTD cho các tổ chức tín dụng trong cả nước. NHNN cũng nên ban hành rõ ràng những văn bản quy chế quy đinh hoạt động này một cách nhanh chóng kịp thời, cùng với bản hướng dẫn thực hiện.

Việc nâng cấp hệ thống thông tin khách hàng CIC cũng cần được NHNN quan tâm chú ý nâng cấp, cập nhật.

3.3.3 Kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam:

Để phát triển các hoạt động ngân hàng thì không chỉ cần sự cố gắng nỗ lực của bản thân ngân hàng, của ngân hàng Nhà nước mà còn cần sự hỗ trợ của Chính phủ.

Thứ nhất, Chính phủ cần cải thiện mức sống và thu nhập của người dân hơn nữa, xoá bỏ chênh lệch thu nhập đang ngày càng xa tại các khu đô thị và nông thông như hiện nay.

Thứ hai, Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa cho nền kinh tế hàng hoá phát triển bằng việc tạo ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.

Thứ ba, Chính phủ cần đưa ra các bộ Luật, các chính sách mang tính thực tê, quy định và các văn bản hướng dẫn cụ thể rõ ràng với các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng như Luật đất đai, chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất, nhập khẩu ô tô, chính sách thuế nhập khẩu…

Thứ tư, Chính phủ cũng cần cải cách lại bộ máy hành chính như hiện nay, đơn giản hoá các thủ tục rườm rà như các thủ tục liên quan đến quyền sử dụng , quyền sử hữu BĐS và động sản.

Với những giải pháp trên sẽ giúp cho hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động khác tại ngân hàng nói chung tại ngân hàng thực sự được quan tâm chú ý và có được sự ưu đãi để phát triển hơn nữa.

KẾT LUẬN

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, trong đó hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng đặc biệt là trong thời gian vừa qua việc thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng được các ngân hàng hết sức quan tâm phát triển bởi nhu cầu thực tế của người dân tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, do vậy đã chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm và nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng, giúp dân chúng có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều hơn nữa đến các thông tin vay vốn tối thiểu, đào tạo nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần năng cao mặt bằng chung về chuyên môn của nhân viên chi nhánh. Bởi vậy mà chi nhánh ngân hàng trong những năm vừa qua đã luôn dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng VPbank trong từ việc tạo ấn tuợng tốt cho khách hàng đến doanh số cho vay lien tục tăng qua các năm.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại_ĐH KTQD_ NXB Thống kê_2006 2. Quản trị Ngân hàng thương mại_Peter Rose_NXB Tài Chính_2001 3. Lý thuyết tài chính tiền tệ_Đh KTQD_NXB Thống kê

4. Sổ tay tín dụng Ngân hàng VPbank

5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Báo cáo

tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng VPbank Thăng Long năm 2006, 2007, 2008

6. Tạp chí Ngân hàng.

8. Luật các tổ chức tín dụng. 9. Tạp chí Đầu tư 10. Lý thuyết TCTT MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ... 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG ... 7

1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng ... 8

1.1.1.Khái niệm của cho vay tiêu dùng ... 8

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ... 9

1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng ... 9

1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay ... 10

1.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả ... 15

1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ ... 21

1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng ... 21

1.1.4.1.Xét trên phương diện người tiêu dùng ... 21

1.1.4.2 Xét trên phương diện Ngân hàng thương mại ... 21

1.1.4.3 Xét trên phương diện Kinh tế-Xã hội... 22

1.2. Nội dung cơ bản của mở rộng cho vay tiêu dùng ... 22

1.2.1 Quan niệm về mở rộng cho vay tiêu dùng ... 22

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay tiêu dùng ... 23

1.2.2.1 Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tiêu dùng ... 23

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng... 26

1.3.1 Các nhân tố khách quan ... 26

1.3.2 Các nhân tố chủ quan... 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG VPBANK_VPBANK THĂNG LONG ... 34

2.1. Khái quát chung về ngân hàng VPbank ... 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Vpbank và chi nhánh Ngân hàng VPbank Thăng Long ... 34

2.1.2. Bộ máy quản lí của VPbank Thăng Long ... 36

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức & các chi nhánh trực thuộc... 37

2.1.2.2 Phòng Hành chính nhân sự ... 36

2.1.2.3. Phòng Giao dịch ngân quỹ ... 36

2..1.2.4. Phòng Kế toán ... 36

2.1.2.5. Phòng Tín dụng Doanh nghiệp & TTQT ... 37

2.1.2.6. Phòng Tín dụng Cá nhân... 38

2.1.2.7. Phòng TĐ TSĐB ... 38

2.2. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng VPbank Thăng Long. ... 40

2.2.1. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ... 42

2.2.2. Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh ... 45

2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh ... 47

2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long ... 50

2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại VPBank ... 50

2.3.2. Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ... 51

2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ... 53

2.3.4. Tình hình mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ... 55

2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu... 57

2.3.6.1.Những kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ... 59

2.3.6.2. Một số hạn chế của hoạt đông cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ... 62

2.3.6.3. Những nguyên nhân chủ yếu ... 64

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH VPBANK THĂNG LONG ... 66

3.1.Định hướng phát triển của chi nhánh ... 66

3.1.1. Định hướng hoạt động của chi nhánh ... 66

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh ... 70

3.1.3. Đánh giá nhu cầu vay tiêu dùng và mức độ cạnh tranh trên thị trường ... 70

3.2.Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng ... 74

3.2.1. Chiến lược kinh doanh cụ thể về cho vay tiêu dùng ... 74

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng... 75

3.2.3 Đa dạng hoá phương thức cho vay tiêu dùng ... 76

3.3.4 Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng ... 77

3.3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ... 78

3.2.6 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như đạo đức của nhân viên chi nhánh ... 78

3.2.7.Cho vay tiêu dùng là chiến lược kinh doanh của chi nhánh ... 79

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 64)