Năm 2006, với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, Ngân hàng Ngoại thương đã 2 lần điều chỉnh lãi suất huy động USD và phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm
quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hốiđã mang lại cho Ngân hàng thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đạt 19,0 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2005. Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47 % so với năm trước. Ngân hàng Ngoại thương cũng rất thành công trong kinh doanh trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp trong năm qua. Khối lượng trái phiếu Ngân hàng Ngoại thương tham gia bảo lãnh phát hành và đấu thầu tăng trưởng vượt bậc, đạt 5200 tỷ VND, tăng 320% so với năm 2005. Nghiệp vụ này giúp Ngân hàng đảm bảo mục đích dự trữ thanh khoản cũng như nguồn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu thứ cấp. Đặc biệt, để đón đầu xu hướng phát triển của thị trường, Ngân hàng còn mở rộng kinh doanh thêm nhiều loại trái phiếu mới, bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
Năm 2007, tỷ giá ngoại tệ trong năm 2007 có nhiều biến động lớn. Cục dự trữ liên bang Mĩ đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm từ 5,25 % xuống còn 4,25 %/năm làm cho đồng USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt và cả so với VND. Thị trường trong nước có hiện tượng dư thừa USD với khối lượng lớn do dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng kiều hối từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Bán sát diễn biến thị trường quốc tế và trong nước, ngân hàng Ngoại thương đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động USD và điều chỉnh tỷ giá mua, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lí để hạn chế rủi ro. Kết thúc năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Ngoại thương đạt 26.1 tỷ USD, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đạt 345 tỷ đồng,tăng 29,6 % so với 2006.
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 của ngân hàng Ngoại thương đạt 31.157 triệu USD tăng mạnh 55,6 % so với 2007. Trong đó doanh số mua vào đạt 15.227 triệu USD tăng 53,5 % và doanh số bán ra đạt 15.880 triệu USD tăng 57.7 % so với2007. Doanh số bán phục vụ cho nhập khẩu xăng dầu đạt 3.239 triệu USD tăng 56 % so với 2007. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ năm 2008 đạt 953 tỷ đồng, tăng 178 % so với 2007.
2.2.5 Thu Nhập. Chỉ tiêu 2007 2008 + / - Tổng thu nhập 5720 8955 56.50% Thu nhập từ lãi ròng 3910 6420 64.20% Thu nhập từ các DV khác 1690 2522 49.20%
Lợi nhuận trước thuế 2741 3572 30.30%
Lợi nhuận sau thuế 2059 2150 4.40%
ROE 17.50% 18%
ROA 1.05% 0.98%
Tổng tích sản 196111 221250 12.80%
Đơn vị Tỷ VND
Bảng2.2.5: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008 – Vietcombank.
( Chú ý : Các số liệu 2008 mới chỉ là những con số ước tính, không nên dùng để phân tích, so sánh )