Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Trang 37 - 39)

Trong hoạt động huy động vốn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng dần qua các năm làm tổng nguồn vốn huy động tăng lên, chiếm vai trò chủ đạo, đảm bảo nhu cầu cân đối và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Năm 2007 2008

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng %

TG các TCKT 88525 50.46 97909 44.31

TG dân cư 55093 31.40 62476 28.28

TG củacácTCTD 28310 16.14 35738 16.17

Vốn khác 3508 2 24827 11.24

Tổng nguồn vốn 175436 100 220950 100

Biểu đồ 2.3.1 : Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động năm 2008.

Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là 220.950 tỷ quy đồng, tăng 12,7 % so với 31/12/2007.

Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn ( 44,31 %) đạt 97.909 tỷ quy đồng, tăng 10,6 % so với cuối năm 2007 với hai xu hướng trái ngược của dòng tiền: vốn VND tăng 21,6 % trong khi đó vốn bằng USD giảm 5 %. Vốn VND từ TCKT tăng chủ yếu từ tiền gửi có kỳ hạn trong khi vốn không kỳ hạn giảm và các TCKT có xu hướng chuyển sang gửi các kỳ hạn ngắn. Vốn VND từ TCKT tăng mạnh tại một số chi nhánh như Sở giao dịch (9.951 tỷ), Thành Công (395 tỷ ), Nam Sài Gòn (371 tỷ ), Tân Định (285 tỷ)…Vốn ngoại tệ từ TCKT giảm 5 % trong đó chủ yếu do nhiều tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục rút tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương chuyển sang những ngân hàng khác.

Huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng 28,28 % đạt 62.476 tỷ đồng, tăng 13,4 % so với cuối năm 2007do huy động từ VND từ dân cư tăng 23,8 %. Tiền gửi VND của các tổ chức dân cư tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn tại một số chi nhánh như Hà Nội (441 tỷ), Hồ Chí Minh (426 tỷ ),Ba Đình (410 tỷ), Nam Sài Gòn (358 tỷ ), Thăng Long (286 tỷ ), Hải Dương (236 tỷ ), Chương Dương ( 226 tỷ ), Bình Dương (22 tỷ ).

Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm 16,17 % đạt35.738 tỷ quy đồng, tăng 9,4 % so với tháng 12 năm 2007. Hội sở chính cũng đã tăng cường mở rộng quan hệ tiền gửi với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài.Bên cạnh đó việc tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã góp phần tạo nguồn vốn hợp lí phục vụ hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ.

Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 97.909 tỷ quy đồng ( chiếm 61,05 %), vốn huy động từ dân cư đạt 62.476 tỷ quy đồng ( chiếm 38,95). Như vậy nguồn vốn của ngân hàng Ngoại thương là tương đối ổn định do ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng quốc doanhlớn nhất của Việt Nam. Trải qua 46 năm hoạt động, ngân hàng Ngoại thương không ngừng phát triển mạng lưới, dịchvụ, xây dựng chiến lược khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngân hàng Ngoại thương đã và đang thiết lập quan hệ đối tác với các khách hàng lớn, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đây là các đối tác chiến lược trong mục tiêu phát triển của ngân hàng để trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam, một trong những ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực.

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế, ngân hàng Ngoại thương cũng chú trọng mở rộng mạng lưới các chi nhánh, các phòng giao dịch trên các tỉnh nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các khu dân cư. Đây là nguồn vốn có khối lượng nhỏ nhưng là nguồn vốn có tính ổn định hơn so với vốn huy động từ các tổ chức kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)