Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng VPbank Thăng Long

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 31 - 35)

Nếu như trong những năm về trước khách hàng đến các ngân hàng để cầu cạnh vay tiền thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay các ngân hàng đặc biệt là các NHTM cùng với các sản phẩm và dịch vụ của mình đã tự mình tiếp cận với những doanh nghiệp cần vốn . Doanh nghiệp có nhu cầu về vốn sẽ được cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm đến tư vấn, triển khai hợp đồng cho vay tại nhà.

Vpbank Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:

+ Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng phục vụ khách hàng thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng .

+ Thiết lập các giải thưởng của VPbank dành cho các khách hàng, cũng như nhân viên,…

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho Ngân hàng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2006, 2007 như sau:

Bảng 1: Kết Quả Kinh Doanh.(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2008 Thu nhập 24.015 48.510 184.563 Chi phí 32.801 36.695 72.342 Lợi nhuận -8786 11.815 112.221

(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh)

Kết luận:

Mặc dù có nhiều tác động của thị trường tiền tệ, nguồn vốn huy động của NH vẫn tăng trưởng cao và đều qua các năm.

Năm 2007Lợi nhuận là 112.221 triệu , tăng hơn 10 lần so vớI năm 2006

Trong năm 2005, lợi nhuận của chi nhánh âm là do khi đó chi nhánh mớI đi vào hoạt động, phải đầu tư nhiều vào chi phí ban đầu, hơn nữa lượng khách hàng còn ít nên doanh thu không đủ để bù đắp chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn đó, chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2007. Sở dĩ có dược sự phát triển đó là do ảnh hưởng chung của sự phát triển nghành Tài chính-ngân hàng trong năm 2007, cùng vớI đó là sự tăng lên về uy tín, hình ảnh

của VPBank. Thêm nữa, trong năm 2007, VPBank Thăng Long cũng mở thêm nhiều chi nhánh cấp 2, làm tăng kết quả kinh doanh của cả chi nhánh.

2.2.1.Tình hình huy động vốn tại chi nhánh:

Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như:tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,… trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất ky tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn.

Điều này được thể hiện ở hoạt động tự huy động vốn với lãi phải trả thấp hơn so với lãi có được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của các nguồn vốn có nguồn gốc khác, vốn ngân hàng là tập hợp của tất cả các nguồn và vốn Ngân hàng Vpbank Thăng Long được thể hiện như sau:

Bảng 2:Bảng kết quả hoạt động huy động vốn (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn huy động 3.526.264 4.730.461 a) Đồng VN: 2.475.021 3.577.340 - TG tổ chức kinh tế 1.605.086 2.099.939 - TG dân cư 869.935 1.477.401 b) Ngoại tệ: 1.051.243 1.153.121 - TG tổ chức kinh tế 96.939 160.215 - TG dân cư 954.304 992.906 (Nguồn: báo cáo thường niên của chi nhánh)

Như vậy, qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn, ta có thể thấy được là tổng nguồn vốn huy động trong năm 2007 vừa qua đạt 4.730.461 triệu đồng, tăng 1204197 triệu đồng so với năm 2006, khoảng 34%. Trong đó riêng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế bằng đồng Việt Nam tăng khoảng 30,8%, còn tiền gửi

của dân cư tăng khoảng 69,8% so với năm 2006. Điều này cho thấy Ngân hàng đã chú trọng coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển, khẳng định và giữ vị thế của Ngân hàng trên địa bàn thủ đô. Về nguồn huy động từ đồng ngoại tệ, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng ngoại tệ tăng 63.276 triệu đồng, tương ứng khoảng 65,3%. Còn tiền gửi của dân cư tăng 38.602 triệu đồng, tăng khoảng 4% so với năm 2006. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài đã rất tin tưởng khi chọn Ngân hàng. Qua bảng số liệu về kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm ta có thể thấy rằng năm sau hoạt động hiệu quả hơn năm trước đó. Như vậy, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội đã được các tổ chức kinh tế và người dân ngày một tin tưởng hơn, có được vậy là do bản thân Ngân hàng đã nỗ lực rất nhiều trong tất cả các hoạt động từ việc thực hiện kế hoạch Marketing để thu hút vốn cho đến thái độ phục vụ khách hàng...

Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nó là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động huy động vốn (đơn vị: triệu đồng)

(Phân theo kì hạn):

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Không kì hạn 31.450 194.886 365.443 Có kì hạn 168.870 524.254 794.696 (Nguồn : Báo cáo thường niên của chi nhánh)

Tiền gửi có kì hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động: Năm 2005: tiền gửi có kì hạn là: 168.870 triệu đồng

Năm 2006: tiền gửi có kì hạn là: 524.254 triệu đồng, chiếm 72,9%% tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2007: tiền gửI có kì hạn là: 794.696 triệu đồng, chiếm 68,5% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 tiền gửi có kì hạn tăng 270.442 triệu đồng, tương đương với tốc độ là 51,6%.

Nguồn vốn có kì hạn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ nguồn vốn huy động của ngân hàng khá ổn định, từ đó ngân hàng có thể mở rộng tín dụng trung dài hạn, đem lạI lợI nhuận lớn hơn cho ngân hàng.

Xét cơ cấu nguồn vốn theo đơn vị tiền tệ:

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 TG VND 170.272 592.571 986.118 Ngoại tệ quy đổi 30.048 126.569 174.021 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh)

Nguồn vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm:

Năm 2005: nguồn vốn huy động nội tệ là 170.272 triệu đồng, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động

Năm 2006: nguồn vốn huy động nội tệ là 592.571triệu đồng, chiếm 82,4% tổng nguồn vốn huy động

Năm 2007: nguồn vốn huy động nộI tệ là 986.118 triệu đồng, chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, vốn huy động tăng 393.547 triệu đồng, tương đương vớI tốc độ tăng trưởng 66,4%.

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2007, giá vàng và tỷ giá có những biến động mạnh, đặc biệt là năm 2007, giá vàng tăng mạnh và giá USD sụt giảm, do vậy người dân thích gửI tiết kiệm bằng nội tệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)