Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và là quận tập trung nhiều DNVVN nhất trong 9 quận nội thành.
BẢNG 2.6: SỐ LƯỢNG DNVVN ĐĂNG KÝ KINH DOANH 2000-2005
Đơn vị: doanh
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hà Nội 2312 3381 4262 5907 7873 9715 Cả nước 14441 19773 21523 27751 36795 45405 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
BIỂU ĐỒ 2.1: SỐ LƯỢNG DNVVN ĐĂNG KÝ KINH DOANH 2000- 2005 0 10000 20000 30000 40000 50000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hà Nội Cả nước
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy sự gia tăng vượt bậc số lượng các DNVVN trong giai đoạn 2000 – 2005. Với xu thế phát triển hiện tại, dự tính đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 500.000 DNVVN. Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng. Đây là một cơ sở quan trọng để thực hiện mở rộng cho vay ngắn hạn DNVVN.
Cơ cấu đầu tư theo loại hình doanh nghiệp đang dần có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng số doanh nghiệp tư nhân trong tổng số DNVVN đăng ký giảm, trong khi đó, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng lên. Cho thấy, các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp, có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn.
Do đặc thù tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm, công tác huy động vốn và cho vay tập trung chủ yếu ở các khách hàng lớn như các tập đoàn, tổng công ty và cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Tuy vậy, trong 2 năm trở lại đây, do
nắm bắt được chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ trong hỗ trợ phát triển DNVVN, nhận thấy tầm quan trọng và khả năng phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong điều kiện hội nhập, chi nhánh đã có những cải cách trong chính sách tín dụng. Bên cạnh với việc tăng cường xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và chiến lược với các khách hàng lớn truyền thống như Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty hóa chất mỏ…chi nhánh cũng quan tâm chú ý phát triển quan hệ với các DNVVN. Thể hiện ở số lượng các DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng đang dần tăng lên.
BẢNG 2.7: SỐ LƯỢNG DNVVN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH
Chỉ tiêu 2005 2006
2006 so
với 2005 2007
2007 so với 2006
Số lượng Số lượng Tăng/giảm Số lượng Tăng/giảm DNNN 6 6 0 5 -1 DN ngoài QD 48 45 -3 55 10 DNVVN 54 51 -3 60 9
(Nguồn báo cáo tổng hợp tín dụng của NHCT HK)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lượng DNVVN thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có quan hệ vay vốn tại chi nhánh năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2005, 2006. Mặc dù số lượng DNVVN thuộc thành phần kinh tế Nhà nước có giảm xuống nhưng tổng số lượng DNVVN vay vốn tại Chi nhánh vẫn tăng. Đây là một tín hiệu tốt, chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm đến việc tài trợ cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế ngoài quốc doanh, thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các DNVVN ở Việt Nam hiện nay, cho thấy hoạt động marketing của Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, đang có xu hướng mở rộng cho vay đối với các DNVVN. Điều này được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ sau:
0 10 20 30 40 50 60
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
DNNN DN ngoài QD