QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ
2.2.1. Sự đan xen của các yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện ngụ ngôn Việt Nam
học thì không phải nhiều song cũng đủ để chứng minh rằng nhân dân lao động qua thực tiễn sản xuất và đấu tranh đã có những triết lý sâu sắc và chính xác về thế giới, xã hội và con người. Đó chính là động lực tinh thần giúp cho dân tộc Việt Nam đứng vững trước thiên tai, ngoại xâm, luôn lạc quan, yêu đời và tự hào về truyền thống dân tộc – cốt cách, linh hồn đó ẩn chứa trong truyện ngụ ngôn.
2.2. Một số nhận xét về tư duy triết học tự phát của người ViệtNam trong truyện ngụ ngôn Nam trong truyện ngụ ngôn
2.2.1. Sự đan xen của các yếu tố duy vật và duy tâm trong truyệnngụ ngôn Việt Nam ngụ ngôn Việt Nam
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người, cũng như mọi hoạt động tinh thần khác, nghệ thuật không tồn tại dưới dạng độc lập mà gắn bó và hầu như hoà làm một với hoạt động thực tiễn của con người. Tri thức của truyện ngụ ngôn là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là tri thức kinh nghiệm. Còn triết học là hệ thống những quan niệm, quan điểm về thế giới, là sự tổng hợp và khái quát ở mức độ chung nhất và cao nhất những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội và của tư duy. Truyện ngụ ngôn thuộc thể loại văn học dân gian nên tác giả của nó là tập thể, là quần chúng nhân dân, còn triết học là một môn khoa học nên tác giả của một hệ thống hoặc một tác phẩm triết học bao giờ cũng là cá nhân – là những người hoạt động trí óc chuyên nghiệp, có khả năng tư duy lý luận và có năng lực khái quát cao. Xét về cội nguồn, về thời điểm ra đời truyện ngụ ngôn có trước triết học. Truyện ngụ ngôn manh nha có từ trong xã hội công xã nguyên thuỷ, nhưng trong xã hội nguyên thuỷ thì chưa có triết học, nhiều lắm chỉ có những mầm mống của tư tưởng triết học, hay là tư duy tiền triết học. Phải đến thời đại văn minh tức là khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp thì triết học mới thực sự có điều kiện ra đời, nghĩa là trình độ tư duy trừu tượng và các tri thức khoa học của con người đã phát triển đến mức đòi hỏi và có khả năng khái quát các tư tưởng triết học. Truyện ngụ ngôn không phải là triết học nhưng về phương diện nào đó nó rất gần gũi với triết học. Truyện ngụ ngôn được làm ra với mục đích triết lý, luôn luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng truyện ngụ ngôn là triết lý dân gian, hay triết lý của nhân dân lao động. Điều này được thể hiện trong nội dung của truyện ngụ ngôn có chứa đựng những yếu tố của tư tưởng triết học, nghĩa là những tư tưởng triết học không được thể hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ như những quy
luật, nguyên lý và mệnh đề triết học mà nó chỉ được thể hiện một phần nào đó và bằng cách nào đó trong nội dung của truyện ngụ ngôn.
Về mặt thế giới quan, truyện ngụ ngôn Việt Nam đã phản ánh nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người. Truyện Mèo lại hoàn
mèo kể lại rằng có một người nuôi con mèo, cho rằng con mèo của mình
khôn ngoan tài giỏi nhất, và đặt cho nó cái tên “Trời”. Nhưng có một người khác đã biện luận cho anh ta rằng: “Trời bị Mây che, do đó Mây còn hơn Trời; Mây lại bị Gió thổi, do đó Gió lại hơn Mây; Gió lại bị Tường chắn, do đó Tường lại hơn Gió; Tường lại bị Chuột khoét, do đó Chuột lại hơn Tường; nhưng Mèo lại bắt được Chuột, vậy thì Mèo hơn cả Chuột”. Sau cùng người chủ con Mèo thấy cứ gọi con mèo của mình là mèo thì hơn cả và thế là mèo lại hoàn mèo. Xét cho cùng, Trời, gió, mây... ở đây chính là hiện thực khách quan. Truyện ngụ ý về tính chất tương đối của sự vật này đối với sự vật khác. Hơn nữa khi người chủ con mèo phải để cho “mèo lại hoàn mèo” thì người ta thấy rằng tốt hơn hết cứ gọi mỗi sự vật bằng cái tên của nó. Sự vật và hiện tượng khách quan tồn tại, vận động và phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó.
Trong mối quan hệ với tự nhiên, người Việt xưa đã sớm có cách giải thích chứa đựng nhiều yếu tố duy vật. Đó là một thứ chủ nghĩa duy vật trực quan, chất phác, ngây thơ, xuất phát từ kinh nghiệm khi khẳng định sức mạnh và vai trò của mình trong thế giới tự nhiên, trong việc nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy các yếu tố duy vật còn sơ khai và lẻ tẻ nhưng đã thể hiện được khát vọng của nhân dân lao động muốn chiến thắng sự hà khắc của giới tự nhiên, bảo vệ thành quả lao động của mình. Con người là một sản phẩm của giới tự nhiên, đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo lại giới tự nhiên,
nhưng con người cũng là một sinh vật có nhu cầu ăn, mặc, ở... Nhưng muốn có ăn, có mặc thì phải lao động vì lao động là điều kiện cơ bản của đời sống con người. Người lao động đã hiểu được một triết lý đơn giản là con người hay chính họ có sự tác động rất lớn đối với thế giới. Vốn là những người lao động nên họ rất coi trọng lao động và thấy rõ giá trị của lao động trong việc cải biến giới tự nhiên.
Nếu trong dân gian xưa các nhà Nho ra sức tuyên truyền thuyết “tiền định”, khiến dân ta tin rằng ở trên đời, từ việc to đến việc nhỏ, giàu nghèo sang hèn, thịnh suy, thọ yểu.... đều do ông trời định hết. Hoặc các thầy tướng, thầy số, thầy bói khai thác lòng mê tín của dân. Giai cấp thống trị sử dụng triết lý duy tâm để mị dân, cai trị dân. Trước những bất công, ngang trái nhân dân nổi loạn, lên tận thiên đình để hỏi, mà theo quan niệm của dân gian thiên đình là nơi tối cao nhất. Khi lên thiên đình làm náo loạn cả chốn tôn nghiêm nhất đến Ngọc Hoàng cũng phải sợ, đều phải thay đổi cả những điều đã phán quyết trước đây. Truyện Hỏi trời đã thể hiện được quan điểm duy vật như vậy. Trong tư duy của người Việt thể hiện rõ lập trường duy vật: không có một sức mạnh siêu nhiên nào có thể cản trở được hoạt động thực tiễn của con người, số phận của con người không phải là do định mệnh. Quan niệm nhân định thắng thiên được thể hiện rất rõ nét thông qua việc con người có thể thay đổi được số mệnh của mình.
Những tư tưởng triết học duy vật còn thể hiện trong cách người Việt quan niệm là con người có thể thay đổi, cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên phục tùng mình. Qua cuộc “giao chiến với thuỷ thần” khiến chàng cuốc công họ Điền cùng với nhân dân đã gian khổ đắp đê, xây kè... vật lộn với sức phá hoại của dòng nước và cuối cùng thì con người đã chiến thắng. Con người bằng hoạt động thực tiễn tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Điều này
chứng tỏ con người hoàn toàn không bị khuất phục bởi một lực lượng thần bí nào cả. Con người là con người hiện thực, là chủ thể của mọi sáng tạo các giá trị văn minh vật chất và văn minh tinh thần.
Sức mạnh của con người còn được thể hiện một cách rõ nét hơn qua truyện Cóc kiện trời. Truyện ngụ ngôn vốn là một ẩn dụ, ở đây sức mạnh và tinh thần đấu tranh của Cóc và muôn loài chính là biểu hiện của sức mạnh và tinh thần đấu tranh của con người. Sức mạnh đó thật là phi thường, khiến cho Trời cũng phải thay đổi thái độ: từ hung hăng giận dữ đến sợ hãi lùi bước và cuối cùng phải đáp ứng mong muốn của con người là phun mưa xuống trần gian. Đoạn kết câu chuyện thật bất ngờ, hễ Cóc nghiễn răng thì một lúc sau Trời sẽ đổ mưa. Không những vậy, Cóc còn được Trời tôn xưng mình bằng cậu. Từ đó trong dân gian có câu:
Con Cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho
Trong truyện ngụ ngôn còn thể hiện tư tưởng duy vật khi đã chỉ ra được sự khác biệt của con người với loài vật là có ý thức, có trí khôn. Truyện Trí khôn của ta đây thông qua sự so sánh khả năng của con người với tất cả các loài động vật khác. Khả năng đó thật vượt trội. Vì dẫu con vật có thể chạy nhanh, bay cao, có nanh nhọn, vuốt sắc để tự vệ và bắt mồi còn con người tuy nhỏ bé, yếu đuối chỉ có hai bàn tay không nhưng con người vẫn hơn hẳn các loài động vật khác ở chỗ con người có trí khôn. Chính trí khôn giúp con người có tất cả những cái cần thiết để sinh tồn và ngày càng tiến bộ văn minh. Điều đó chứng tỏ người xưa muốn khẳng định hoạt động của con vật là hoạt động thụ động, mang tính bản năng, còn hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, mang tính chủ động và sáng tạo cao. Trong câu chuyện này, trí khôn của bác nông dân thể hiện ngay từ câu đầu tiên bác trả lời Cọp: “Trí khôn của tôi để ở nhà”, tiếp theo là mẹo của bác
để trói Cọp lại: “Tôi về nhà anh ở đây ăn mất Trâu của tôi thì sao?” và chất rơm đốt. Đây là những tư tưởng duy vật rất quý giá, khẳng định vai trò tích cực, sáng tạo của ý thức trong việc chỉ đạo hoat động thực tiễn của con người.
Trong truyện Người bắt ngao và con Vích làm sâu sắc hơn sự khác biệt giữa con người và con vật. Trong quan hệ với tự nhiên, con người là tối thượng. Con người cần nắm bắt, vận dụng quy luật khách quan để giành phần thắng trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, nhằm đảm bảo cuộc sống của mình và kẻ bắt trước hoặc hành động theo thói quen, bất chấp hoàn cảnh, thực tế đã thay đổi phải gánh chịu thất bại. Truyền kể rằng: Một con Vích đang phơi nắng trên bãi cát ven biển. Một người bắt ngao đi qua trông thấy, rón rén đến gần, tìm cách bắt. Đầu tiên người ấy quăng dây thòng lọng thít chặt lấy một chân của Vích. Vích giật mình, thụt dần vào trong mai. Khi người ấy tìm cách kéo Vích vào đất liền, Vích lấy hết sức co ngược lại. Người ấy càng cố sức kéo vào, vích càng cố sức co ra. Cứ như thế mãi, dần dần Vích thắng thế, và sau cùng Vích kéo tuột được cả dây trốn xuống biển.
Người bắt ngao bị thua một keo tức lắm, song cũng nhờ đó mà biết được tính nết của Vích. Hôm sau Vích lại lên bãi cát phơi nắng. Người bắt ngao rình biết, liền rón rén quăng dây thòng lọng thít chặt lấy chân Vích. Vích lại thụt dần vào trong mai. Nhưng khác lần trước, lần này người bắt ngao lại lấy hết sức kéo Vích ra biển. Còn Vích thì vẫn cứ như lần trước, lấy hết sức co lại. Người bắt ngao càng làm ra vẻ kéo ngược về phía biển, Vích lại càng cố co về phía đất liền. Cứ kéo co một hồi như thế, khi Vích đã vượt qua bãi cát vào sâu trong đất liền, người bắt ngao liền trói nghiến Vích lại đem về.
Thực sự đây là một cuộc đấu trí giữa con người và con vật, rộng ra là sự đấu trí giữa con người với giới tự nhiên. Con vật cũng như con người có thể có sức mạnh nhưng hơn tất cả con người có trí tuệ nên chủ động trong hoạt động của mình. Phản ánh của bộ óc loài vật là sự phản ánh mang tính dập khuôn, máy móc chứ không phải là sự phản ánh mang tính sáng tạo như ở bộ óc con người. Do có ý thức nên người bắt ngao có được sự định hướng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân, xác định được mục tiêu, phương hướng và phương pháp hành động.
Trong sản xuất, con người quan sát các hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên. Sự quan sát càng tinh tường, sự hiểu biết càng phong phú bao nhiêu thì kết quả và năng suất lao động càng tăng lên bấy nhiêu. Yêu cầu giải thích thiên nhiên do đó mà nảy sinh. Người ta quan sát và suy nghĩ về các sự vật như núi, rừng, sông, bể, mặt trời, mặt trăng; các hiện tượng như mưa, gió, sấm, chớp, lụt lội; về các sinh vật như cây cối, điền thú.vv.. Nhận thức của người nguyên thuỷ có phần chính xác vì nhận thức đó do thực tiễn mà có. Nhưng mặt khác, nhận thức đó lại có nhiều phần sai lạc, vì khả năng còn thấp kém, kỹ thuật sản xuất còn thô sơ. Các thế lực tự nhiên mà con người chi phối được thì ít mà các lực lượng tự nhiên đe doạ con người thì nhiều. Từ chỗ sợ hãi trước những lực lượng thiên nhiên luôn luôn đe doạ, con người đi đến sùng bái, tôn thờ những lực lượng ấy.
Chính vì vậy, trong truyện ngụ ngôn bên cạnh quan điểm duy vật về con người, về đời người, về xã hội của nhân dân lao động còn có sự đan xen quan điểm duy tâm. Rất nhiều hiện tượng thiên nhiên, xã hội được người Việt lý giải từ ý chí của một lực lượng siêu nhiên là Trời thể hiện một cách nhìn, một quan niệm duy tâm khách quan về tự nhiên, về thế giới. Người Việt tin vào Trời, vào thần thánh, hình tượng hoá những nhân vật đó, gán cho họ có một sức mạnh siêu tự nhiên. Cho nên trong hầu hết
các truyện ngụ ngôn Việt Nam đều nhắc tới Trời. Trong cuốn 101 truyện
ngụ ngôn Việt Nam do tác giả Anh Tú sưu tầm và tuyển chọn – Nhà xuất
bản Văn hoá – Thông tin có đến một phần ba truyện nói đến Trời, Ngọc Hoàng, số Trời, mệnh Trời đã quy định... điều này cũng dễ lý giải vì trong thế giới, đại bộ phận những hiện tượng có liên quan trực tiếp với đời sống vẫn còn ở ngoài tầm hiểu biết của họ. Trình độ của loài người chưa cho phép hiểu được các hiện tượng ấy, trong khi nhu cầu của cuộc sống lại buộc phải giải thích chúng. Bắt buộc phải giải thích những vấn đề vượt lên trên khả năng trí tuệ của mình, nhân dân lao động đã đi đến những nhận thức sai lệch, những quan điểm huyễn hoặc về thực tại. Khi nói về cái mà ngày nay chúng ta nói là ngu muội, Ph. Ăngghen đã giải thích rằng: “Cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm về giới tự nhiên, về sự cấu tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu nhiệm.v.v... thường chỉ là những yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi: tức là trình độ kinh tế thấp kém của thời kỳ tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về thiên nhiên.”[11, 52]
Trong buổi bình minh của nhân loại, loài người chưa tách mình khỏi giới tự nhiên. Họ có quan niệm hỗn hợp về thế giới, họ đem bản thân mình với các sự vật, các lực lượng trong giới tự nhiên hợp thành một. Họ đem sức sống, ý nghĩ, cảm xúc của mình gán cho giới tự nhiên, từ các loài chim, loài thú cho đến các vật vô tri, vô giác. Mọi lực lượng tự nhiên mà người ta không hiểu được, không chi phối được đều có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người. Thần có thể đem lại sự may mắn, cũng có thể đem lại sự rủi ro, cũng có thể là thiện cũng có thể là ác... Con người không thể lường được