Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG – HÀ NỘI (Trang 31 - 34)

5. Nội dung nghiên c ứu:

2.2.2.1. Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động

Như chúng ta đã biết lãi suất huy động có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô

vốn huy động của ngân hàng, ngân hàng trả lãi càng cao càng huy động được

nhiều vốn. Các ngân hàng thường phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định

duy trì lãi suất huy động ở mức nào, bởi mức lãi suất này có liên quan trực

Để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ huy động vốn, NHĐT&PT Thăng Long cần xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn

khách hàng và phù hợp với diễn biến thị trường. Chính sách này phải đảm

bảo:

- Ngân hàng có thể tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương

xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện quy mô, thời hạn, tính ổn định…

- Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp

nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi

nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào những tài sản sinh

lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả

chi phí vốn.

- Khách hàng cũng thu được lợi ích cao nhất từ việc gửi tiền vào ngân hàng.

- Phù hợp với diễn biến thị trường về lãi suất, lạm phát, tỷ giá… trong

từng thời kỳ cụ thể.

- Ngân hàng có khả năng cạnh tranh về mặt lãi suất so với các ngân hàng khác trong việc huy động vốn.

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ huy động

vốn NHĐT&PT Thăng Long nghiên cứu thực thi chính sách lãi suất theo hướng sau:

- Lãi suất phải được xác định trên cơ sở cung cầu về vốn, duy trì mức

chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay, đầu tư như hiện tại

hoặc cao hơn, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần theo dõi diễn biến của lãi suất trên thị trường, mức lạm phát… để điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp, đảm

bảo lãi suất thực dương, lãi suất huy động danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát. Có như vậy người dân mới gửi tiền vào ngân hàng thay vì cất trữ dưới dạng

vàng, ngoại tệ hay đầu tư vào các hình thức khác.

- Chi nhánh thường xuyên bám sát tình hình biến động lãi suất thị trường, chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ, chính sách tiền tệ của NHNN, để đưa ra nhận định dự báo sát thực, kịp thời thông tin và phối hợp

chặt chẽ với các chi nhánh để có sự chủ động chuẩn bị, thống nhất và ứng phó

với những biến động về lãi suất và đưa ra cơ chế lãi suất đảm bảo hợp lý và có sức cạnh tranh.

- Hội sở chính tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành lãi suất huy động, FPT

theo hướng đơn giản, linh hoạt, tăng sự chủ động và khả năng cạnh tranh đối

động vốn. Nghiên cứu áp dụng FTP lũy tiến đối với chi nhánh để khuyến khích chi nhánh tăng huy động vốn, tăng trách nhiệm cân đối vốn của chi

nhánh.

+ áp dụng FTP mua vốn cao đối với chi nhánh có hệ số Q<1

+ áp dụng FTP bán vốn cao đối với chi nhánh có hệ số Q >1

- Nên có sự phân đoạn khách hàng để áp dụng những mức lãi suất cụ thể

phù hợp với từng đoạn khách hàng. Đối với những khách hàng gửi số tiền lớn,

thời gian dài, những khách hàng truyền thống sẽ được nhận mức lãi suất huy động cao hơn. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức lãi suất thoả thuận đối với

những khách hàng này.

Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, có tính cạnh tranh cao có thể làm

tăng chi phí huy động vốn nhưng kết quả thu được là quy mô vốn huy động tăng, cơ cấu hợp lý, sự ổn định cao hơn từ đó hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro

thanh khoản.

2.2.2.2.Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư

Vốn huy động chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được sử dụng một cách

an toàn và triệt để, vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và đầu tư là

một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

dịch vụ huy động vốn. Ngân hàng phải xây dựng được các kế hoạch cho vay và đầu tư cụ thể. Trên cơ sở đó hoạch định chiến lược huy động vốn cho từng

thời kỳ tiếp theo, đảm bảo ngân hàng luôn có đủ vốn cho nhu cầu kinh doanh,

tránh những tác động xấu của việc ứ đọng hoặc thiếu vốn.

Đồng thời, ngân hàng cũng cần tiến hành cho vay và đầu tư một cách có

chọn lọc đảm bảo rủi ro thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Những dự án cho vay và đầu tư của ngân hàng phải được thẩm định kỹ càng trước khi quyết định. NHĐT&PT Thăng Long cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm hướng cơ

cấu dư nợ biến đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, giảm

dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xu hướng biến đổi này của cơ cấu dư nợ sẽ đảm bảo cho hoạt động sử

dụng vốn của ngân hàng được an toàn và hiệu quả hơn.

Đối với hoạt động đầu tư ngân hàng nên tăng cường đầu tư vào các

giấy tờ có tính an toàn cao như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ… Để

tận dụng nguồn vốn trung dài hạn ngân hàng có thể gia tăng quy mô đầu tư

vào các giấy tờ có giá trung dài hạn. Đầu tư vào những loại giấy tờ có giá này vừa đảm bảo mang lại thu nhập vừa đảm bảo gia tăng nguồn dự trữ thanh

khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cường lựa chọn

những đối tác, những công ty lớn, có uy tín, hoạt động hiệu quả để tham gia

liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

Mặt khác, tiếp tục theo dõi và quản lý chặt nhóm nợ xấu, nợ quá hạn

phát sinh, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay không để phát sinh thêm nhiều nợ

xấu, áp dụng các biện pháp để xử lý và thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG – HÀ NỘI (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)