Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 35 - 40)

Hiện nay, tại ngân hàng có 2 loại hình hoạt động tín dụng đó là tín dụng ngoài quốc doanh và tín dụng trong quốc doanh, nhưng đều tập trung vào 2 loại tín dụng: tín dụng Ngắn hạn và tín dụng Trung, Dài hạn.

Hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng, việc quyết định cho vay theo hình thức nào phụ thuộc rất lớn vào

loại khách hàng, tức là khách hàng xin vay là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu năm hay không?.

Hoạt động cho vay trung và dài hạn thường cho vay các chủ đầu tư, như là cho vay để mua máy móc trang thiết bị, phương tiện. Khách hàng thường là khách hàng truyền thống và các nguồn thu phải được chuyển về ngân hàng, điều này nhằm đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng đối với NH

Bảng 4: Tình hình huy động tín dụng tại chi nhánh(Đơn vị:triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007

Tổng lượng vốn cho vay 2.557.695 3.395.603

a) Đồng VN:

-Tổng dư nợ cho vay: 2.079.427 2.721.623 +Dư nợ vốn lưu động +Dư nợ vốn Trung&Dài hạn 1.577.048 457.791 1.914.404 774.293 b) Ngoại tệ:

-Tổng dư nợ cho vay: 478.268 673.980 + Dư nợ vốn lưu động + Dư nợ vốn Trung&Dài hạn +Góp vốn đồng tài trợ 186.538 225.475 66.255 342.530 244.586 68.819 (Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh)

Qua bảng số liệu có thể thấy được là hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã mở rộng hơn so với những năm trước đó. Cụ thể là tổng nguồn vốn cho vay năm 2006 là 2.557.695 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên là 3.395.603 triệu đồng dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tăng 316.502 triệu đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2006. Hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn năm 2007 tăng 195.712 triệu đồng, tăng khoảng 42.7% so với năm 2006. Hoạt động đồng tài trợ của Ngân hàng cũng được chú trọng nên năm 2007 tăng lên (trên cơ sở của việc phân chia rủi ro của các Ngân hàng, đặc biệt là tài trợ cho các dự án đầu tư có thời hạn thu

hồi vốn dài, rủi ro lớn...). Tóm lại hoạt động tín dụng tại ngân hàng là một trong những hoạt động nổi bật nhất, và là thế mạnh của ngân hàng khi so sánh công tác tín dụng với các ngân hàng khác trên địa bàn .

2.2.3.Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh:

Hoạt động bảo lãnh:

Các loại hình bảo lãnh đa dạng như: + Bảo lãnh dự thầu.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. + Bảo lãnh tiền ứng trước. + Bảo lãnh chất lượng hàng hoá.

Trong hoạt động bảo lãnh dự thầu thì tỉ lệ trúng thầu của các đơn vị được Ngân hàng tham gia bảo lãnh rất cao và tập trung ở nhiều công trình có vốn đầu tư lớn. Tính đến nay trong hàng ngàn thư bảo lãnh các loại của Ngân hàng chưa để xảy ra một tranh chấp nào. Điều này càng khẳng định uy tín của Ngân hàng. Tính đến tháng 5/2007, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng đạt 2.340 tỷ đồng, riêng năm 2006 đạt 300 tỷ.

Hoạt động thanh toán quốc tế:

Trước đây, hoạt thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội hầu như không phát triển. Nhưng trong những năm gần đây, do nhu cầu của khách hàng ngày càng phát triển, đặc biệt là của các tổ chức kinh tế, nên hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đã được quan tâm thích đáng. Việc thực hiện các hoạt động này không những giúp ngân hàng thu về các khoản phí mà nó còn giúp ngân hàng lôi kéo khách hàng về phía ngân hàng mình.

Hiện nay ngân hàng đang tiến hành các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua một số phương thức sau:

+ Thanh toán theo phương thức chuyển tiền + Thanh toán nhờ thu.

+ Thanh toán thư tín dụng(Mở L/C)

Qua công tác tổng kết cuối năm 2007 cho thấy tổng giá trị L/C đã mở là 236 triệu USD, riêng năm 2006 giá trị LC đã mở đạt 97 triệu USD.

Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Thanh toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về doanh số và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New York trao “Chứng nhận đạt tỷ lệ điện chuẩn trong Thanh toán quốc tế” năm 2006, đây là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được The Bank of New York công nhận về chất lượng giao dịch Thanh toán quốc tế. Trong tháng 9/2007, đại diện của Citibank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc” năm 2006.

Kinh doanh dịch vụ:

Trước khi chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại, hoạt động dịch vụ của chi nhánh chưa thực sự phát triển. Nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh ngày càng được mở rộng với các loại hình như:

- Dịch vụ thanh toán trong nước. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh. - Thanh toán quốc tế.

- Dịch vụ bảo lãnh các loại. - Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

- Các dịch vụ ngân quỹ như: thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt tại nhà...

- Đại lý về thuê mua tài chính . - Đại lý về bảo hiểm phí nhân thọ. - Các dịch vụ tư vấn về đầu tư.

Hiện nay tốc độ tăng trưởng dịch vụ trung bình là 30%/năm, đứng đầu trong các chi nhánh. Ngân hàng đang phấn đấu tăng tỉ trọng dịch vụ/tín dụng là 50/50.

Công tác kinh doanh ngoại tệ:

Hiện nay ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng các nghiệp vụ: giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ. Trong đó chủ yếu là chuyển tiền cho người thân đi học tập. Việc mua ngoại tệ chủ yếu là nhằm thực hiện quy định về quản lý ngoại hối của nhà nước. Năm 2006 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt mức184 triệu USD, đến năm 2007, doanh số đạt khoảng 300 triệu USD.

Nghiệp vụ ngân quỹ:

Phù hợp với cơ chế kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động tiền tệ kho quỹ được đổi mới, doanh số thu chi ngày càng tăng. Từ một đơn vị chuyên chi đã dần khơi tăng nguồn thu từ hoạt động huy động vốn, đáp ứng được yêu cầu của chi nhánh và khách hàng. Song song với nó cơ sở vật chất (như kho tiền, thiết bị chuyên dùng cho công tác kho quỹ...) cũng được sửa chữa và trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Mạng lưới kho quỹ cũng được phát triển và đảm bảo an toàn theo quy định. Ngoài việc áp dụng công nghệ thông tin bào giao dịch, đội ngũ các bộ kho quỹ cũng luôn luôn được chú trọng tăng cường, củng cố đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, có đức tính thật thà trung thực. Đến nay đã phát hiện hàng trăm tờ tiên giả và trả lại hàng trăm triệu đồng tiền thừa cho khách hàng. Thu chi tiền mặt hàng năm tăng 30%.

Sau khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink vào cuối năm 2006, trung tâm Thẻ đã ký hợp đồng với Diebold mua 1.000 máy ATM và triển khai ký kết thuê địa điểm lắp đạt ATM tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành có sự hiện diện của VPBank. Đến nay, đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động. Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế

Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và debit card.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)