0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Các hoạt động cơ bản của chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 28 -28 )

4 ()

2.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh Đông Đô

+Huy động vốn.

- Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam.

Bảng 1: Tổng huy động vốn trong 3 năm gần đây phân loại theo loại hình huy động của chi nhánh BIDV Đông Đô.

Đơn vị : Tỷ đồng.

Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Biểu đồ 1:

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007

Tổng huy động vốn 1278,9 2107 2566

- Huy động dân cư 938,9 1474,9 1539,5

Năm 2005 tỷ lệ huy động vốn chuyển dịch to lớn rõ rệt: Tổng vốn huy động là 1278,900 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư là 938,900 tỷ đồng và huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng nhanh là 340 tỷ đồng. Thời gian huy động vốn dài hạn và ngắn hạn gần như nhau.

Năm 2006, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng lên , chiếm 30% tổng huy động vốn của năm điều này phù hợp với chi nhánh là đâỷ mạnh tỷ trọng huy động vốn của các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn cáơntor chức kinh tế vì đây là một nguồn vốn lớn nhưng có tính rủi ro cao so với nguồn huy động từ dân cư. Chi nhánh phấn đấu hai tỷ trọng này ngang bằng nhau để giảm bứot chi phí đầu vào.huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, huy động vốn từ dân cư tăng nhanh năm 2006 tăng 61,1%.

Năm 2007 huy động vốn cũng tăng nhanh, huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng gần gấp đôi từ 632,1 tỷ đồng lên 1026 tỷ đồng. điều này chứng tỏ chi nhánh đạt được những thành tựu đáng kể tiền huy động vốn tăng rất nhanh qua các năm điều này chứng tỏ răng chi nhánh rất được sự tin tưởng của các tổ chức cũng như dân cư.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng huy động vốn Huy động vốn từ dân cư Huy động vốn từ TCKT

- Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bảng 2: Theo loại hình ngoại tệ.

Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 tỷ trọng (%) tỷ trọng (%) tỷ trọng (%) Tổng huy động vốn 1278,9 100 2107 100 2566 100 -VNĐ 839,020 66 1432,8 68 1924,4 75 -Ngoại tệ 439,880 34 674,2 32 641,6 25

Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn

+ Cho vay

- Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà Nước và ủy quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ.

+ Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật, nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nước và các dịch

vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bảng 3: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua.

Chỉ Tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007

Tổng dư nợ tín dụng 731 1387 2076

- Cho vay quốc doanh 402 277,4 727

- Cho vay ngoài quốc doanh 329 1109,6 1349,7

Theo thời hạn cho vay

- Ngắn hạn 488 731 1163

- Trung và dài hạn 244 656 914

Theo loại ngoại tệ

- VND 557 1085 1663

- Ngoại tệ 174 302 414

Thu dịch vụ 4 8,1 16

Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Ta thấy tổng dung lượng tín dụng tăng nhanh năm 2007 gấp xấp xỉ 3 lần năm 2005. Trong đó cho vay ngoài quốc doanh tăng rất mạnh gấp 4 lần, cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.

Trong 3 năm gần đây, thu từ dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chủ yếu vẫn là thu dịch vụ truyền thống như thu từ thanh toán (45- 50%), bảo lãnh (40 – 50%). Thu từ thanh toán nước ngoài vẫn chiếm % lớn, trong đó thanh toán hàng nhập khẩu nhiều hơn hàng xuất khẩu. lượng mở L/C vẫn còn ít nhưng đảm bảo thanh toán nhanh chính xác. Kinh doanh ngoại tệ vấn chiếm vị trí nhỏ do thực chất là để thanh toán nước ngoài và để cho vay chứ không phải kinh doanh để sinh lời.

2.1.2.Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 2.1.2.1. Phòng Tín dụng.

Phòng Tín dụng được bố trí theo đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân:

Nhiệm vụ Tín dụng Doanh nghiệp:

a) Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng:

+ Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi (feedback) từ khách hàng.

+ Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các Ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng, phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan,chi vay trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại.

+ Quản lý tình hính sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình hình của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định, chăm sóc khách hàng xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.

b) Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp):

+ Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý tiền vay, xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và khoản tiền vay, nắm được các dữ liệu về các khoản cho vay và hạn mức. Chịu trách nhiệm tính đúng đắn về các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của Ngân hàng.

2.1.2.2. Phòng thanh toán quốc tế.

+ Trên cơ sở các hạn mức khoản vay , bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.

+ Mở L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. + Thực hiện đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoài.

+ Đầu mối trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin đối ngoại.

+ Lập báo cáo các nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.

2.1.2.3. Phòng dịch vụ khách hàng.

Chịu trách nhiệm giao dịch xử lý đối các khách hàng. * Nhiệm vụ dịch vụ khách hàng cá nhân.

+ Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải Ngân được duyệt, mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhân tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng,thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền đuợc giám đốc giao: Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán lẻ ATM, thẻ tín dụng …cho khách hàng .

Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.

* Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như:

+ Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt, mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền.

2.1.2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn

+ Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn…

+ Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh( 5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động ( năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

.+ Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro.

+Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh; các hệ số NIM, ROA… trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ.

2.1.2.5 Phòng thẩm định – quản lý tín dụng.

+ Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chi tiêu kinh tế kỹ thuật.

+ Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh ( trung, dài hạn) và các khoản Tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng.

+ Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng của toàn bộ Chi nhánh.

+ Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng.

+ Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng.

2.1.2.6. Phòng tổ chức hành chính

+ Tham mưu cho Giám đốc và hướng đẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của Pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động.

+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh, tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, tình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh.

.+ Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan.

+ Thực hiện công tác hành chính ( quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật), công tác hậu cần cho Chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản … phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

2.1.2.7. Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ.

+ Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các dơn vị trực thuộc Chi nhánh, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh.

+ Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ ( bao gồm ở cả phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm).

+ Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao, kiểm tra, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh.

2.1.2.8. Phòng Giao dịch

Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế như sau:

+ Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài hiện tại và khoản mới, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng;

+ Thực hiện cho vay, phát hành bảo lãnh trong phạm vị ủy quyền của Giám đốc; thực hiện thu nợ theo quy định; Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ ( gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ;

+ Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng … cho khách hàng.Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng;

+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ … ) của các phòng giao dịch. Thực hiện lưu trữ toàn bộ chứng từ sổ sách, các loại báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng Giao dịch theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.


+ Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh.

Phó giám đốc II Phó giám đốc 1 GIÁM ĐỐC p. Tín dụng I p. thẩm định & Qlý TD P. Giao dịch I Tổ điện toán P.Kế hoạch nguồ n vốn P. Tổ chức hành chính P. Giao dịch II Tổ kiểm tra nội bộ P. Dịch vụ khách hàng P. Tài chính kế toán P. Tín dụng II P. Than h toán quốc tế Tổ ngân quỹ P. Giao dịch III

2.2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Đông Đô.

2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô .

+ Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà của mình đúng theo ý thích.

Đối tượng và điều kiện:

- Cá nhân người Việt Nam.

- Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Có vốn tự có tham gia vào việc xây dựng, sửa chữa nhà.

- Có giấy phép xây dựng, sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định( ngoại trừ những trường hợp sửa chữa mà theo quy định không cần phải có giấy phép).

- Có tài sản thế chấp, cầm cố dùng để bảo đảm thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh. Cá nhân phải có vốn tự có tối thiểu là 30 % tổng giá trị đầu tư.

+ Cho vay mua ô tô:

Mức sống của người dân ngày càng cao, nhiều người đã có thể tiêu dùng những sản phẩm đắt tiền, sang trọng và sản phẩm cho vay mua ô tô của VPBank nhằm đáp ứng những nhu cầu này. Cho vay mua ô tô của VPBank có các điều kiện cho vay linh hoạt, hấp dẫn đáp ứng những yêu cầu đa dạng của người dân.

- Khách hàng vay là các cá nhân mua ô tô để sử dụng làm phương tiện cá nhân.

- Đối tượng cho vay là chi phí hình thành giá trị chiếc xe, thể hiện trên hợp

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ (Trang 28 -28 )

×