Định hướng mở rộng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 46 - 48)

Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 500.000 DNVVN. Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng. Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp của ngân hàng HSBC về triển vọng phát triển kinh tế năm 2008, 90% DNVVN Việt Nam lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế cũng như các hoạt động thương mại quốc tế trong năm 2008. Vì thế, hầu hết các DNVVN đều có kế hoạch tăng mức chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh nửa đầu năm 2008 làm tăng nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu

tiêu cực bởi tỷ lệ lạm phát khá cao (12,6%, dù đã thực hiện thắt chặt tiền tệ), nhập siêu gia tăng và mức thâm hụt tài khoản vãng lai cao. Kinh tế Việt Nam hiện vẫn chủ yếu phát triển theo hướng xuất khẩu với tỷ trọng xuất khẩu/GDP năm 2007 là 75%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng khoảng 21,9%, song nhập khẩu còn tăng nhanh hơn với 39,6% đã dẫn đến mức nhập siêu cao. Hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai tăng lên đáng kể từ 0,3% GDP năm 2006 lên 4,4% năm 2007. Bên cạnh đó, các dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục gia tăng cao trong năm 2007 cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát; đồng USD đang giảm giá và các dòng vốn lớn đang đổ vào Việt Nam làm phức tạp thêm nỗ lực ngăn cản tiền VND tăng giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát trong quý I/2008 của Việt Nam Nam đã tăng tới 9,19%. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam như vậy cao hơn so với hầu hết các nước ở Đông Nam Á. Với tốc độ lạm phát như hiện nay, lạm phát của cả năm 2008 dự báo có thể vượt qua mức 15%. Lạm phát cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sẽ tiếp tục phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định làm lợi cho xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, để tiếp tục phát triển tín dụng đối với DNVVN và thực hiện mục tiêu của NHCT Việt Nam là “Trở thành NHTM dẫn đầu Việt Nam về tài trợ DNVVN. Dư nợ cho vay DNVVN chiếm 70% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%”, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian tới cần có những định hướng thích hợp trong mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Cụ thể:

- Kiên quyết xử lý triệt để quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn hoạt động không hiệu quả.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng trưởng tỷ trọng cho vay ngắn hạn; cho vay DNVVN; cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

- Tăng cường công tác thẩm định, quản lý, giám sát tín dụng nhằm duy trì tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3, 4 và 5) ở mức 0%.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)