Đánh giá sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế thông qua giá trị trung bình

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên khách sạn sài gòn morin (Trang 52 - 70)

B Std Error eta

2.2.3. Đánh giá sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế thông qua giá trị trung bình

Morin Huế thông qua giá trị trung bình

Nhận định của nhân viên về các chỉ tiêu thuộc các nhóm nhân tố có kết quả kiểm định One Sample T-Test với T = 4 (sử dụng cho các chỉ tiêu có giá trị trung bình gần 4) và T=3 (sử dụng cho các chỉ tiêu có giá trị trung bình gần 3).

Các giả thuyết:

H0 : Đánh giá của nhân viên = 4 H1: Đánh giá của nhân viên ≠ 4 H0 : Đánh giá của nhân viên = 3 H1: Đánh giá của nhân viên ≠ 3

2.2.3.1. Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về công việc.

Qua cuộc điều tra mà nghiên cứu thực hiện để lấy ý kiến của nhân viên về sự

thõa mãn khi làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế, có nhiều nhân viên đông ý khá hài lòng khi làm việc ở khách sạn. Tuy nhiên, để có thể khẳng định sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn ở mức độ nào, thì tôi tiến hành kiểm định.

Tôi tiến hành kiểm định về giá trị trung bình một tổng thể (One_Sample T_test) đối với nhân tố “Sự hài lòng của nhân viên về công việc”; đây là nhân tố được rút trích sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến “Đánh giá chung” như trên. Thang đo đo lường biến quan sát này được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm. Các lựa chọn bắt đầu từ giá trị là 1 = “Hoàn toàn không đồng ý” cho đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Với giá trị 3 có nghĩa là thái độ “bình thường”; như vậy với sự lựa chọn lớn hơn 3 thì có nghĩa là đánh giá về sự hài lòng của nhân viên đối với công việc là ở mức vừa phải cho đến cao.

Trước khi tiến hành kiểm định One Sample T – Test thì điều kiện bắt buộc là đảm bảo dữ liệu thu thập được tuân theo quy luật phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn. Dựa theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, thì với số lượng mẫu lớn hơn 30 là biến quan sát đã xấp xỉ chuẩn. Riêng trong nghiên cứu này, số mẫu mà tôi tiến hành thu thập được hợp lệ là 60 > 30. Do đó, có thể kết luận, dữ liệu dùng để tiến hành kiểm định One_Sample T_test là hợp lệ.

One – Sample Test

Sự hài lòng về công việc

N Mean Test Value = 3 Test Value = 4 60 3,9175 T Sig. (2-tailed) T Sig. (2-tailed) 22,142 0,000 - 1,991 0,051 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Sau khi kiểm tra phân phối chuẩn của dữ liệu, tôi tiến hành kiểm định với nhiều giá trị kiểm định nhằm tìm ra giá trị trung bình tổng thể thích hợp nhất. Với nghi vấn là mức độ hài lòng của nhân viên về công việc ở khách sạn là cao, chúng tôi đã xây dựng các cặp giả thiết kiểm định sau:

Cặp giả thiết kiểm định 1:

H0: Đánh giá đối với sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn ở mức độ trung lập (M=3)

H1: Đánh giá đối với sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn ở mức độ khác trung lập (M≠3)

Mục đích của việc tiến hành kiểm định với là giá trị kiểm định là 3 để xem thử hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế có cao hay không. Với mức ý nghĩa 95%, kiểm định cho kết quả p-value bé hơn 0,05 có nghĩa là đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của kết quả khảo sát là 3,9175 lớn hơn 3, như vậy có nghĩa là giá trị trung bình của tổng thể của kết quả khảo sát lớn hơn 3. Tiếp tục kiểm định giá trị 4, giá trị 4 trong thang đo tương ứng với đánh giá: “Đồng ý”. Ta có cặp giả thuyết sau:

H0: Đánh giá đối với sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn ở mức độ đồng ý (M=4)

H1: Đánh giá đối với sự hài lòng về công việc của nhân viên ở khách sạn khác mức đồng ý (M≠4)

Với mức ý nghĩa 95%, kết quả kiểm định cho giá trị Sig. = 0,051 lớn hơn 0,05; như vậy không đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thuyết H1.

Vậy qua kiểm định One Sample T – test với hai giá trị kiểm định là 3, 4; ta có thể thấy được rằng, mức độ đánh giá đối với sự hài lòng của nhân viên về công việc ở khách sạn là ở mức bình thường chưa đến mức đồng ý. Tức là mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên khi làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối cao hơn mức trung bình, tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là sự hoàn toàn hài lòng của nhân viên như đánh giá của họ.

2.2.3.2.Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về nhân tố thăng tiến.

Theo nghiên cứu thì đánh giá về nhóm nhân tố “Thăng tiến” của nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối hài lòng với các chỉ tiêu đã đưa ra như: Có nhiều điều kiện thăng tiến trong công việc, chính sách thăng tiến công bằng, nếu đạt hiệu quả cao có nhiều cơ hội thăng tiến, các tiêu chuẩn thăng tiến được thông báo rõ ràng.

Bảng 2.13: Đánh giá về Thăng tiến.

One sample t-test Giá trị

trung bình Giá trị kiểm định Sig. (2- tailed) Thăng tiến

Có nhiều điều kiện thăng tiến trong công việc.

3.7167 4 0.003

Chính sách thăng tiến công bằng. 3.8000 4 0.045 Nếu đạt hiệu quả cao có nhiều cơ hội

thăng tiến.

3.7833 4 0.031

rõ ràng.

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Các chỉ tiêu “có nhiều điều kiện thăng tiến trong công việc, chính sách thăng tiến công bằng, nếu đạt được hiệu quả cao có nhiều cơ hội thăng tiến, các tiêu chuẩn thăng tiến được thông báo rõ ràng” được đánh giá với giá trị trung bình lần lượt là 3,7167; 3,8000; 3,7833; 38000, giá trị kiểm định là 4. Kết quả kiểm định cho bốn biến lần lượt là 0,003; 0,045; 0,031; 0,027 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05; đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ gả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 , nghĩa là mức đánh giá trung bình chưa tới 4 nhưng trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế khá hài lòng với các chỉ tiêu này.

Có thể nói trong lĩnh vực dịch vụ thì nghiệp vụ của nhân viên luôn luôn được coi trọng, nhân viên cũng rất quan tâm đến việc đào tạo, đặc biệt là các cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty, bởi vì càng được đào tạo tốt hơn, tay nghề đươc nâng cao thì khả năng làm việc và cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn, đó là một điều rất thực tế. Thống kê cho thấy 9 nhân viên (15%) rất hài lòng với cơ hội được thăng tiến khi họ làm việc ở khách sạn là nhiều. Có 25 nhân viên ( 41,7%) cảm thấy hài lòng với chính sách này, và còn lại 26 nhân viên ( 43,3%) còn cảm thấy trung lập. Đối với nhân viên đạt hiệu quả công việc cao sẽ có cơ hội thăng tiến thì có 25 nhân viên (41,7%) cảm thấy trung lập, có thể vì họ không quan tâm đến việc thăng tiến trong công việc hoặc họ không nhận thấy cơ hội. Và có 23 nhân viên (38,3%); 12 nhân viên (20%) cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về chính sách này. Ban lãnh đạo nếu có điều kiện nên tạo cơ hội cho nhân viên của mình được hỗ trợ về công việc, có cơ hội thăng tiến và đào tạo, được tiếp xúc với cấp trên và khách hàng để nhận thấy tầm quan trọng trong công việc của mình và có ý nghĩa hơn

Đối với chính sách thăng tiến công bằng, 40% nhân viên (20 người) hài lòng và trung lập với chính sách này, 20% nhân viên (12 người) cảm thấy rất hài lòng cho rằng chính sách thăng tiến của khách sạn là công bằng. Còn về chính sách thăng tiến được thông báo rõ ràng có 35% nhân viên (21 người) cảm thấy trung lập, 50% nhân viên(30 người) và 15% nhân viên (9 người) cảm thấy hài lòng và rất hài lòng về

chính sách này. Các điều kiện về thăng tiến khá rõ rằng, đồng thời các nhân viên có thể tự đánh giá được cơ hội của mình nên đối với chỉ tiêu này đa phần nhân viên cảm thấy hài lòng. Số người chưa hài lòng và cảm thấy trung lập có thể là do họ nhận thấy khả năng của mình chưa được đề bạt, hay quy chế đề bạt khiến họ cảm thấy chưa hợp lý, cũng có khả năng đây là những người không quan tâm nhiều đến chuyện thăng tiến vì họ đánh giá được khả năng thăng tiến của mình không cao.

2.2.3.3.Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về nhân tố công đoàn.

Theo nghiên cứu thì đánh giá về “công đoàn” của nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối hài lòng với các tiêu chí đã đưa ra như: công đoàn luôn giải quyết tranh chấp kịp thời, công đoàn thực hiên tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, công đoàn luôn tiếp thu nắm bắt ý kiến nhân viên, công đoàn quan tâm đến đời sống nhân viên.

Bảng 2.14: Đánh giá về công đoàn

One sample t-test Giá trị

trung bình Giá trị kiểm định Sig. (2- tailed) Công đoàn

Công đoàn luôn giải quyết tranh chấp kịp thời

3,7833 4 0.031

Công đoàn thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của đoàn viên

3.9000 3 0.000

Công đoàn luôn tiếp thu, nắm bắt ý kiến của nhân viên.

3.8833 3 0.000

Công đoàn quan tâm đến đời sống nhân viên.

4,0833 3 0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Các chỉ tiêu “ Công đoàn thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, công đoàn luôn tiếp thu, nắm bắt ý kiến của nhân viên, công đoàn quan tâm đến đời sống nhân viên” được đánh giá với giá trị trung bình lần lượt là 3,9000;

3,8833; 4,0833 giá trị kiểm định là 3, kết quả kiểm định cho thấy cả ba biến lần lượt có giá trị sig là 0.000; 0.000; 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức đánh giá trung bình trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế hài lòng ở mức trên trung lập với các chỉ tiêu này. Riêng chỉ tiêu “công đoàn luôn giải quyết tranh chấp kịp thời” được đánh giá vói giá tri trung bình là 3,7833, giá trị kiểm định 4. Sig là 0,031 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 nên đủ cơ sở thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức đánh giá trung bình chưa tới 4 nhưng trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế khá hài lòng với chỉ tiêu này.

Đối với tiêu chí “công đoàn luôn giải quyết tranh chấp kịp thời” có 25 nhân viên (41,7%) có ý kiến trung lập, 23 nhân viên (38,3%) và 12 nhân viên (20%) hài lòng và rất hài lòng về chính sách này. Chỉ tiêu “công đoàn thực hiện tốt các chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân viên”, 20 nhân viên (20%) có ý kiến trung lập, 26 nhân viên (43,3%) nhân viên hài lòng, 14 nhân viên (22,3%) rất hài lòng. Chỉ tiêu “công đoàn tiếp thu nắm bắt ý kiến của nhân viên có 31,7% nhân viên (19 người) có ý kiến trung lập, 48,3% nhân viên(29 người) hài lòng, và 20% nhân viên (12 người) rất hài lòng về chính sách này. Cuối cùng “công đoàn quan tâm đến đời sống nhân viên” có 48,3% nhân viên (29 người) và 30% nhân viên (18 người) hài lòng và rất hài lòng về công tác này của công đoàn, còn lại 21,7% nhân viên (13 người) có ý kiến trung lâp. Điều này, cho thấy công đoàn ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế thực hiện khá tốt các công tác đối với nhân viên trong tổ chức và nhân viên cũng khá hài lòng về điều này. Để thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý, công đoàn cần đẩy mạnh những nội dung hoạt động cụ thể như :Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và người lao động là biện pháp tổng hợp nhất để họ trực tiếp tham gia quản lý. Vận động, tổ chức công nhân, viên chức và người lao động tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công tác, tham gia quản lý lao động, tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công nhân, viên chức và lao động, Công đoàn tham gia trong

lĩnh vực tiền lương, tiền thưởng của công nhân, viên chức và người lao động. ,công đoàn tham gia trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế quản lý mới,….

2.2.3.4. Kiểm định One_Sample T_test đối với sự hài lòng của nhân viên về nhân tố khen thưởng và thời gian làm việc( nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng về công việc của nhân viên)

Theo nghiên cứu thì đánh giá về chế độ khen thưởng và thời gian làm việc của nhân viên ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế là tương đối hài lòng với các tiêu chí đã đưa ra: có nhiều chính sách khen thưởng và động viên nhân viên xuất sắc, được khen thưởng kịp thời, được khen thưởng thỏa đáng, thời gian nghỉ ngơi giữa các ca là hợp lý.

Bảng 2.12: Đánh giá về Chế độ khen thưởng và thời gian làm việc

One sample t-test Giá trị

trung bình

Giá trị kiểm định

Sig. (2-tailed)

Khen thưởng và thời gian làm việc

Có nhiều chính sách khen thưởng và động viên nhân viên xuất sắc.

3,8833 3 0.000

Được khen thưởng kịp thời 3.8500 3 0.000

Được khen thưởng thõa đáng 3.9833 3 0.000

Thời gian nghỉ ngơi giữa các ca hợp lý 4.1500 4 0.107 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Các biến “ Có nhiều chính sách khen thưởng và động viên nhân viên xuất sắc”; “Được khen thưởng kịp thời”; Được khen thưởng thỏa đáng”; “Thời gian nghỉ ngơi giữa các ca là hợp lý” có giá trị trung bình lần lượt là 3,8833; 3,8500; 3,9833; 4,1500, giá trị kiểm định là 3 với mức ý nghĩa quan sát Sig. (2-tailed) lần lượt là 0.000; 0.000; 0.000; 0.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α là 0,05. Như vậy, với độ tin cậy 95%, có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, chấp

nhận giả thuyết H1, nghĩa là mức đánh giá trung bình chưa tới 4 nhưng trên 3, hay nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế khá lòng với các chỉ tiêu thuộc chế độ khen thưởng và thời gian làm việc tại công ty đã nêu trên.

Riêng đối với biến” thời gian nghỉ ngơi giữa các ca hợp lý” có giá trị trung bình là 4,1500 lớn hơn giá trị kiểm định là 4, mức ý nghĩa quan sát Sig. (2-tailed) là 0.107, như vậy, với độ tin cậy 95%, có không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là nhân viên tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế hài lòng với tiêu chí này ở mức trên trung lập.

Trên thực tế khảo sát, có 30% nhân viên (18 người) trong tổng số 60 nhân viên được điều tra làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin cho ý kiến trung lập với chính sách khen thưởng và thời gian làm việc ở khách sạn. 51,7% nhân viên( 31 người) và 18,3% nhân viên ( 11 người) hài lòng và rất hài lòng về chính sách này. Với việc thực hiện tốt các chính sách khen thưởng cho các nhân viên sẽ là nguồn động viên , giúp nhân viên cầu tiến, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiêm vụ công việc. Ngoài viêc công ty có nhiều chính sách khen thưởng đối với nhân viên, thì các chính sách này cũng cần phải được thực hiện một cách kịp thời, thỏa đáng công bằng giữa các nhân viên. Theo khảo sát, có 28,3% nhân viên (17 người) có ý kiến trung lập với việc thực hiện chính sách khen thưởng thỏa đáng của khách sạn , 45% nhân viên (27 người) và 26, 7% nhân viên (16 người) hài lòng và hài lòng là khách sạn thực hiên với khen thưởng thõa đáng đối với các nhân viên. Có 33 người ( 55% nhân viên) và 9 người ( 15% nhân viên) đồng ý và rất đồng ý là khách sạn thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, còn 18 người( 30% nhân viên) có ý kiến trung lập.

Việc thực hiện khen thưởng kịp thời và thỏa đáng đối với những đóng góp của nhân viên trong tổ chức sẽ tạo tâm lý tốt và khiến cho nhân viên cảm thấy mình được đối xử công bằng và được sự quan tâm của tổ chức. Qua kết quả điều tra ta có thể nói việc thực hiện các chính sách khen thưởng ở khách sạn Sài Gòn Morin Huế

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên khách sạn sài gòn morin (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w