Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (Trang 57 - 87)

1.2.1 .Kiểm soát chi NSNN

3.2. Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng

Hà Nội

3.2.1. Giải pháp cơ bản trong công tác quản lý chi NSNN

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng dự toán chi NSNN

Cơng tác nâng cao chất lượng dự tốn chi NSNN cần chú trọng vào một số vấn đề chính như:

- Cần xác định rõ yêu cầu, quy trình, lịch trong trình lập, xét duyệt và phân bổ NSNN để yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chấp hành. Dự tốn chi NSNN chính là căn cứ Pháp lý để các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi NSNN và cũng chính là căn cứ để KBNN thực hiện chức năng quản lý chi NSNN. Để quá

trình quản lý chi NSNN được thuận lợi thì việc lập, duyệt và phân bổ dự tốn NSNN đến từng cơ quan, đơn vị phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời và cơng khai. u cầu có tính ngun tắc và bắt buộc hiện nay là các cơ quan, đơn vị phải có dự tốn chi NSNN thì mới được KBNN cấp phát kinh phí.

- Dự tốn chi NSNN cần phải được xây dựng từ cơ sở, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và khối lượng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp, bảo đảm sẽ phản ánh một cách tồn diện các khoản chi để khơng có hiện tượng bị sai sót, trùng lặp. Dự tốn chi cần được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các khoản chi; từng bước mở rộng mục chi, đòi hỏi phải chi tiết; đồng thời, thu hẹp các mục chi thuộc diện giao khoán; tiến tới mọi khoản chi NSNN đều phải được xác định một cách chi tiết, khoa học, sát với thực tế cuộc sống.

- Cần nhanh chóng hồn thiện và ban hành một chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đây là căn cứ hết sức quan trọng để xây dựng, phân bổ và quản lý chi NSNN. Đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Đây là một cơng việc hết sức khó khăn và phức tạp, xuất phát từ tính đa dạng của các cơng việc có liên quan đến chi NSNN. Trong tương lai gần, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực thiết yếu mang tính phổ biến như xây dựng, sửa chữa trụ sở, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc, chi phí điện thoại, hội nghị, tiếp khách, liên hoan, tổng kết... Đối với những khoản chi chưa định rõ tiêu chuẩn, định mức, nên áp dụng phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra.

3.2.1.2. Hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn của KBNN

Sự phát triển cơng nghệ thanh tốn của nền kinh tế, trong đó có cơng nghệ thanh tốn của hệ thống KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và cơng tác điều hành, quản lý NSNN mà cụ thể là quản lý chi NSNN nói riêng. Hiện nay khối lượng tiền mặt chu chuyển thanh toán quá lớn, gây nhiều

lãng phí và là mầm mống của tiêu cực, cần kiên quyết chấn chỉnh là sử dụng triệt để chế độ thanh tốn khơng dùng tiền mặt và KBNN cần giám sát việc thực hiện chế độ này theo đúng quy định, phạm vi, nguyên tắc, định mức mà Nhà nước đã giao. Điều này khơng những đem lại hiệu quả giảm bớt chi phí lưu thơng tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, quản lý các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Mặt khác, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu, hướng dẫn và khuyến khích các đơn vị nộp thuế và các khoản thu khác vào NSNN bằng việc chuyển khoản, thực hiện nghiêm chế độ định mức tồn quỹ tiền mặt cho các đơn vị KBNN và các đơn vị khác trong nền kinh tế.

3.2.2. Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội

3.2.2.1. Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên.

* Đẩy nhanh và đưa cơng tác kiểm sốt chi theo dự toán được duyệt đi vào nề nếp. Quy trình kiểm sốt chi theo dự toán được duyệt dựa trên phương thức cấp phát NSNN theo dự toán chi NSNN đã được Nhà nước giao cho các đơn vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị phải thực hiện trong năm ngân sách. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ Ban Nhân Dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nứơc ở Trung Ương và Địa Phưong, các đon vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc để sử dụng.

Trên cơ sở dự toán chi ngân sách cả năm đã được giao và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đon vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi quý ( có thể chia ra theo tháng ), chi tiết theo các nhóm mục đích chi gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi giao dịch. Các khoản chi thanh toán cá nhân và các khoản cho có tính chất thường xun phải bố trí đều trong năm để chi cho hợp lý. Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một thời điểm nhất định như chi mua sắm, sửa chữa lớn... phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý đã ghi trong dự toán được giao. Các cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp nhu cầu chi theo quý gửi các co quan tài chính cấp trên tổng hợp nhu cầu chi theo quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chi

trong quý, lập phương án điều hành ngân sách theo quý của ngân sách cấp mình, bảo đảm nguồn để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán đúng với chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Căn cứ theo dự toán NSNN đuợc giao và nhu cầu chi tiêu, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN ra quyết định chi kèm theo đó là các hồ sơ, chứng từ có liên quan gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, nếu thấy phù hợp thì xuất quỹ NSNN thanh toán cho đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển khoản hoặc tuỳ theo nhu cầu cấp tiền sẽ mặt cho đơn vị để trả cho người sử dụng.

Phương thức cấp phát NSNN theo dự toán được duyệt là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến. Song, để thực hiện được điều đó, ta cần phải chuẩn bị đầy đủ những điều kiện nhất định. Trước mắt, khi điều kiện kỹ thuật và thời gian chưa cho phép để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán một cách triệt để, ta có thể áp dụng phương thức cấp phát này đối với những khoản chi thường xuyên của các đơn vị dự tốn NSNN, bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị - xã hơi - nghề nghiệp, các Tổng công ty nhà nước được hỗ trợ vốn để thực hiện một số nhiệm vụ chi thường xuyên theo quy định của Pháp luật...

Việc thực hiện cấp phát NSNN theo dự toán đem lại một số ưu điểm như:

- Phản ánh tính chất dân chủ của nền tài chính. Điều này được thể hiện rõ ở nguyên tắc: toàn bộ các khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách đều phải được lập dự toán trước khi bắt đầu năm ngân sách và dự tốn đó phải được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp thơng qua thì mới có giá trị thực hiện.

- Tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách chủ động để bố trí các khoản chi. Cấp phát NSNN theo dự tốn khơng đặt khả năng điều hành ngân sách thành một điều kiện để thực hiện các khoản chi, khơng xem mức chi do cơ quan tài chính thông báo như một căn cứ để ràng buộc thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải tuân thủ trước khi ra quyết định chi. Khả năng điều hành NSNN được kế hoạch hoá và được thể hiện qua việc tổng hợp, lập dự toán NSNN hàng năm. Một khi đã phân bổ dự toán NSNN đến các đơn

vị sử dụng NSNN thì cũng đồng nghĩa đã cam kết đủ khả năng điều hành NSNN để đáp ứng các khoản chi theo dự toán đã được duyệt.

- Tạo ra một bước đột phá trong việc cải cách hành chính về quy trình chi thường xuyên của NSNN, giải phóng những ràng buộc về mức chi của cơ quan tài chính. Phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã xoá bỏ và đơn giản hoá rất nhiều những thủ tục, nhiều khâu trung gian rườm rà, phức tạp trong quá trình cấp phát NSNN. Điều đó phù hợp với định hướng phát triển và hồn thiện nền hành chính nước ta, mang bản sắc một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Tạo điều kiện cho các cơ quan Tài chính, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN nâng cao chất lượng quản lý theo dự tốn. Đối với cơ quan Tài chính, do khơng cịn phải điều hành NSNN theo hạn mức kinh phí nên sẽ tập trung nhiều hơn vào q trình lập dự tốn, phân bổ dự tốn và điều hành ngân sách theo đúng dự toán đã được phân bổ. Đối với các đơn vị sử dụng NSNN sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng xây dựng dự toán và thực hiện chi tiêu theo đúng dự toán đã được duyệt, đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu, phù hợp với u cầu, nhiệm vụ của đơn vị mình. KBNN có điều kiện nâng cao vài trị kiểm sốt chi và thanh tốn trực tiếp các khoản chi của NSNN từ KBNN đến với người sử dụng. Song, điều quan trọng hơn cả là khi khơng cịn điều hành ngân sách theo hạn mức kinh phí thì ngun tắc quản lý theo dự tốn mới hồn tồn phát huy được vai trị xương sống của Luật Ngân sách Nhà nước. Mặt khác, cơ chế kiểm soát chi NSNN mới phát huy hết hiệu quả, mới thể hiện được triệt để nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

* Áp dụng quy trình cấp phát NSNN trực tiếp từ KBNN đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Trước khi tiến hành chi NSNN, cần căn cứ theo dự toán năm đã được giao, dự kiến chương trình cơng tác quý sắp tới, các định mức, tiêu chuẩn chi và biểu mẫu dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi quý gửi cơ quan tài chính đồng cấp; cơ quan này tiến hành xem xét, thẩm tra đề nghị chi của đơn vị trên nhiều phương diện như: mục đích chi; chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi; đối chiếu với dự toán chi hàng năm của đơn vị, tồn

quỹ NSNN và khả năng nguồn thu trong quý. Nhu cầu chi quý ( có chia theo tháng ) là hạn mức cao nhất mà đon vị được phép sử dụng trong quý theo từng nhóm mục chi cụ thể. Việc xem xét, chấp thuận và cấp phát kinh phí hàng quý theo nội dung trên chính là việc kiểm soát trước các khoản chi tiêu của NSNN, bảo đảm cho ngân sách ln có khả năng thanh toán, ngăn chặn ngay từ đầu những khoản chi tiêu mang tính chất lãng phí.

Khi dự tốn chi ngân sách hàng quý đã được chấp nhận và được thơng báo, đơn vị có tồn quyền quyết định chi tiêu trong phạm vi dự toán. Trước khi được phép trả tiền cho người cung cấp hàng hố, dịch vụ thì đơn vị phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh toán và được thủ trưởng đơn vị ra quyết định chi.

KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm sốt tính hợp pháp của các tài liệu và lệnh xuất quỹ ngân sách của các chủ tài khoản. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ do đơn vị gửi đến, nếu thấy hợp lệ, hợp pháp, số tiền chuẩn chi đã có trong dự tốn NSNN đã được duyệt, được thủ trưởng đơn vị quyết định chi, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo Luật định, KBNN sẽ xuất quỹ NSNN để chi trả trực tiếp cho người sử dụng, chính là chủ nợ thực sự của Quốc gia theo hai hình thức là cấp tạm ứng và cấp thanh toán.

- Đối với việc cấp phát, thanh toán trực tiếp các khoản chi NSNN qua KBNN cho công việc hồn thành, việc thanh tốn các khoản nợ của nhà nước địi hỏi phải xác định chính xác số tiền phải trả cho từng đối tượng cụ thể. Do đó, hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp cần phải có đầy đủ để chứng minh được số nợ đó là xác thực. Nghĩa là, nội dung các khoản chi phải phù hợp với dự toán NSNN đã duyệt; hàng hoá, dịch vụ cung cấp phải đảm bảo đúng số lượng và chất lượng đã cam kết trong hợp đồng; hồ sơ, chứng từ phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp và kế toán số tiền phải xác thực.

Như vậy, đối với phương thức thanh tốn, chi trả cho cơng việc hồn thành thì người cung cấp chỉ được trả tiền sau khi đã cung cấp đầy đủ hàng hoá, dịch vụ theo đúng những cam kết đã được thoả thuận. Khi thực hiện thanh tốn, chi trả theo hình thức này sẽ đem lại những ưu điểm như tránh được rủi ro trong q trình sử dụng cơng quỹ, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước xác nhận một cách dễ dàng việc thực hiện chi NSNN, thúc

đẩy những nhà cung cấp sớm hồn thành cơng việc theo số lượng và chất lượng đã cam kết.

Đối với những khoản chi có giá trị lớn và thời gian tiến hành cơng việc kéo dài thì việc thanh tốn cho cơng việc hồn thành gặp nhiều khó khăn do đó có thể thanh toán theo từng giai đoạn cơng việc hồn thành. Tất nhiên, để được chấp nhận thanh toán, đơn vị chủ cơng trình cũng như nhà thầu cần phải chứng minh là mình đã thực hiện được một phần cơng việc trong hợp đồng đã kí kết. Tuỳ theo tính chất cơng việc, đơn vị dự tốn có thể ấn định trong hợp đồng số tièn phải thanh toán theo từng giai đoạn nhất định và thời gian giữa các lần thanh toán. Song, cần phải đảm bảo nguyên tắc số tiền thanh toán của tùng giai đoạn luôn phải nhỏ hơn giá trị của phần công việc đã thực hiện và được khấu trừ vào số tiền thanh tốn cho giai đoạn cơng việc tiếp theo.

- Đối với phương thức cấp phát tạm ứng, một số khoản chi không thể áp dụng phương thức chi trả trực tiếp từ KBNN cho cơng việc hồn thành như mua sắm dụng cụ, thiết bị có giá trị rất lớn, hoặc phải trả tiền cho hàng hố nhập từ nước ngồi, đặc biệt có một số khoản chi nhỏ nhưng lại thường xuyên phát sinh thì các đơn vị dự tốn có thể áp dụng phương thức thanh tốn ứng trước. Trên cơ sở hợp đồng và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, đơn vị dự tốn làm thủ tục yêu cầu KBNN chuyển tiền thanh toán theo thể thức cấp tạm ứng, hoặc trực tiếp nhận tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi của mình. Sau khi thực hiện chi, đơn vị phải báo cáo số thực chi với KBNN, KBNN sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nếu nhận thấy thực sự phù hợp, sẽ chấp nhận chuyển các khoản tạm ứng sang cấp phát thanh toán cho đon vị. KBNN chỉ cấp tạm ứng cho lần tiếp theo nếu đơn vị đã thanh tốn hết các khoản tạm ứng của lần trước đó. Trong trường hợp đặc biệt, nếu khoản tạm ứng chưa được thanh tốn thì đơn vị có thể tiến hành thanh tốn trong tháng sau, quý sau, nhưng chỉ trong phạm vi thời gian chỉnh lý quyết toán.

Phương thức cấp phát tạm ứng tuy còn một số hạn chế và tồn tại nhưng đối với hiện thực trước mắt chưa thể xoá bỏ ngay được, phương thức này vẫn đáp ứng một số nhu cầu

Một phần của tài liệu TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (Trang 57 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)