Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên khách sạn sài gòn morin (Trang 76 - 79)

1. Kết luận

Sau quá trình tìm hiểu, điều tra định tính tại cơ sở kết hợp với lý luận, xây dựng mô hình nghiên cứu gồm có 7 thành phần: tính chất công việc, tiền lương phúc lợi, điều kiện làm việc, thăng tiến, đồng nghiệp, lãnh đạo, công đoàn. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu như sau: Hệ thống hóa được các vấn đề có tính lý luận và phương pháp đánh giá về vấn đề nghiên cứu. Làm rõ các khái niệm liên quan đến sự hài lòng với công việc và lòng trung thành của nhân viên khách sạn Saigon Morin Huế.

Sử dụng chỉ số Kaiser - Meyer - Olkin (KMO) và kiểm định Barlett để rút trích các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn Sài Gòn Morin Huế. Nhìn chung, mức độ hài lòng của nhân viên đạt trên mức trung bình.

Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của nhân viên. Theo đó, nhân tố “khen thưởng và thời gian làm việc” là có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại khách sạn, với hệ số β3 = 0,146, nhân tố “các mối quan hệ trong công việc” có tác động thấp nhất với β7= 0,067.

Đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực và nâng cao sự thỏa mãn công việc cho công nhân và nhân viên góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh của khách sạn.

Dù giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, song đề tài vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, ảnh hưởng đến giá trị kết quả nghiên cứu.

Hạn chế thứ nhất là điều kiện về mặt thời gian, nghiên cứu chỉ thực hiện trong vòng chưa đầy 1 tháng ảnh hưởng không tốt tới kết quả điều tra. Hạn chế thứ hai là do đề tài chỉ tiến hành điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản nên tính đại diện của nhân viên được chọn là không cao. Hạn chế thứ ba là nghiên cứu chỉ thực hiện tại một khách sạn nên chưa thể đại diện cho các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn ở Huế nói riêng và trong khu vực nói chung.

2. Kiến nghị.

2.1 Đối với lãnh đạo khách sạn Saigon Morin Huế.

- Khuyến kích các hoạt động tập thể. Ban lãnh đạo khách sạn có thể tổ chức các chương trình phúc lợi, các hoạt động tập thể thường xuyên nhằm gắn kết cá nhân với tổ chức, làm cho người lao động cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi được làm việc tại khách sạn.

- Đầu tư về cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt cho nhân viên; hoàn thiện hơn nữa các chế độ chính sách của công ty, bao gồm chính sách lương thưởng, đào tạo, thăng tiến; tăng cường mối quan hệ tốt đẹp trong công ty.

- Thường xuyên mời các chuyên gia tư vấn, những cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đến để nói chuyện về những bài học kinh nghiệm mà họ đúc kết được trong suốt những năm họ làm việc. Tổ chức các hội nghị công nhân viên chức để lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân viên, giải quyết những vướng mắc và những nguyện vọng của người lao động.

2.2 Đối với chính quyền các cấp.

- Tạo điều kiện để khách sạn tiếp tục hoạt động tốt, đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng như giải quyết một phần việc làm cho lao động địa phương. Ban quản lý cần thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn theo quy định của pháp luật.

- Nên có sự quan tâm hơn nữa đối với ngành du lịch ở Huế, qua đó tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nên tổ chức thêm các chương trình đào tạo, hướng nghiệp cho người lao động trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên khách sạn sài gòn morin (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w