Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Điện - Điện tử 3C qua 2 năm 2011, 2012.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Điện_Điện Tử 3C.
Thái Hữu Đặng Trang 47 CQ_47/21.05 ĐVT: VNĐ
Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất tại Nhà máy sản xuất
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc điều hành:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của nhà máy. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của nhà máy. Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Công ty. Kiến nghị các phương án trong sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc kỹ thuật:
Là người chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề về kỹ thuật, thực hiện kế hoạch, điều hành sản xuất của nhà máy, chỉ đạo các phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và các xưởng sản xuất.
Là người phân tích cấu trúc và rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt; dự báo những yêu cầu tài chính, lên kế hoạch chỉ tiêu; thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu nhập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính.
Các phòng ban:
Phòng kỹ thuật: Phụ trách thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghệ, cải tiến sản phẩm và nghiên cứu đề tài khoa học. Lên dự trù vật tư các sản phẩm, lập định mức kỹ thuật và định mức công nghệ, quản lý thiết bị và an toàn lao động.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư hàng tháng và hàng năm. Theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng phân xưởng.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Cung cấp các thông tin cần thiết cho ban giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất, theo dõi đầy đủ tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, theo dõi vốn, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giá trị tài sản ,… Thanh toán, quyết toán tiền thưởng, lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng hành chính: Quản lý cán bộ, tuyển dụng, đào tạo nhân lực, tổng hợp tiền lương, tiền thưởng hàng tháng của cán bộ công nhân viên, giải quyết công tác về hành chính như đánh máy, văn thư, quản lý nhà ăn,…
Các đơn vị sản xuất:
Tổ cắt: Cắt tôn cuộn, tôn tấm thành những chi tiết của sản phẩm như trong bản vẽ đã được thiết kế
Tổ Đột: Đột lỗ các chi tiết sản phẩm ( nếu cần) Tổ Hàn: Hàn các chi tiết lại với nhau
Tổ PU: Bơm Panel vào lõi giữa 2 tấm tôn ( nếu cần) Tổ gấp: Uốn các tấm tôn, sắt, thép theo bản vẽ
Tổ sơn: Sơn, mạ các chi tiết bằng sơn bột tĩnh điện, sơn Vipect,… Tổ lắp ráp: Lắp các chi tiết sản phẩm lại với nhau, hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm cũng được kiểm định và thử nghiệm độ an toàn tại đây.
Tổ cơ điện: Sửa chữa và bảo trì các máy móc tại nhà máy.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty.
2.1.3.1 Các lĩnh vực kinh doanh chính.
Sản xuất các sản phẩm cơ khí như tủ mạng, thang mang cáp, vỏ tủ điện, shelter cho BTS, tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển, thiết bị điện tử…
Phân phối ủy quyền các thiết bị đóng cắt trung thế, hạ thế của hãng Schneider Electric, phân phối độc quyền các sản phẩm Voice-Data-Image (VDI) của hãng Clipsal thuộc tập đoàn Schneider Electric.
Đối tác phân phối thiết bị điện, thiết bị đóng cắt trung thế - hạ thế, biến áp, biến tần, bộ điều khiển của các hãng như:LS Industrial, Mitsubitshi Electric, Huyndai industries, ABB, IDEC ZUMI, Autonics, Epcos, Shamwa, Ducati.
Cung cấp và lắp đặt các sản phẩm máy phát điện dự phòng từ 1KVA tới 2500KVA của các hãng như Kohler, Cummins, CoolPower, Denyo, Kipor, Honda, Sản xuất và lắp ráp các bộ chuyển nguồn (ATS) lên tới 5000A cho các toàn nhà, nhà máy công nghiệp, trung tâm viễn thông.
Cung cấp hệ thống ÚP cho hệ thống viễn thông, công nghệ thông tin, của các hãng trên thế giới như APC, Santak…
Kinh doanh các sản phẩm cáp điện bọ, cáp trần, cáp điều khiển, dây điện hạ thế của các hãng như Goldcup, LS Vina, Taya, Trần
Phú, Cadivi, Goldsun. Tư vấn, cung cấp và lắp đặt hệ thống Busway cho các toàn nhà cao tầng.
Tư vấn thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện lạnh (HVAC) bao gồm điều hòa trung tâm, điều hòa chính xác, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa cục bộ. Cung cấp các sản phẩm điện lạnh của các hãng như: TRANE, DAIKIN, Reetech, Mitsubitshi, Honeywell. Lắp ráp máy tính cá nhân, máy chủ nội địa.
Kinh doanh các sản phẩm CNTT và viễn thông (Sản phẩm của các hãng Quốc tế).
Tích hợp hệ thống trung tâm thông tin, viễn thông. Tư vấn thiết kế hệ thống thông tin và truyền thông.
Cho thuê các hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông (phần cứng), cho thuê các dịch vụ phần mềm cà CSDL.
Dịch vụ bảo trì các hệ thống CNTT và viễn thông (Hệ thống lớn).
2.1.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Điện_Điện Tử 3C.
Toàn bộ hệ thống quản lý của Công ty 3C Electric được áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008. Quy trình sản xuất áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 và ISO 14000. Các sản phẩm vỏ tủ điện do công ty 3C Electric sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn IEC và TCVN. Các sản phẩm khi sản xuất đều được kiểm định và thử nghiệm độ an toàn trước khi xuất xưởng về độ cách điện, thử nghiệm xung điện áp cao, độ phát nóng, thử hoạt động không tải và có tải theo tiêu chuẩn IEC như tiêu chuẩn về lắp ráp và đóng cắt tủ đóng cắt và điều khiển trong IEC 94039 – 1, tiêu chuẩn ngăn ngừa sự cố hồ quang bên trong IEC 61641, hệ thống cấp độ bảo vệ IEC 60259, các thiết bị được sử dụng trong hệ thống tủ điện của công ty được kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60947 – 2, IEC 60947– 4–1.
Nội dung cơ bản của quy trình sản xuất các tủ điện có thể khái quát như sau: Từ nguyên vật liệu chính như tôn tấm, tôn bản mã dày,… thông qua
Cắt thành các chi tiết
Đột lỗGấp (uốn) theo bản vẽ
Hàn và mài bóng
Sơn
Lệnh sản xuất kèm bản vẽ và số lượngCắt, cán sóng tôn trên dây chuyềnĐột lỗ cần thiết (nếu có)
Gấp mép liên kếtGhép phôi và đưa vào khuôn ép
Bơm hóa chất PU vào tấmVệ sinh bao gói rồi nhập kho các bước gia công: cắt (do tổ cắt đảm nhiệm) tạo ra những tấm tôn có kích thước trong bản vẽ; sau đó chuyển sang tổ đột, tổ gấp, tổ hàn để tạo ra các chi tiết cho sản phẩm; Sau khi các chi tiết được hoàn thành hết phần thô thì được chuyển sang tổ PU và tổ sơn để hoàn thành các công đoạn tiếp theo. Có một số chi tiết không cần sử dụng PU thì được chuyển sang tổ lắp ráp. Có một số chi tiết cần mạ kẽm thì được thuê ngoài hoàn thành. Công đoạn cuối cùng là lắp ráp các chi tiết để hoàn thành sản phẩm (do tổ lắp ráp đảm nhiệm). Tóm lại sản xuất sản phẩm cần trải qua 4 phân xưởng liên tục. Từ phân xưởng cơ khí, chuyển sang phân xưởng sơn, sau đó là phân xưởng PU và cuối cùng sang phân xưởng lắp ráp hoàn thành sản phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm a.Phân xưởng Cơ khí: