Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG (Trang 67 - 68)

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ sản phụ là công nhân chiếm 20%. Có thể do người lao động vận động nhiều, ít căng thẳng về trí óc, tâm lý thoải mái nên sinh đẻ dễ, không ảnh hưởng tâm lý, không mất máu nhiều nên số sản phụ sau sinh thiếu sữa không cao.

Những người nội trợ, tâm lý đỡ căng thẳng, nghỉ ngơi theo ý muốn ở thời kỳ mang thai, như thế mẹ khoẻ, con khoẻ có nhiều thuận lợi cho sinh đẻ nên tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu sữa cũng thấp (chỉ chiếm 22,5%).

Những sản phụ là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%, có thể do cường độ làm việc trí óc nhiều, áp lực công việc lớn, nghỉ ngơi dưỡng sức không đầy đủ, có sự hiểu biết về thai sản, nên họ lo lắng nhiều hơn về sinh đẻ, gây căng thẳng tinh thần, nên ảnh hưởng đến tiết sữa. Theo YHCT, tinh thần không thoải mái sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tạng Can, làm Can mất chức năng điều đạt. Khi tạng Can không điều tiết tốt thì chức năng điều hoà của Tỳ Vị cũng bị ảnh hưởng, người mẹ ăn ít, ngủ không ngon. Khi Tỳ hư thì không vận hoá được chất tinh vi của thuỷ cốc để sinh huyết dẫn tới huyết hư, nên việc tạo thành sữa sẽ kém hơn. Điều này cũng phù hợp với lý luận của YHCT: Vú thuộc kinh dương minh, đầu vú thuộc kinh can [37].

Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Thị Hiền, Thái Hoàng Oanh Đỗ Thanh Hà công nhân là 16,67%, nội trợ là 23,33%, cán bộ là 60% [17].

Kết quả này cũng tương tự kết quả của Lê Đình Quý, công nhân là 18%, nội trợ là 26%, cán bộ là 56% [32].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG (Trang 67 - 68)