Nghiên cứu và sử dụng truyên ngụ ngôn trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở bậc đại học

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 88 - 97)

QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ

2.3.2. Nghiên cứu và sử dụng truyên ngụ ngôn trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở bậc đại học

giảng dạy và học tập môn triết học ở bậc đại học

Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế không chỉ là nhiệm vụ riêng của các giảng viên Mác – Lênin, mà còn phải huy động cả hệ thống chính trị cùng góp sức. Hội nhập quốc tế mang lại cho chúng ta nhiều thời cơ và thuận lợi về khoa hoc, công nghệ, hoà bình và hợp tác, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn và thách thức trên nhiều lĩnh vực. Riêng vấn đề chính trị trong vốn đã nhạy cảm và phức tạp thì đến nay lại càng diễn biến phức tạp hơn.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải cải cách sâu, rộng và toàn diện giáo dục. Giáo dục không chỉ đáp ứng những đòi hỏi của xã hội mà phải đi tiên phong trên mọi phương diện của nó, vì thế phải xây dựng chiến lược dự báo trước những nhu cầu xã hội. Giữ vững những định hướng chính trị của giáo dục vì lợi ích quốc gia, dân tộc trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu lơ là, mất cảnh giác chúng ta sẽ bị trả giá lâu dài. Để có định hướng chiến lược bền vững cần vận dụng những quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân tích, xem xét những mâu thuẫn của giáo dục trong tình hình hiện nay. Hiệu quả của công

tác giáo dục chính trị tư tưởng không dễ thấy như một số lĩnh vực khác, có khi phải kéo dài hàng năm, hàng chục năm. Giáo dục chính trị là cơ sở, nền tảng để giáo dục những tri thức khác, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trên nền tảng của giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng của ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật” [10, 403]. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội cần tri thức của rất nhiều ngành khoa học khác. Do vậy, trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn không được tuyệt đối hoá giáo dục chính trị, nhưng cũng phải quan tâm đúng mức. Giảng dạy các môn lý luận chính trị phải khẳng định được phương hướng, mục tiêu, định hướng chính trị cho sinh viên. Có thể nói giáo viên lý luận chính trị cũng thuộc giáo viên chuyên biệt. Họ phải thường xuyên bám sát trận địa thực tiễn cuộc sống, tiếp thu có chọn lọc, giải đáp thoả đáng về mặt lý luận những vấn đề của thực tiễn, giúp sinh viên thấu hiểu bản chất của những sự kiện xảy ra hàng ngày. Nhiều giáo viên có thể trình bày đầy đủ nội dung bài giảng, nhưng hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, nhân văn, tình cảm chưa sâu sắc. Giảng dạy những nguyên lý, quy luật, phạm trù, giảng viên cần phải tích cực nghiên cứu, nắm bắt thông tin, bài giảng của giáo viên phải được minh hoạ bằng những thí dụ cụ thể, sinh động của khoa học, thực tiễn kinh tế - xã hội, tri thức của nhân loại... Đây là những vấn đề đặt ra cấp bách, cần giải quyết trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với giáo dục quốc tế.

Hiện nay, việc giảng dạy các môn học Mác – Lênin ở trường đại học và cao đẳng cho sinh viên chiếm một thời lượng cũng rất lớn, trong đó có môn triết học. Theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo môn Triết học thường được giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất - để giúp sinh

viên định hình về mặt thế giới quan và phương pháp luận trong hoạt động nhận thức tạo tiền đề để học các môn lý luận tiếp theo.

Khi chúng tôi giảng dạy môn Triết học cho sinh viên trường ĐHNN- ĐHQGHN, chúng tôi cũng đã cung cấp hệ thống kiến thức về lịch sử triết học ở cả phương Đông lẫn phương Tây qua các giai đoạn lịch sử. Đặc biệt trong đó có nghiên cứu đến lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhất là lịch sử tư tưởng triết học. Một câu hỏi thường được chúng tôi đặt ra cho sinh viên: “Việt Nam có triết học hay không?”. Làm thế nào để cho sinh viên hiểu được Việt Nam không có một nền triết học phát triển rực rỡ như các quốc gia dân tộc khác, nhưng không có nghĩa là dân tộc Việt Nam hèn kém hơn các dân tộc khác, người Việt Nam không tự hào về nền văn hoá, văn minh của dân tộc mình.

Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất trên thế giới không có triết học. Mặc dù không có một nền triết học của riêng dân tộc mình nhưng không có nghĩa Việt Nam hoàn toàn không có tư duy triết học. Nếu trong quá khứ dân tộc Việt Nam không có triết học thì ngày nay người Việt Nam có thể và cần phải bắt đầu học tập, nghiên cứu để có thể “làm” triết học. Đây là một vấn đề không dễ dàng, nhưng không có nghĩa là không thể làm được. Vì vậy, với tư cách là những người trực tiếp giảng dạy triết học ở trường đại học chúng tôi thấy rằng rất cần thiết khi nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống của tư duy, nhất là tư duy triết học của người Việt Nam trong lịch sử. Trong những năm gần đây tổ chuyên môn của chúng tôi tại trường ĐHNN – ĐHQGHN chọn văn học dân gian – hình thái văn học xuất hiện sớm nhất và phong phú nhất làm nguồn tư liệu để khai thác thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu ở trên.

Tiếp cận văn hoá dân gian trong đó có truyện ngụ ngôn từ góc độ triết học, chúng tôi hướng tới mục tiêu tìm hiểu, khai thác, tập hợp những tư

tưởng tự phát về thế giới quan, nhân sinh quan tồn tại một cách tản mạn từ đó khẳng định khả năng tư duy tiền triết học của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử. Chính thực tiễn lao động sản xuất, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam suốt mấy nghìn năm đã tạo điều kiện để nhân dân ta đúc kết ra những triết lý sâu sắc về thiên nhiên, về xã hội, con người và rất nhiều trong số triết lý ấy được chứa đựng trong truyện ngụ ngôn. Từ thực tiễn giảng dạy môn học tại trường Đại học Ngoại Ngữ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau trong việc sử dụng truyện ngụ ngôn nói riêng - văn học dân gian nói chung vào quá trình dạy và học môn triết học ở bậc đại học.

Thứ nhất, trong giảng dạy môn triết học việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các dẫn chứng được chọn lọc kỹ càng từ các truyện ngụ ngôn sẽ đưa lại hiệu quả tích cực đối với người học. Trong từng chương, thậm chí từng mục nếu chúng ta biết đưa những ví dụ từ truyện ngụ ngôn sẽ làm sinh động bài giảng.

Chẳng hạn ở tất cả Giáo trình Triết học Mác – Lênin, của Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng cho các trường cao đẳng và đại học khi giảng Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, để dẫn chứng cho sự tồn tại không thể tách rời giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực, giảng viên có thể kể ngắn gọn cho sinh viên truyện Miệng và chân, tay. Để có thể khơi dậy tính chủ động sáng tạo của người học, giảng viên sẽ đưa ra những câu hỏi tình huống buộc sinh viên phải suy nghĩ: Rút ra ý nghĩa triết học qua câu chuyện?

Từ những kiến thức đã học, sinh viên có thể vận dụng và tìm thấy ngay tư tưởng triết học thông qua câu chuyện. Đó là: thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau, những mối liên hệ đó

là khách quan, phổ biến và đa dạng. Nhóm chúng tôi chỉ đưa ra một dẫn chứng điển hình để minh hoạ vai trò của truyện ngụ ngôn trong việc giảng dạy triết học. Trên thực tế có rất nhiều những ví dụ khác để làm sinh động bài giảng, có tác dụng nhận thức trực tiếp cho sinh viên. Chúng tôi nhận thấy, hầu như ở tất cả các nội dung của chương trình triết học đều có thể vận dụng truyện ngụ ngôn như những dẫn chứng về sự tự phát nhận thức hiện thực khách quan, các quy luật khách quan của con người qua hoạt động thực tiễn. Song nếu không được chọn lọc cân nhắc cẩn thận khi sử dụng và phân tích thấu đáo, toàn diện, cụ thể thì có khi chính những dẫn chứng được sử dụng sẽ đưa đến kết quả ngược lại thậm chí có thể làm thô thiển, tầm thường hoá môn học.

Thứ hai, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần tạo cho sinh viên thói quen nghiên cứu khoa học, rèn luyện tư duy phân tích - tổng hợp là một việc hết sức cần thiết. Trong những năm qua, Trường ĐHNN - ĐHQGHN thường xuyên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Khi lựa chọn các đề tài nghiên cứu đối với môn học này, sinh viên thường hay lựa chọn mảng đề tài có liên quan đến những vấn đề về bản sắc văn hoá dân tộc, tư tưởng của nhân dân lao động như đề tài: Tìm hiểu những tư tưởng duy vật tự phát của người Việt Nam qua tục ngữ, qua ca dao.... Chúng tôi nhận thấy đây là một hướng đi đúng và mang lại hiệu quả thiết thực, tích cực trong quá trình giảng dạy môn triết học tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Khi đi vào những hướng nghiên cứu này sinh viên rất hào hứng, nghiêm túc và thích thú thực hiện.

Thứ ba, với tư cách là người trực tiếp giảng dạy môn học tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN, chúng tôi rất trăn trở làm thế nào để giảng dạy môn học này thật hay, tạo cho sinh viên hứng thú và tích cực trong học tập. Hiện nay, không ít sinh viên thường không hứng thú học tập các môn khoa học

Mác – Lênin, thậm chí nghe đến môn học này họ sợ và học với tâm thế chống đối chứ thực sự chưa phải là tự nguyện, tự giác. Để lý giải vấn đề này cũng có rất nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng trong đó vai trò của giảng viên hết sức quan trọng, giảng viên phải tạo nên sự lôi cuốn, hiểu được linh hồn của môn học và phải thực hiện được nguyên tắc dạy học lý luận gắn liền với thực tiễn, với đời sống xã hội, học đi đôi với hành. Từ đó, sinh viên thấy được những giá trị trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn mà môn học mang lại. Vậy làm thế nào để có được nhiều ví dụ sinh động cho Triết học và để sinh viên dễ tiếp thu? Là người trực tiếp giảng dạy môn học, chúng tôi luôn suy nghĩ về câu hỏi này. Một trong những chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là thông qua văn hoá dân gian và đặc biệt là truyện ngụ ngôn đã giúp chúng tôi rất nhiều, làm phong phú và sinh động thêm từng tiết giảng, sinh viên hứng thú học tập, yêu quý và trân trọng những giá trị truyền thống, yêu quê hương, đất nước hơn. Đó là lý do vì sao người viết lại chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thêm vào đó, do đặc thù đào tạo của Nhà trường là đào tạo ngoại ngữ, nên sinh viên của Trường có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, do đó, việc hiểu biết về kho tàng văn hoá dân gian của dân tộc là một điều hết sức cần thiết. Nét đặc sắc làm nên cái hồn của một quốc gia chính là bản sắc văn hoá của quốc gia đó, mà trong đó nền văn hoá dân gian đóng một vị trí quan trọng. Mỗi sinh viên Việt Nam có hiểu, có yêu nền văn hoá dân tộc mình thì mới có thể truyền lại tình yêu đó cho các sinh viên đến từ các dân tộc khác trên thế giới, để họ thêm hiểu và yêu quý đất nước, dân tộc và con người Việt Nam hơn.

Thứ tư, giáo dục cho sinh viên truyền thống văn hoá của dân tộc là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, khi cả dân tộc đang chung tay xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và

đậm đà bản sắc dân tộc thì nhiệm vụ giáo dục truyền thống cần được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học trong mỗi gia đình, nhà trường và cả xã hội. Do đó, chúng tôi luôn quan tâm và cố gắng thông qua việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên học tập, nghiên cứu triết học để giúp sinh viên hiểu và tự hào về tư tưởng triết học Việt Nam tuy còn ở trình độ tự phát nhưng rất sâu sắc, thâm thuý và đầy tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu văn học dân gian tức là đi vào một trong những cội nguồn của nền văn hoá dân tộc, đi sâu vào cuộc sống và tâm hồn dân tộc. Nói đến văn học dân gian là nói đến tính dân tộc. Văn học dân gian là tấm gương phản ánh chân thực đời sống vật chất và đời sống tinh thần của dân tộc ta. Truyện ngụ ngôn lại là một bộ phận của văn học dân gian, xuất hiện từ rất sớm trong quá trình sản xuất và sinh hoạt xã hội, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Là một trong những thể loại văn học dân gian được hình thành tự phát, được lưu truyền chủ yếu bằng miệng mặc dù rất phong phú, đa dạng nhưng truyện ngụ ngôn không được xây dựng và trình bày thành một hệ thống.

Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn tưởng tượng một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng kết trong lao động và sản xuất. Nghiên cứu truyện ngụ ngôn từ góc độ triết học, chúng tôi bước đầu đưa ra những nhận xét có tính khái quát những quan niệm chung nhất của nhân dân lao động Việt Nam trong lịch sử về thế giới, về con người và về xã hội. Mặc dù có những quan niệm duy tâm khách quan nhất định về thế giới, về trời đất, thánh thần, số mệnh con người... song về cơ bản, trong con mắt nhân dân lao động, thế giới được hình dung như một thể thống nhất, ở đó các sự vật, hiện tượng quá trình liên hệ ràng buộc quy định lẫn nhau đúng như nó đang tồn tại. Truyện ngụ ngôn phản ánh được cách nhìn tích cực, biện chứng về giới tự nhiên, xã hội, con người và đặc biệt thái độ tôn trọng và hoà hợp trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên.

Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp của CNDVBC và CNDVLS, cùng với sự kết hợp một số phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc - lịch

sử... đề tài nghiên cứu đã thu được một số kết quả như chỉ ra được quan niệm về thế giới, về con người và xã hội của người Việt Nam trong truyện ngụ ngôn. Từ đó rút ra một số nhận xét về tư duy triết học tự phát của người Việt Nam có cả sự đan xen giữa yếu tố duy vật và duy tâm, phương pháp tư duy biện chứng không triệt để. Chỉ ra được những đóng góp của truyện ngụ ngôn trong giai đoạn hiện nay và lớn hơn cả chính là ý nghĩa giáo dục rút ra sau mỗi câu chuyện. Các thế hệ người Việt Nam đã sáng tác, đã gìn giữ, đã lưu truyền, bổ sung, làm mới và không ngừng phát triển kho tàng truyện ngụ ngôn của dân tộc. Người Việt Nam vẫn dùng truyện ngụ ngôn để phản ánh, để triết lý, để răn dạy, để giáo dục. Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian vẫn say sưa lựa chọn truyện ngụ ngôn làm đối tượng khám phá, tìm hiểu. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, trong thời gian tới truyện ngụ ngôn sẽ vẫn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w