(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Năm nhân tố được xác định trong bảng 2.11 có thể được mô tả như sau:
- Nhân tố 1: Bao gồm 4 biến quan sát, thể hiện chính sách thăng tiến của khách sạn đối với nhân viên của mình. Các biến quan sát gồm: có nhiều điều kiện thăng tiến trong công việc; chính sách thăng tiến công bằng; nhân viên nếu đạt được hiệu quả cao có nhiều cơ hội thăng tiến; các tiêu chuẩn thăng tiến được thông báo rõ ràng… Chính các yếu tố này đã cấu thành nhân tố “Thăng tiến”
- Các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,6 nên tất cả các biến quan sát này đều có ý nghĩa. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,837 (lớn hơn 0,6) và việc xóa các biến sẽ làm giảm độ tin cậy của nhân tố vì thế các biến quan sát trong nhân tố đều được sử dụng.
- Nhân tố 2: Bao gồm 4 biến quan sát phản ánh về “Công đoàn”, các biến quan sát trong nhân tố này chủ yếu đề cập đến những vấn đề, trách nhiệm mà công đoàn cần thực hiện đối với các đoàn viên trong tổ chức..Qua kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến quan sát là 0,856 vì thế mà nhân tố này đủ độ tin cậy để sử dụng trong việc phân tích.
- Nhân tố 3: Bao gồm 4 biến quan sát đề cập đến công tác khen thưởng của tổ chức giành cho các nhân viên của mình và sắp xếp thời gian làm việc hợp lý cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc tại khách sạn và nhân tố này có sự ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên khi công tác tại tổ chức.. Nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,777 lớn hơn 0,6 nên đàm bảo độ tin cậy thang đo để có thể phân tích.
- Nhân tố 4: Bao gồm 5 biến quan sát, đề cập đến vấn đề tiền lương và các chính sách phúc lợi của tổ chức đối với nhân viên. Là một vấn đề khá nhạy cảm trong mọi tổ chức và là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút nhân viên mới và giữ nhân viên cũ ở lại tổ chức. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này có kết quả là 0,733.
- Nhân tố 5: Bao gồm 3 biến quan sát, bao gồm các biến: cấp trên đối xử công bằng với nhân viên; lãnh đạo luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ nhân viên; ý kiến của nhân viên luôn được lãnh đạo tôn trọng. Chính các yếu tố này đã cấu thành nhân tố” lãnh đạo” Nhân tố này cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo đối với cấp dưới sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi giữa các cấp, và tăng lòng trung thành của nhân viên với tổ chức.. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này có kết quả là 0,680.
- Nhân tố 6: Bao gồm 3 biến quan sát, đề cập đến tính chất công việc của doanh nghiệp, yếu tố này ảnh hưởng đến việc tuyển dụng nhân viên và sự gắn bó, yêu thích của nhân viên đối với công việc. Bao gồm 3 biến: công việc mang lại hứng thú; công việc ổn định; khối lượng công việc không qua áp lực. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này có kết quả là 0,517. Vì bây giờ chúng ta đã xoay ra mô hình mới nên việc nhân tố này có hệ số Cronbach’sAlpha> 0.5có thể đàm bảo độ tin cậy thang đo để phân tích.
- Nhân tố 7: Đây là nhân tố cuối cùng khi tiến hành rút trích, bao gồm 2 biến quan sát đề cập đến các mối quan hệ trong công việc, đánh giá môi trường làm việc và mối quan hệ giữa các nhân viên cùng làm việc trong một tổ chức. Đây cũng là nhân tố có sự ảnh hưởng thấp nhất đến sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại tổ chức. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này có kết quả là 0,688.
2.2.2. Lập Phương trình hồi quy tuyến tính
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy mà chúng tôi áp dụng là mô hình hồi quy đa biến ( mô hình hồi quy bội). Chúng tôi muốn đo lường sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn Saigon Morin bằng phân tích hồi quy dựa trên việc đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố được rút trích.
Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “SỰ HÀI LÒNG
CỦA NHÂN VIÊN VỀ CÔNG VIỆC”, các biến độc lập là các nhân tố được rút
trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA. Do trong bảng hỏi của nhóm nghiên cứu, không đề xuất trực tiếp cách hỏi định lượng mức độ hài lòng của nhân
viên khi làm việc tại khách sạn Saigon Morin Huế, nên nhóm sẽ tiến hành xác định biến phụ thuộc cuả mô hình hồi quy tuyến tính , là sự hài lòng chung của nhân viên.. Biến số này được xác định qua giá trị Mean của 7 Factor chính, sau khi tiến hành xoay ma trận.
Đăt tên biến mới là HL (chỉ mức độ hài lòng) Mô hình hồi quy như sau:
HL = β0+β1TT +β2CĐ +β3KT+β4TL +β5LĐ +β6CV +β7QH
• Trong đó:
- HL: Giá trị của biến phụ thuộc là sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách
sạn Saigon Morin Huế.
- TT: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là cơ hội và chính sách thăng tiến ở khách sạn.
- CĐ: Giá trị của biến độc lập thứ hai là tổ chức công đoàn.
- KT: Giá trị của biến độc lập thứ ba là chính sách khen thưởng và thời gian làm việc
ở khách sạn.
- TL: Giá trị của biến độc lập thứ tư là ảnh hưởng của tiền lương và chính sách phúc
lợi đối với sự hài lòng của nhân viên làm việc ở khách sạn.
- LĐ: Gía trị của biến độc lập thứ năm là sự quan tâm của lãnh đạo đối với cấp dưới.
- CV: Giá trị của biến độc lập thứ sáu thể hiện tính chất công việc ở khách sạn.
- QH: Giá trị của biến độc lập thứ bảy là các mối quan hệ giữa các bộ phận và đồng
nghiệp trong công việc.. • Các giả thuyết:
H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế.
H1: Nhân tố “TT” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H2: Nhân tố “CĐ” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H3: Nhân tố “KT” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H4: Nhân tố “TL” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H5: Nhân tố “LĐ” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H6: Nhân tố “CV” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
H7: Nhân tố “QH” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn.
Với các giả thuyết đưa ra, các biến đưa vào mô hình đạt phân phối chuẩn và không có hiện tượng tương quan tuyến tính giữa các biến
Từ kết quả các bảng dưới đây, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị p – value (Sig.) < 0,05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,954; có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 95,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích ở mức rất cao.
Bảng: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế.
Model R R2 R2 hiệu chỉnh Std. Error of
the Estimate
1 0,980(a) 0,960 0,954 0,6853
a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), TT, CĐ, KT, TL, LĐ, CV, QH. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Bảng 2.15: Phân tích ANOVA Mô hình Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 5,834 7 0,883 177,46 2 0,000(a) Số dư 0,244 52 0,005 Tổng 6,078 59
a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), TT, CĐ, KT, TL, LĐ, CV, QH. (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Ngoài ra, Hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả p – value (Sig.) < 0,05; điều này chứng tỏ rằng có đủ bằng
chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5,H6,, H7được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%.
Bảng 2.16 : Hệ số tương quan
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá
Hệ số hồi quy
chuẩn hoá T Sig.