Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Trang 47 - 49)

Ngoại thương Việt Nam.

Như đã trình bày ở chương I về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn và các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả huy động vốn, đồng thời kết hợp với phân tích thực tế công tác huy động vốn của Ngân hàng trong 2005- 2008 em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hơn nữa những thành tích đạt được cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

Ngân hàng chỉ có thể tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động thông qua các nhân tố thuộc về bên trong ngân hàng (nhân tố chủ quan), còn các yếu tố bên ngoài (nhân tố khách quan) Ngân hàng chỉ có thể tác động một cách gián tiếp và phải đợi thời gian dài mới có tác dụng. Do vậy, để công tác huy động vốn đạt hiệu quả, Ngân

hàng cần xây dựng được những chiến lược phù hợp cho mình, đồng thời hoàn thiện, tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế cho Ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngân hàng trong tương lai.

3.2.1.Đa dạng hình thức huy động vốn và đối tượng khách hàng.

Vốn mà Ngân hàng sử dụng nhằm tạo doanh thu phần lớn là vốn huy động, Vì vậy qui mô và chất lượng vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động khác của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì điều đầu tiên Ngân hàng phải làm là: nâng cao hiệu quả huy động vốn

Trong những năm qua Ngân hàng đã có cải thiện trong công tác huy động vốn nhưng chỉ mới bắt đầu thoát khỏi tính đơn điệu, truyền thống. Trong công tác huy động vốn Ngân hàng phải luôn xác định rằng: sáng tạo và hiệu quả.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng nguồn tiền của NHTM, nguồn này lại tương đối ổn định và chi phí bỏ ra thấp hơn so với vốn đi vay. Do đó huy động tiền gửi chính là trọng tâm của công tác huy động vốn.

Ngân hàng cần áp dụng nhiều kì hạn khác nhau trong huy động TGTK nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu khách hàng về thời gian mà nguồn vốn của họ nhàn rỗi.

Nghiên cứu đưa ra hình thức huy động phong phú để phù hợp với yêu cầu, mục đích tiết kiệm của khách hàng. Có thể kể đến cá hình thức: Huy động TGTK bằng vàng, tiết kiệm dưỡng lão, tiết kiệm cho trẻ em, tiết kiệm một nơi rút nhiều nơi,….

Hoàn thiện và mở rộng hình thức huy động TGTK hưởng lãi bậc thang. Với sự hoàn thiện mở rộng hình thức này, Ngân hàng sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài hơn. Khi đó Ngân hàng có điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, cho vay trung và dài hạn. Đồng thời đây là cơ sở để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Xây dựng chính sách chi trả hợp lý đảm bảo có thể huy động được nhiều vốn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính sách lãi suất cần linh hoạt, có tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo bù đắp được chi phí, rủi ro, mang lại thu nhập cho Ngân hàng.

Phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động như khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm, nhu cầu đầu tư, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác, sự phát triển của TTTC, khả năng sinh lời của Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng, những tiện ích mà Ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền,…Ngân hàng phải lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm được chi phí và tạo tính ổn định cho nguồn.

Tăng tính ổn định của nguồn bằng cách dựa vào tiền gửi (tăng tiền gửi, giảm tiền vay) vì tiền gửi ổn định và rẻ hơn tiền vay. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng uy tín của Ngân hàng, đa dạng hóa nguồn tiền,….

Phát huy triệt để những lợi thế về địa điểm Ngân hàng, các phòng giao dịch ở một quận trung tâm, nơi có nhiều doanh nghiệp, dân cư có thu nhập tương đối cao.

Phát triển các loại hình huy động, các dịch vụ đa dang, các tiện ích kèm theo. Mở rộng các công cụ nợ truyền thống: TGTK và TGTT, đi đôi với phát triển các công cụ nợ mới như chứng chỉ tiền gửi, thanh toán bằng thẻ,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Trang 47 - 49)