Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 56 - 58)

- Tiếp tục hoàn thiện nhanh hệ thống pháp luật cho phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, bao gồm việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế ( tiếp cận vốn, đất đai, lao động, thông tin thị trường, công nghệ…), minh bạch hóa đối với bảo hộ các ngành kinh tế trong nước.

- Có những chỉnh sửa hợp lý các qui định về thuế, chế độ kế toán phù hợp với qui mô, trình độ quản lý của các DNVVN, giúp tăng cường công tác quản lý kinh doanh của DNVVN, quản lý nguồn thu ngân sách, đặc biệt giúp minh bạc hóa tình hình tài chính các DNVVN trong việc xem xét cho vay của NHTM.

- Có chính sách trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp tài chính, tín dụng áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp đầu tư vào một số ngành nghề nhất là ngành nghề truyền thống.

Tự do hoá tài chính thông qua các biện pháp tự do hoá lãi suất tiền gởi và cho vay, bãi bỏ dần các chương trình tín dụng ưu đãi và trợ cấp tín dụng, hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp loại hình này. Điều này sẽ làm cho các DNVVN tiếp cận dễ dàng hơn trên thị trường tín dụng chính thức và các trung

gian tài chính có thể phát triển bền vững hơn thông qua việc huy động tiền tiết kiệm tại chỗ để cho vay.

- Ban hành chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, có tính khả thi cao, vận dụng được trong cuộc sống.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ dành cho DNNVV, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV. Trong khi các ngân hàng thương mại đều cho rằng họ không thiếu vốn để cho vay, nhưng có rất nhiều DNNVV không thể xây dựng kế hoạch khả thi thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn. Còn các doanh nghiệp thì lại cho rằng họ rất khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn tín dụng. Vấn đề ở đây là cung và cầu chưa gặp nhau và vai trò của Nhà nước là hỗ trợ tạo điều kiện để cung và cầu về tiền cho sản xuất - kinh doanh gặp được nhau. Cụ thể là:

Về phía DNNVV, Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp có khả năng lập được những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn; khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn hình thành các quỹ tự giúp nhau…

Về phía ngân hàng, Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi, bảo đảm lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại thu được từ khoản vay của các khách hàng là DNNVV.

Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích: Thành lập những Quỹ, công ty bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; các quỹ đầu tư mạo hiểm; phát triển lĩnh vực cho thuê và cho vay không cần thế chấp; phát triển các mô hình tài chính vi mô bền vững về mặt tài chính và được quản lý một cách chuyên nghiệp theo hướng thị trường...

- Khuyến khích các DNNVV tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp.

Nhìn chung, trên thế giới việc liên kết doanh nghiệp luôn được đề cập dưới hình thức là hiệp hội doanh nghiệp…Tuy nhiên, ở Việt Nam, hình thức này mới chỉ phát triển ở mức hạn chế và hiệu quả hoạt động chưa cao. Do đó, cần có những

chính sách phù hợp hơn để khuyến khích phát triển các hiệp hội theo hướng trợ giúp đào tạo cán bộ của hội; các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các hội tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật, tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; trợ giúp phát triển các chùm công nghiệp trong các ngành công nghiệp phụ trợ; khuyến khích phát triển liên kết giữa DNNVV với các tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trình độ phát triển cao thông qua chính sách trợ giúp phù hợp.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)