Quan điểm kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà Trưng Hà Nội

Một phần của tài liệu TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (Trang 55 - 57)

KBNN là cơ quan quản lý quỹ NSNN (quỹ ngân sách Trung Ương và quỹ ngân sách các cấp chính quyền Địa Phương), thống nhất quản lý, tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt thuộc quỹ NSNN nhằm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của Nhà nước.

NSNN được thiết lập một cách khoa học; các yếu tố để thiết lập được nghiên cứu một cách tỷ mỉ nhưng khi thi hành ngân sách, đặc biệt là thi hành chi ngân sách mà không có cơ chế quản lý và kiểm soát chi ngân sách một cách hoàn hảo thì những cơ quan thi hành ngân sách khó có thể giữ được vai trò vốn có của nó trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và còn có thể gây ra hậu quả tai hại, ảnh hưởng lâu dài đến tình hình phát triển quốc gia.

Chính vì vậy, quan điểm kiểm soát chi ngân sách của KBNN nói chung và KBNN Hai Bà Trưng – Hà Nội được quán triệt như sau:

- Thực hiện việc chi tiêu quốc gia theo đúng nguyên tắc của ngân sách; trọng tâm chủ yếu của nguyên tắc ngân sách chính là sử dụng quyền cưỡng bách của Quốc Hội do Hiến pháp quy định để đảm bảo trong giới hạn tài nguyên kinh tế mà Chính Phủ đã đạt

được do Quốc Hội phê chuẩn, những hoạt động của Chính Phủ sẽ mang lại lợi ích cụ thể và to lớn cho dân chúng trong nước với những chi phí tối thiểu.

- Thực hiện việc chi tiêu không vượt quá giới hạn cho phép của Quốc Hội; ngày nay, Hiến pháp của mọi quốc gia đều quy định Quốc Hội có quyền biểu quyết và phê chuẩn ngân sách. Việc phê chuẩn ngân sách cũng chính là sự kiểm soát công việc chính phủ đã thi hành cùng với những chi phí liên quan đến việc thi hành những công việc đó. Như vậy, hàng năm Chính phủ phải soạn thảo ngân sách và đề nghị số thu – chi. Quốc Hội chính là đại diện của nhân dân - những người có nghĩa vụ nộp thuế và có quyền lợi thụ hưởng chi tiêu của Chính phủ, xem xét và quyết định những nhu cầu chi tiêu mà Chính phủ đề nghị, có thể đi từ chi tiết về tất cả các hoạt động của mỗi công sở ( Sở, Bộ, Ngành ).

Kiểm soát chi NSNN chi phối sự điều hành ngân sách và đòi hỏi sự thi hành ngân sách không được vượt quá giới hạn cho phép.

- Đảm bảo sự phù hợp giữa chi tiêu ngân sách và khả năng nguồn thu trong từng thời kỳ. Chính sách này có tính chất bắt buộc chính phủ trong việc giới hạn mức chi tiêu thường xuyên bằng mức thu thường xuyên trong nước bao gồm thuế, phí và lệ phí.

Luật NSNN tại điều 8 có quy định: NSNN phải được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trong trường hợp còn bội chi thì số bội chi nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối ngân sách để chỉ động trả hết nợ khi đến hạn.

- Tránh hiện tượng lãng phí, tham ô, biển thủ công quỹ cũng như việc sử dụng kinh phí sai so với mục đích cấp phát.

Mục đích của việc kiểm soát chi tiêu ngân sách là để đảm bảo công quỹ được sử dụng phù hợp với những luật lệ trong Tài chính hiện hành, phòng ngừa những gian lận,

nhầm lẫn hay hành vi bất hợp pháp. Hơn nữa, nó còn giúp cho công quỹ được sử dụng một cách có kết quả và tiết kiệm nhất. Sự kiểm soát phải được thực hiện trước, trong và cả sau quá trình cấp phát thanh toán để có những biện pháp sử lý kịp thời.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của các công sở. Mọi quốc gia đều có nhiều mục tiêu cần đạt tới như ổn định an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, xoá bỏ dần sự cách biệt giữa các vùng miền, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Ở nước ta, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh được coi là mục tiêu tổng quát và lâu dài. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, bộ máy của Chính phủ phải bao gồm nhiều bộ, ngành, cơ quan; vì vậy, Chính phủ cần phải sắp xếp, sử dụng số thu nhập và số chi tiêu ngân sách mà Quốc Hội đã phê chuẩn sao cho bộ máy nhà nước được vận hành liên tục và đạt được mục tiêu đề ra một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Chính phủ cần phải thường xuyên kiểm soát tiến trình công tác của mọi cơ quan. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mọi chương trình công tác đều được lượng hoá bằng đồng tiền; lập ngân sách chính là lập chương trình quốc gia. Ngân sách chính là vũ khí để Chính phủ điều hành bộ máy nhà nước; kiểm soát ngân sách chính là kiểm soát được sự điều hành của từng công sở. Một hệ thống tổ chức quản lý chi và kiểm soát chi ngân sách được thực hiện một cách hữu hiệu sẽ giúp Chính phủ đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu TRỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN QUA KBNN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)