BẢNG CHI PHÍ PHÁT SINH HOÀN THÀNH TỦ ĐIỆN H2000XW800XD

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Điện_Điện tử 3C.” (Trang 91 - 101)

(Trích) SỔ CÁI TÀI KHOẢN

BẢNG CHI PHÍ PHÁT SINH HOÀN THÀNH TỦ ĐIỆN H2000XW800XD

Tỷ lệ giá thành = 2.967.834.165 = 0,98 3.028.402.317

Lấy ví dụ tính giá thành thực tế 10 Tủ điện H2000xW800xD225

Giá thành đơn vị kế hoạch của sản phẩm tủ điện H2000xW800xD225: 3.575.386 đ

Giá thành đơn vị thực tế của tủ điện H2000xW800xD225 là: 3.575.386 x 0,98 = 3.503.878 (đ/sp)

Tổng giá thành thực tế của 10 tủ điện H2000xW800xD225 là: 3.503.879 x 10 = 35.038.780 (đ) BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH TỦ ĐIỆN H2000XW800XD225 Tháng 11 năm 2012 Số lượng: 10 Chiếc KMCP Tổng GTKH theo SLTT Tủ điện H2000xW800xD225 Tỷ lệ phân bổ Tổng giá thành GT đơn vị sản phẩm CP NVLTT 27.888.011 0,98 27.330.250 2.733.024 CP NCTT 5.470.340 0,98 5.360.932 536.094 Biến phí SXC 2.395.509 0,98 2.347.598 234.760 Cộng 35.753.860 35.038.780 3.503.878

BẢNG CHI PHÍ PHÁT SINH HOÀN THÀNH TỦ ĐIỆNH2000XW800XD225 H2000XW800XD225

Tháng 11 năm 2012 Số lượng: 10 chiếc Chi phí

Tên phân xưởng NVLTT NCTT Biến phí SXC

Thái Hữu Đặng Trang 91 CQ_47/21.05

1. Phân xưởng cơ khí 9.888.011 1.867.500 734.300

2.Phân xưởng đúc 8.515.030 1.415.300 921.000

3.Phân xưởng sơn 5.323.000 1.150.000 347.800

4.Phân xưởng lắp ráp 4.161.970 1.037.540 392.409

Tổng 27.888.011 5.470.340 2.395.509

2.2.5 Tổ chức ghi nhận và cung cấp thông tin.

Từ chứng từ gôc liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ thuộc các yêu tố như vật tư (phiếu xuất kho, phiếu nhập kho...), tiền lương ( bảng tình lương phải trả), khấu hao tài sản cố định (bảng tính hao mòn tài sản cố định), tiền mặt (Phiếu thu, phiếu chi), tiền gửi ngân hàng (giấy báo Nợ, giấy báo Có) hạch toán vào các khoản mục chi phí tương ứng ghi các sổ tổng hợp, chi tiết.

 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Tại kho: Hàng tháng, căn cứ vào các đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sẽ

lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm cho từng phân xưởng. Từ kế hoạch sản xuất này, công ty sẽ mua vật tư nhập vào kho của các phân xưởng. Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng và tính hợp lý của vật tư, xác định số lượng tồn cuối kì rồi chuyển lại các phiếu nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu lại cho kế toán vật tư.

Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự

biến động của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng cho trực tiếp sản xuất và gián tiếp cho các phân xưởng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ do khối thống kê kiêm thủ kho phân xưởng nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, khối lượng và tổng số tiền, sau đó phân loại chứng từ và ghi vào các sổ chi tiết. Cuối kì hoạch toán, kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn nguyên vật

liệu đồng thời kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật tư, kế toán lấy số liệu ghi vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn.

 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.

Tại phân xưởng sản xuất: Hàng ngày, các quản đốc phân xưởng tiến

hành chấm công cho công nhân trực tiếp sản xuất trong xưởng và các nhân viên phân xưởng vào bảng chấm công và gửi cho phòng kế toán.

Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được bảng chấm công, kế toán tiền

lương tính toán lương cho từng người, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất. Sau đó lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương và chuyển bảng tính lương xuống cho kế toán chi phí giá thành, kế toán trưởng duyệt.

 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Tại phân xưởng: Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho

nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, bảng chấm công cho nhân viên phân xưởng; Các phiếu thu chi về chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, internet… và các chi phí bằng tiền khác. Khối thống kê tại các phân xưởng sẽ tổng hợp chứng từ sau đó gửi cho phòng kế toán.

Tại phòng kế toán: Sau khi nhận được các chứng từ do khối thống kê

phân xưởng gửi lên sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, lập các bảng phân bổ và vào sổ chi tiết.

 Kế toán tổng hợp chi phí, tính giá thành.

Tại phân xưởng: Hàng tháng, khối thống kê sẽ thống kê số sản phẩm

hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối tháng cũng như mức độ hoàn thành rồi lập các bảng kê khối lượng sản phẩm dở dang và hoàn thành gửi cho phòng kế toán.

Tại phòng kế toán: Tiến hành tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm,

đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức vật tư, tiến hành phân bổ các khoản chi phí và tính giá thành. Các phương pháp công ty sử dụng trong quá trình tính giá thành như sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp.

Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo phân xưởng.

2.2.6 Tổ chức sử dụng thông tin kế toán phục vụ quản lý.

Cuối mỗi tháng, quý, 6 tháng hoặc cuối năm, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý tính giá thành của công ty, kế toán giá thành sẽ tiến hành xem các sổ chi tiết để tập hợp chi phí phục vụ cho quá trình tính giá thành sản phẩm như sau:

 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kế toán tập hợp chi phí từ các phiếu nhập xuất vật tư do kế toán vật tư gửi lên. Ngoài ra, kế toán chi phí có thể xem báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu để xác định được số lượng thực xuất các vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, đồng thời cập nhật các định mức tiêu hao vật tư do phòng kỹ thuật công ty xác định để tính toán, phân bổ các chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ.

 Đối với chi phí nhân công trực tiếp.

Kế toán chi phí giá thành sẽ tiến hành tổng hợp thông qua “Bảng phân bổ tiền lương” do kế toán tiền lương lập.

 Đối với chi phí sản xuất chung.

Kế toán sẽ tiến hành việc tập hợp số liệu trên các phiếu thu chi từ kế toán thanh toán, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ từ kế toán tài sản cố định, bảng thanh toán lương cho nhân viên quản lý chung phân xưởng từ kế toán tiền lương.

Việc chia nhỏ các tiểu mục chi phí trong từng khoản mục chung sẽ giúp kế toán giá thành kiểm soát được tỉ lệ của các chi phí trong toàn bộ giá thành sản phẩm, từ đó đảm bảo được sự chính xác, phân bổ hợp lý theo các tiêu

thức khác nhau, đồng thời góp phần vào việc tham mưu cho các cấp quản lý trong việc tiết kiệm chi phí theo khoản mục, hạ giá thành, từ đó làm cơ sở cho việc giảm giá bán của sản phẩm.

 Đối với sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Cuối tháng, các phân xưởng sẽ tiến hành thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và chuyển các số liệu để kế toán thành phẩm lập sổ chi tiết TK155 và báo cáo nhập xuất tồn thành phẩm, từ đó kế toán chi phí giá thành sẽ xác định được mức độ hoàn thành sản phẩm sản xuất trong kỳ tính giá, qua đó có thể tiến hành tính toán giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sau khi đã tiến hành tập hợp xong các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và đánh giá sản phẩm dở dang liên quan đến phân xưởng cần tính giá thành cho các sản phẩm trong đó, kế toán giá thành sẽ tiến hành tính giá cho từng loại sản phẩm trong phân xưởng theo các phương pháp đã được xác định trước.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI

CÔNG TY TNHH ĐIỆN_ĐIỆN TỬ 3C.

3.1Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Điện_Điện Tử 3C.

Qua thời gian thực tập ở công ty, dựa vào kiến thức bản thân tiếp thu tại nhà trường và qua nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét sau:

3.1.1 Những ưu điểm.

3.1.1.1 Về công tác quản lý

Trong quá trình hình thành và phát triển, với nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường .

Có được những thành tựu đó phải kể đến sự cố gắng vượt bậc của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn thể công ty, trong đó có sự đóng góp của phòng Tài Chính Kế toán của công ty là không nhỏ. Những thành tựu đó được thể hiện cụ thể trên các mặt như sau:

 Về tổ chức quản lý:

Công ty đã chủ động xây dựng bộ máy quản lý hạch toán khoa học hợp

lý, có hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của công ty cũng như phù hợp với yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường. Với mô hình quản lý của mình công ty đã hoàn toàn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều uy tín trên thị trường .

Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty được sắp xếp khá gọn nhẹ và khoa học. Các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho ban lãnh đạo công ty quản lý kinh tế, tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học hợp lý.

Về bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có đầy đủ năng lực, lòng nhiệt tình trong công việc… được bố trí hợp lý, phù hợp với khả năng cũng như chuyên môn của mỗi người, giúp cho nhân viên kế toán có thể phát huy được tối đa những điểm mạnh của bản thân từ đó đạt được nhiều thành tích trong công việc của mình được giao. Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung là phù hợp với doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, trang bị phương tiện ghi chép, tính toán hiện đại. Mô hình này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo ra quyết định đúng đắn. Mô hình kế toán này cũng đã đi vào nề nếp tạo điều kiện cho việc thu thập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán được tiến hành nhanh chóng, xử lý thông tin kịp thời góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty.

 Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán

Công ty sử dụng hệ thống các chứng từ, sổ sách tương đối đầy đủ theo quy định chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành song vẫn phù hợp với đặc điểm riêng của công ty .Hệ thống chứng từ, sổ sách này được tổ chức luân chuyển khoa học, chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, qua đó tăng cường hiệu quả làm việc, lập báo cáo tài chính chính xác và hợp lý.

Phương pháp kế toán được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm của công ty. Nó cho phép phản ánh một cách kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý doanh nghiệp.

Việc áp dụng hình thức lương theo giờ công lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào đơn giá giờ công lao động và số giờ công lao Thái Hữu Đặng Trang 97 CQ_47/21.05

động hoàn thành đạt chất lượng tại công ty đã khuyến khích được công nhân tăng năng suất lao động. Như vậy vừa góp phần tăng sản lượng và thu nhập cho công ty đồng thời cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Về phần mềm kế toán đang áp dụng

Bắt đầu từ năm 2010, công ty đã thực hiện tổ chức kế toán trên máy vi tính theo chương trình phần mềm kế toán Misa Net.10. Việc ứng dụng tin học trong công tác đã tạo điều kiện cho việc xử lý, thu nhận thông tin một cách kịp thời hữu ích .Việc áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán giúp giảm khối lượng công việc đối với công ty có các nghiệp vụ xuất nhập xảy ra liên tục, điều này tăng khả năng kiểm tra đối với hàng tồn kho, kiểm tra chi phí nguyên vật liệu một cách nhanh chóng để đối chiếu với định mức công ty đã giao từ đó đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu vượt định mức hay không.

 Về việc vận dụng chế độ kế toán.

Công ty TNHH Điện - Điện tử 3C áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

3.1.1.2 Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Công ty TNHH Điện - Điện tử 3C hoạt động lâu năm, công ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí, cùng với quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp, qua nhiều công đoạn....nên việc đánh giá sản phẩm dở theo chi phí định mức là hoàn toàn thích hợp.

3.1.2 Những nhược điểm còn tồn tại.

Trong những năm qua, chế độ kế toán và chính sách thuế có rất nhiều sự thay đổi nên công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty TNHH Điện - Điện tử 3C vẫn còn những hạn chế :

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hiện nay công ty không lập bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, để phản ánh số nguyên liệu vật liệu xuất dùng vào sản xuất cho các đối tượng sử dụng. Đây cũng là một nhược điểm.

- Tập hợp chi phí vận chuyển vật tư sản xuất thuê ngoài

Thông thường vật tư mua về thường được vận chuyển về bằng xe của công ty. Tuy nhiên khi thuê ngoài vận chuyển vật tư thì chi phí thuê ngoài không được kế toán hạch toán vào trị giá nhập mà kế toán công ty nhập vào chi phí sản xuất chung – 6278. Theo nguyên tắc giá gốc thì chi phí vận chuyển này phải được hạch toán vào giá gốc của vật tư.

- Bộ máy kế toán của công ty:

Bộ máy kế toán của công ty khá cồng kềnh, có quá nhiều nhân viên kế toán (9 người) đảm đương những phần hành nhỏ lẻ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả đối với một công ty có quy mô không lớn như công ty TNHH Điện - Điện tử 3C.

- Và một số hạn chế khác…

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, em xin mạnh dạn trình bày những ý kiến cụ thể có thể áp dụng nhằm cải thiện một cách cơ bản công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

3.2Một số ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Điện_Điện Tử 3C.

 Ý kiến 1: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ.

Hiện tại Công ty không lập bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ làm cho công việc tính giá thành mất nhiều thời gian và nhiều khi không chính xác do phải tổng hợp từ các sổ chi tiết TK 621, TK 6272, TK 6273. Em xin trình bày cách lập bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Điện_Điện tử 3C.” (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w