1.4.5. Phân tích các vị thuốc.
Mộc thông 木通 (Caulis Clematidis)
Bộ phận dùng: dùng thân leo đã phơi hay sấy khô cây Tiểu Mộc thông
(Clematis armandii Franch) hoặc cây Tú cầu đằng (Clematis montana Buch. -
Ham. ex DC).
Tên khoa học: Clematis armandii Franch. Thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae).
Tên khác: còn gọi Tam diệp mộc thông
Tính vị - Quy kinh: đạm, khổ, hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường, bàng quang.
Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Chủ trị: phù
thũng, đái dắt, đái buốt, khớp tê đau, kinh nguyệt bế tắc, tắc tia sữa, ít sữa. Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ [25], [64], [65]: dùng Mộc thông,
Mã đậu linh chế thành thuốc sắc: (1ml tương đương 1g dược liệu) tiêm vào tĩnh mạch chó và thỏ đã gây mê bằng phenol bacbital. Kết quả không thấy có
tác dụng lợi tiểu mà lại có lúc nước tiểu giảm xuống. Nước sắc Mộc thông, Mã đậu linh dùng với liều nhỏ có tác dụng hưng phấn sức bóp của tim mạnh lên, ngược lại liều lớn có tác dụng làm yếu sức co bóp của tim, cuối cùng dẫn đến ngừng đập ở thể tim giãn. Liều trung bình thì làm cho tâm thất ngừng ở trạng thái tâm thu, còn tâm nhĩ thì ngừng ở thể tâm trương.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 3 - 8g, dạng thuốc sắc. Mạch môn đông 麦门冬 (Radix Ophiopogonis japonici). Bộ phận dùng: dùng rễ củ đã phơi hay sấy khô cây Mạch môn đông.
Tên khoa học: Ophiopogon Japonicus (L.f.) Ker-Gawl. Thuộc họ Mạch môn đông (Convallariaceae).
Tên khác: Thốn đông, Đại mạch đông, Cây lan tiên, Mạch đông, Dương cửu, Ô cửu, Dương tề, Ái cửu, Vũ cửu, Tuyệt cửu, Bộc điệp, Dương thử, Vũ phích.
Tính vị - Quy kinh: cam, vi khổ, vi hàn, vào các kinh tâm, phế, vị. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: dưỡng vị, sinh tân, nhuận phế, chỉ ho, thanh tâm, trừ phiền,
nhuận tràng, thông tiện. Chủ trị: phế ráo, ho khan, tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát, trường ráo táo bón.
Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Thuốc có tác dụng tăng lượng huyết động mạch vành, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện lực co bóp cơ tim và chống rối loạn nhịp tim, trên thực nghiệm, thuốc còn có tác dụng an thần.
Thuốc có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu trắng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn.
Đảng sâm 党参 (Radix Codonopsis javanicae).
Bộ phận dùng: dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đảng sâm.
Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.). Thuộc họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Tên khác: Phòng đảng Sâm, Lộ đảng, Đài đảng, Sứ đầu sâm. Tính vị - Quy kinh: vị ngọt, tính bình (hơi ôn), vào kinh phế, tỳ. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: bổ tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát. Chủ trị: Tỳ Vị suy
kém, Phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Kết quả nghiên cứu theo dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Tác dụng tăng sức: thực nghiệm cho thấy Đảng sâm có tác dụng chống mỏi mệt và tăng sự thích nghi của súc vật trong môi trường nhiệt độ cao.
Đối với hệ tiêu hóa: dịch của Đảng sâm làm tăng trương lực của hồi tràng chuột Hà lan cô lập.
Đối với hệ tim mạch: cao lỏng Đảng sâm và chiết xuất cồn tiêm tĩnh mạch chó và thỏ gây mê có tác dụng hạ áp trong thời gian ngắn. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết xuất với liều dùng 2g/kg cho mèo gây mê có tác dụng tăng cường độ co bóp của tim, tăng lưu lượng máu cho não.
Đối với máu và hệ thống tạo máu :
* Dịch, cồn và nước sắc Đảng sâm đều có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu trong đó lượng bạch cầu trung tính tăng còn lượng tế bào lymphocyte lại giảm. Dịch tiêm Đảng sâm tăng nhanh máu đông mà không có tác dụng tán huyết.
* Tiêm Đảng sâm vào con thỏ bình thường thấy lượng đường huyết tăng lên. Tác giả cho rằng sở dĩ Đảng sâm làm tăng lượng đường huyết là do thành phần Hydratcarbon trong Đảng sâm vì khi tiêm hoặc cho uống Đảng sâm đã
cho lên men để loại chất đường đều không làm cho lượng huyết đường tăng lên.
Ngoài ra, Đảng sâm còn có tác dụng làm hưng phấn tử cung cô lập của chuột cống, phát triển nội mạc tử cung kiểu Progesteron mức độ nhẹ, gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở súc vật mẹ cho con bú, nâng cao Corticosterone trong huyết tương, nâng cao đường huyết.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 20 - 40g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu.
Đương quy 当归 (Radix Angelicae sinensis).
Bộ phận dùng: dùng rễ (Radix Angelicae sinensis) của cây đã
trồng được 3 năm.
Tên khoa học: Anggelica sinensis (Oliv.) Dieis, (Angelica polymorpha Maxim.var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Tên khác: Can quy, Sơn kỳ, Bạch kỳ, Văn vô, Tần quy, Thảo
đầu quy,Mã vĩ quy, Đại cần, Danh bệ, Tượng mã, Khích hy, Nữ nhị thiên, Địa tiên viên, Di linh chi, Tăng am thảo, Đương quy, Tần đương quy, Tây đương quy, Toàn đương quy, Đương quy thân, Bạch quy thân, Đương quy vĩ, Đương quy tu, Du đương quy, Tửu sao đương quy, Thổ sao đương quy.
Tính vị - Quy kinh: cam, tân, ôn, vào các kinh Can, Tâm và Tỳ. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng.
Chủ trị: huyết hư, chóng mặt, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư, phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.
Đương quy chích rượu: dùng điều trị bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.
Quy vĩ: hoạt huyết, hoá ứ.
Quy thân: dưỡng huyết, bổ huyết. Quy đầu: chỉ huyết.
Kết quả nghiên cứu theo dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Tăng huyết sắc tố và hồng cầu: dịch ngâm Đương qui cho chuột nhắt uống làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này có quan hệ với hàm lượng Vitamin B12 và acid Folic trong Đương qui.
Đối với tim mạch: Đương qui có tác dụng làm giãn động mạch vành, giảm tiêu hao lượng ô xy của cơ tim, giảm ngưng tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối, có tác dụng làm giảm rối loạn nhịp tim và hạ lipid huyết. Đương qui có tác dụng làm giãn huyết quản ngoại vi, làm dịu co thắt cơ trơn của huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu, vì thế Đương qui có tác dụng giảm đau.
Đương qui có tác dụng: nhuận tràng, thông tiện, tăng sức đề kháng, kháng khuẩn.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Hoàng kỳ 黄芪 (Radix Astragali membranacei).
Bộ phận dùng: dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây Hoàng kỳ.
Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge. Thuộc họ đậu (Fabaceae).
Tên khác: Đái thảm, Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm, Vương tôn, Dương nhục, Hoàng thị, Miên kỳ, Đái phấn, Đố phụ, Cam bản ma, Bách dược miên, Hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Chích hoàng kỳ, Thanh chích kỳ, Mật chích kỳ, Đại hữu kỳ, Miên hoàng kỳ, Mạc giáp hoàng kỳ, Thượng hữu kỳ, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy hoàng kỳ, Đại hoàng kỳ, Thổ hoàng kỳ, Nham hoàng kỳ, Độc căn, Nhị nhân đài, Thổ sơn
bạo phương căn, Miên hoàng kỳ, Thượng hoàng kỳ, Mật chích hoàng kỳ, Thanh chích hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ, Sinh hoàng kỳ bì.
Tính vị - Quy kinh: cam, ôn, vào kinh Phế và Tỳ. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: bổ khí cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ. Chủ trị: khí hư
mệt mỏi, kém ăn, trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết, ra mồ hôi, nhọt độc khó vỡ, nội nhiệt tiêu khát, viêm thận mạn.
Hoàng kỳ chích mật: kiện tỳ, ích khí.
Sinh Hoàng kỳ: cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ.
Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Tác dụng lợi tiểu.
Tăng lực co bóp của của tim bình thường. Hạ áp.
Đối với thận và niệu đạo: Hoàng kỳ cùng dùng với Đảng sâm trị protein niệu do thận hư nhiễm mỡ. Dùng liều cao thuốc có tác dụng làm giảm protein niệu. Dùng lượng lớn Hoàng kỳ có thể giảm phù và cải thiện trạng thái dinh dưỡng của cơ thể.
Kháng khuẩn.
Thông thảo 通草 (Medulla Tetrapanacis).
Bộ phận dùng: dùng lõi thân khô của cây Thông thảo.
Tên khoa học: Tetrapanax papyrifera (Hook.) K.Koch. Thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).
Tên khác: cây Thông thoát.
Tính vị - Quy kinh: cam, đạm, vi hàn, vào các kinh phế, vị. Tác dụng dược lý [21], [25], [31], [65]:
Theo YHCT: thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, hạ sữa. Chủ trị: ngũ lâm,
thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.
Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ: chưa có tài liệu ghi chép.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 3 - 5g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Cát cánh 桔梗 (Radix Platycodi grandiflori).
Bộ phận dùng: dùng rễ củ phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh.
Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC. Thuộc họ Hoa chuông (Campanụlaceae).
Tên khác: Tề ni, Bạch dược, Cánh thảo, Lợi như, Phù hổ, Lư như, Phương đồ, Phòng đồ, Khổ ngạch, Mộc tiện, Khổ cánh, Cát tưởng xử, Đô ất la sất .
Tính vị - Quy kinh: khổ, tân, hơi ôn, vào kinh phế. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: ho đờm
nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt. Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Ảnh hưởng đối với hệ hô hấp: cho chó và mèo đã gây mê uống nước sắc Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, chứng minh rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh.
Tác dụng nội tiết: nước sắc Cát cánh làm giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ.
Tác dụng chuyển hóa lipid: trên thí nghiệm, cho chuột uống nước sắc Cát cánh, thấy có tác dụng giảm Cholesterol ở gan.
Tác dụng chống nấm: trong thí nghiệm, nước sắc Cát cánh có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da thông thường.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 3 - 9g, dạng thuốc sắc. Ý dĩ nhân 薏苡仁 (Semen Coicis).
Bộ phận dùng: hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Ý dĩ. Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L.Thuộc họ Lúa (poaceae).
Tên khác: Giải lễ, Dĩ thực, Dĩ mễ, Mễ châu, Ý mễ nhân, Ý châu tử Thảo ngư mục, Ngọc mễ, Khởi mục, Châu tử nhan, Bồ lô ốc viêm, Hữu ất mai, Ý thử, Cảm mễ, Hồi hồi mễ, Tây phiên thuật, Thảo châu chi, Cống mễ.
Tính vị - Quy kinh: cam, hàn, vào kinh Tỳ, Phế. Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thảm thấp. Chủ trị: phù thũng, tê thấp chân tay co rút, ỉa chảy do tỳ hư, phế ung, trường ung (viêm ruột thừa), cước khí.
Kết quả nghiên cứu dược lý YHHĐ [21], [25], [64], [65]:
Tác dụng đối với hệ hô hấp: liều thấp thuốc gây kích thích hô hấp, liều cao thuốc ức chế hô hấp. Thuốc cũng có tác dụng làm giãn phế quản.
Tác dụng trên tế bào khối u: Ý dĩ nhân có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Tác dụng trên cơ vân: làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 10 - 30g. Móng sừng lợn 七孔猪蹄.
Khái niệm: móng sừng lợn là một loại sừng cứng bao bọc kín hết ngón chân lợn.
Tên khác: móng chân lợn, trư đề, thất khổng trư đề, dã trư đề, móng sừng lợn, trư cước, trư tứ túc, trư đề giáp ...
Tên khoa học: Pigis toenail.
Tính vị - quy kinh: vị ngọt mặn, tính bình, không độc, vào Vị kinh. Công dụng - chủ trị: móng sừng lợn có tác dụng bổ trung ích khí, lợi sữa, bổ huyết, dưỡng thai, làm đẹp da, chủ trị các chứng bệnh như sản phụ khí huyết suy nhược, thiếu sữa hoặc mất sữa, ung thũng, nhọt độc.
Tác dụng dược lý:
Theo YHCT: móng sừng lợn có thể làm tăng thận tinh, làm mạnh lưng
và chân, bồi bổ vị dịch mà làm da dẻ sáng nhuận, cơ bắp vững chắc, dưỡng huyết mà làm tăng tiết sữa nhiều hơn so với thịt thường.
Nghiên cứu dược lý YHHĐ [63], [64], [65]: móng sừng lợn khá giàu
chất dinh dưỡng, ngoài đạm và chất béo còn có nhiều canxi, phốt pho, sắt, magiê, mangan, kẽm, các vitamin B, A. Ngoài ra, móng sừng lợn còn có systine, myoglobin là nguồn cung cấp collagen rất tốt. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng người già và người gầy yếu nếu thường xuyên ăn móng sừng lợn sẽ cải thiện được chức năng tích nước kém của các tế bào mô, thúc đẩy quá trình tạo hemoglobin và hồng cầu.
Cách dùng, liều lượng: ngày dùng 6 - 9g (sắc) dạng bột sau khi đã chế hoặc 1 - 2g thuốc tán/lần.
Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.
Chất liệu nghiên cứu là "Cốm lợi sữa". Thành phần của cốm lợi sữa này chính là bài thuốc cổ phương "Thông nhũ đơn".
* Thành phần “Cốm lợi sữa": gồm có: TT Tên vị thuốc Số lượng (g) Tiêu chuẩn 1 Đảng sâm (Radix Codonopsis javanicae) 12 DĐVN III 2 Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 12 DĐVN III
3 Mộc thông (Caulis Clematidis) 10 DĐVN III
4 Sinh hoàng kỳ (Radix Astragagali membranacei) 12 DĐVN III 5 Mạch môn (Radix Ophiopogonis jap onici) 8 DĐVN III 6 Thông thảo (Medulla Tetrapanacis) 12 DĐVN III 7 Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori) 12 DĐVN III
8 Ý dĩ nhân (Semen Coisis) 16 DĐVN III
9 Móng sừng heo (Pigis toenail) 5 TCCS
10 Đường trắng (Saccharose ) 30 DĐVN III
Liều lượng của các vị thuốc, chúng tôi căn cứ sách "Bài giảng YHCT" của Khoa YHCT Đại học Y Hà Nội (1996).
* Bào chế: theo phụ lục
- Các vị thuốc đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III.
- Các vị thuốc được chế biến theo phương pháp chế biến thuốc YHCT [28],
- Các vị thuốc trên được bào chế dưới dạng cốm tan đóng gói 20g. - Tiêu chuẩn thành phẩm: đạt tiêu chuẩn cơ sở (TCCS).
- Độ ổn định: có hồ sơ nghiên cứu độ ổn định thuốc, có hạn dùng 24 tháng
(Quy trình bào chế trình bày ở phụ lục 1)
* Nơi sản xuất: Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội . * Liều dùngvà cách dùng:
Mỗi lần uống một gói (20g), ngày uống 2 lần. Một gói "Cốm lợi sữa" được hoà vào 50ml nước nóng, khuấy đều, uống khi còn ấm, uống liên tục 14 ngày.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Là những sản phụ vào sinh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội, không phân biệt tuổi, nghề nghiệp, con so hay con dạ, con còn sống, sản phụ có biểu hiện thiếu sữa cho con bú.
- Sản phụ đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu uống "Cốm lợi sữa" (có bản cam kết).
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng.
2.2.1.1. Theo YHHĐ.
Dựa vào tiêu chuẩn thiếu sữa của các sản phụ khi cho con bú của Bộ y tế [4] Chọn những sản phụ sau sinh ngày thứ 5 trở đi có các biểu hiện:
- Vú không căng tức hoặc căng tức ít.
- Thời gian một bữa bú ngắn < 5 phút hoặc quá dài > 15 phút - Sau khi bú rồi mà trẻ vẫn khóc (do đói).
- Tiểu tiện ít dưới 6 lần / ngày. - Trẻ bú thêm sữa ngoài.
2.2.1.2. Theo YHCT.
Sản phụ được tuyển chọn theo tiêu chuẩn YHHĐ, sau đó tiếp tục được phân loại theo YHCT thông qua tứ chẩn qui nạp vào thể bệnh khí huyết hư .