GÓC ĐỘ YHCT.
Với YHCT, sữa mẹ là chất dịch đục được sinh ra từ khí huyết. Mạch Nhâm đảm bảo âm huyết của toàn thân, mạch Xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết, cho nên gốc khí thịnh, bể huyết đầy đủ, làm cho sữa xuống đầy đủ. Cơ chế sinh ra sữa là hiện tượng sinh lý của kinh mạch, tạng phủ, khí huyết tác dụng lên tuyến vú. Thành phần chủ yếu của sữa là tân dịch do khí huyết sinh ra, khí huyết do tạng phủ biến hoá mà ra, thông qua hệ kinh mạch khí huyết mới có thể chuyển hoá tới tuyến vú để sinh ra sữa.
Thận là gốc của tiên thiên, cội nguồn của nguyên khí, chủ về tàng tinh. Khi nguyên khí đầy đủ, tức là thời kỳ mang thai mẹ khoẻ, thai khoẻ thì trẻ sinh ra cũng khoẻ mạnh. Hai mạch Xung Nhâm thông lợi, các yếu tố trên tập trung tại tuyến vú và làm tăng tiết sữa.
Can có chức năng tàng huyết, chủ sơ tiết và thích điều đạt. Mỗi khi tuyến vú có nhu cầu khí huyết thì Can sẽ huy động huyết ở Can thông qua huyết mạch đến tuyến vú. Vì vậy, Can góp phần rất quan trọng trong việc điều hoà bài tiết sữa.
Tỳ sinh huyết và chủ về vận hoá thuỷ cốc. Các chất tinh hoa từ thức ăn được Tỳ vận hoá để qua tâm biến thành huyết (màu đỏ). Huyết từ Tâm được chuyển lên Phế (màu trắng) để biến thành sữa (sữa cũng có màu trắng). Vì thế mà YHCT cho rằng Tỳ là nguồn gốc sinh hoá của huyết và huyết sinh ra sữa.
Vị là biển của thuỷ cốc, chủ về thu nạp và chưng chín thức ăn, có quan hệ biểu lý với Tỳ. Vị khí thịnh thì xung mạch cũng thịnh, Vị thịnh thì thu nạp nhiều thức ăn (nhào trộn làm nhuyễn) tạo điều kiện cho Tỳ hấp thu tốt nhất những chất tinh hoa từ thức ăn để bổ sung cho huyết. Huyết hải tràn đầy, sữa mới được sinh ra đầy đủ.
Với chức năng của tạng phủ, kinh mạch trình bày ở trên cho thấy cơ chế sinh sữa, bài tiết sữa tuỳ thuộc vào hai mạch Xung, Nhâm và có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Người phụ nữ sau đẻ các tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận được sung túc thì khí huyết thịnh, lúc này mới đủ rót vào hai mạch Xung, Nhâm rồi tới tuyền vú mà sinh sữa [37].
Trong cốm lợi sữa có các vị thuốc: Đảng sâm, Hoàng kỳ đại bổ nguyên khí. Đương quy, Mạch môn đông dưỡng huyết tư dịch. Móng lợn bổ huyết, thông sữa. Mộc thông tuyên lạc, thông sữa. Cát cánh dẫn thuốc đi lên. Tất cả các vị thuốc trên hợp lại thành một phương thuốc có tác dụng chung là ích khí, dưỡng huyết, thông sữa. Với các sản phụ sau khi uống cốm lợi sữa mà khí huyết được điều hoà thì nguồn sữa mẹ được tiết ra đầy đủ. Chứng tỏ ông cha ta ngày xưa đã đúc rút nhiều kinh nghiệm từ thực tế lâm sàng để có bài thuốc này. Mặt khác, cũng rất phù hợp với lý luận của YHCT như đã phân tích ở trên. Có lẽ vì vậy mà người sản phụ sau đẻ thiếu sữa được uống cốm lợi sữa đã cho thấy kết quả lượng sữa được cải thiện rõ rệt (bảng 3.14). Tuy nhiên để chứng minh đầy đủ và khoa học cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Đây cũng là những hướng mới cho các nghiên cứu tiếp theo.Trong nghiên cứu của