Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: số sản phụ sau sinh thiếu sữa ở tuổi dưới 21 là 3/40, chiếm tỷ lệ chỉ có 7,5%. Điều này cũng phù hợp với thực tế, vì ở lứa tuổi này là lứa tuổi đang lo học hành, chưa độc lập trong cuộc sống, nên số người thành lập gia đình rất ít.
Tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 36/40 sản phụ chiếm tỷ lệ cao 90%, tỷ lệ này là phù hợp bởi phần lớn phụ nữ đã có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định, nên đã thành lập gia đình và sinh con.
Ở tuổi trên 35 có 1/40 sản phụ chiếm tỷ lệ 2,5%, lứa tuổi này thường ngại sinh hoặc do điều kiện kinh tế, sức khoẻ nên khi có thai thường hay suy nghĩ và sau sinh đã ảnh hưởng quá trình tạo sữa. Ngoài ra, sự can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của sản phụ. Những sản phụ ngoài 35 tuổi thường có nguy cơ phải can thiệp nhiều hơn trong quá trình sinh đẻ: như kẹp phooc-sep hay đẻ chỉ huy. Gần như tất cả các nghiên cứu đều đồng ý rằng tỉ lệ sinh mổ tăng cao khi sản phụ lớn tuổi và sau sinh sẽ ảnh hưởng quá trình tạo sữa [7], [19].
Theo YHCT, con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng tốt, tóc dài, 14 tuổi thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Xung thịnh, hàng tháng có kinh nguyệt nên có thể sinh con. 21 tuổi thận khí đầy đủ, thân thể trưởng thành khoẻ mạnh đến cực độ. 35 tuổi kinh Dương minh bắt đầu suy kém, da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc [46], [49], [51]. Vì vậy, người phụ nữ sinh con và nuôi con tốt nhất là tuổi dưới 35. Kết quả trong công trình nghiên cứu cho thấy độ tuổi 22 - 35 chiếm tỷ lệ cao là phù hợp với lý luận của YHCT. Kết quả trong công trình
nghiên cứu này cũng tương tự với với nghiên cứu của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh, Đỗ Thanh Hà. Khi dùng phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ [17].
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Quý. Khi dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh [32].