Quan niệm về thế giớ

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 28 - 37)

QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ

2.1.1.Quan niệm về thế giớ

Từ khi con người xuất hiện luôn luôn đặt câu hỏi: Thế giới do ai sinh ra? Loài người do đâu mà có? Tại sao vũ trụ lại có một trật tự, bốn mùa tuần hoàn, muôn loài phân biệt với người, các giống vật và con người sinh ra rồi chết đi theo những quy luật nhất định?.vv... Vấn đề này được các loại hình văn học dân gian lý giải một cách rất phong phú và đa dạng.

Thần thoại là một loại hình văn học dân gian xuất hiện đầu tiên, cho nên trong thần thoại luôn đề cập đến nguồn gốc của vũ trụ, nguồn gốc loài người, sự sống chết... như truyện Thần trụ trời, Thần Mặt Trăng và Mặt

Trời.

Trong truyện Thần Trụ Trời có miêu tả từ cảnh hỗn độn mù mịt của vũ trụ thuở sơ khai một ngày kia bỗng đứng dậy, lấy đầu đội trời lên cao, rồi đào đất, đào đá đắp một cái cột to và cao để trống trời. Cột càng cao thì trời như một tấm màn càng căng ra, rộng lớn. Từ đó trời và đất phân làm hai. Đất vuông, Trời thì tròn. Thần Trụ Trời đã phân chia trời đất xong bèn phá cột đi, đất đá vung ra bốn phương, mỗi hòn đá thành một quả núi hay quả đồi, còn chỗ thần đào để lấy đất và đá thì ngày nay thành biển cả.

Sau Thần Trụ Trời các Thần khác tiếp tục sự nghiệp xây dựng vũ trụ được nhân dân ta kể trong ca dao:

Nhì ông tát bể Ba ông kể sao Bốn ông đào sông Năm ông trồng cây Sáu ông xây rú.

Như vậy, qua thần thoại ta thấy được trí tưởng tượng rất ngây thơ của người xưa khi giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Đến khi truyện ngụ ngôn ra đời cũng nối tiếp cách lý giải của nhân dân về nguồn gốc của trời đất nhưng trong các cách lý giải đó đã có những bước tiến – nhận thức ở một trình độ cao hơn. Bởi vì, như chúng tôi đã phân tích nguồn gốc của truyện ngụ ngôn, chỉ ra đời khi trình độ tư duy trừu tượng của con người phải phát triển đến một trình độ nhất định.

Trong nền văn minh cổ xưa của người Việt Nam, “Trời” là khái niệm thần bí được con người nhân cách hoá như một ngôi vị thiêng liêng sáng tạo ra vũ trụ, thế giới, muôn loài, là đấng che trở cho chúng sinh, nuôi dưỡng vạn vật. Cả nhân loại nương tựa vào trời mà sống còn, mà kinh sợ. “Trời” như một vị quan toà công minh của muôn người, ai làm được điều thiện được thưởng, ai làm điều ác bị trừng phạt. Trong truyện ngụ ngôn khái niệm “Trời” được nhắc đến khá nhiều và cho rằng Trời chính là nguồn gốc của vạn vật, có một vị trí rất thiêng liêng, mọi việc đều muốn “Bắc thang lên hỏi ông trời” điều này được thể hiện rất rõ trong truyện Hỏi trời:

Có một người đầu tắt mặt tối quanh năm khổ vẫn hoàn khổ. Anh ta giận lắm, quyết tìm đường lên trời hỏi. Điều anh ta muốn hỏi cũng là điều bao nhiêu người muốn hỏi, như nói trong câu ca dao:

Trời ơi ăn ở bất công

Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra Người thì mớ bảy mớ ba Người thì áo rách như là áo tơi

Anh ta đi. Đi chín mười ngày rồi. Một hôm, đến giữa khu rừng rậm thì trời tối, anh ta nghỉ lại dưới gốc cây. Muỗi nhiều anh ta chặt cành cây khô đốt lên xông muỗi. Không ngờ trong cành cây khô có trầm hương, mùi trầm hương bay lên đến tận thiên đình, Ngọc Hoàng bèn hỏi Thần Đất, nhưng Thần Đất không được rõ bèn xuống tìm anh chàng kia hỏi, anh kia đáp:

- Tôi lên kiện Trời đây! Ở dưới trần gian nhiều điều bất công lắm, kẻ hay làm thì đói, kẻ hay nói thì no, kẻ giàu thì trong trứng giàu ra, kẻ khó thì từ ngã ba ngã bảy khó về... Sống làm sao nổi.

- Thần Đất mắng át đi: Chuyện dưới trần gian là do Trời định! Nhà ngươi còn kêu ca với ai? Thần Đất nhất định cản lại, không cho đi.

Hay như trong truyện Voi và Trâu cũng thể hiện được quan niệm của người Việt về sức mạnh, uy lực của Trời thậm chí họ còn cường điệu hoá coi Trời là cội nguồn, là nguyên nhân của mọi vật:

Một hôm Trâu đang đi kéo gỗ trong rừng thì gặp một con voi lững thững đi tới. Trâu bèn dừng lại, phàn nàn, than thở với voi:

- Trời đã cho anh cái mình to lớn làm sao! Trời lại cho anh cái số thật là thong dong yên ổn, ngày ngày chỉ vui chơi chốn rừng xanh, cỏ rậm, muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, chẳng ai dám động đến mình. Anh tu bao nhiêu kiếp mà được sung sướng thế!... Còn cái số tôi đây anh xem, tính tôi sinh ra đã nhút nhát, lại vất vả. Người ta chỉ bắt tôi đi kéo cày, kéo bừa, kéo xe, kéo gỗ cả ngày. Cái thân tôi đòi của tôi thật là khốn khổ...! Ước gì bây giờ tôi cũng được to lớn bằng anh để tôi làm bạn với anh cho vui...

Voi nghe trâu tán dương mình bèn cười nghặt nghẽo bảo: - Anh nói lạ lùng, cái kiếp Trời cho to thì được to, Trời cho sướng thì được sướng chứ ai dám bảo ước cầu mà được!

Cuộc sống của người lao động chủ yếu dựa vào tự nhiên, bị chi phối bởi tự nhiên. Vì vậy, tự nhiên mà có thay đổi bất thường thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của người lao động. Bất lực trước tự nhiên, lo sợ trước những thiên tai bất thường, khi bế tắc nhất người ta hướng tới một lực lượng siêu tự nhiên như Trời, Phật... để an ủi, vỗ về, xoa dịu nỗi đau mắc phải nơi trần thế. Tư tưởng này được thể hiện trong một số truyện ngụ ngôn: Đắm thuyền, Tình vợ chồng, nghĩa anh em. Qua phân tích chúng ta thấy quan điểm chủ đạo trong thế giới quan của người Việt xưa là quan niệm duy tâm khách quan, giải thích sự hình thành thế giới, thiên nhiên từ một lực lượng siêu tự nhiên được mọi người tôn kính gọi là “Ông Trời”. Thậm chí một điều nổi bật trong truyện ngụ ngôn Việt Nam là cách giải thích về nguồn gốc của các giống loài từ loài vật nhỏ nhất con kiến, con vẹt, con thạch thùng... cho đến con người đều từ một bàn tay tạo nên đó là do Trời. Vì vậy, khi nghiên cứu truyện ngụ ngôn ta dễ gặp những tích truyện giải thích ví dụ như: vì sao Trâu không biết nói, chim Gáy đi đâu cũng lẻ loi một vợ, một chồng, còn Le le đi đâu cũng thành từng đàn, từng lũ đông đúc anh em...

Tuy nhiên, trong tư duy của người Việt xưa vẫn có những tư tưởng tiến bộ, sâu sắc về giới tự nhiên, về thế giới. Trong truyện ngụ ngôn thông qua cách nói ẩn dụ chúng ta thấy được quan niệm của người xưa về thế giới xung quanh, thể hiện sự quan sát trực tiếp, ở một trình độ cảm tính, ngây thơ. Thế giới, tự nhiên trong con mắt người lao động Việt Nam hoàn toàn không phải là tổng số các sự vật, hiện tượng, quá trình cô lập mà là một chỉnh thể ở đó các sự vật, hiện tượng quá trình liên hệ với nhau một cách tất yếu, khách quan. Truyện Con cóc là cậu Ông Trời là một ví dụ như thế. Khi Trời hạn hán, không có nước, các loài cây cũng khô héo rũ rượi, không có nước các loài vật cũng nhao nhao như muốn làm loạn. Và

cuối cùng cả Cóc, Ong vẽ, Gà và Hổ đã liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh lên kiện Ông Trời. Trong cái nhìn của nhân dân lao động, các sự vật hiện tượng tự nhiên không tồn tại độc lập tách rời mà giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Nếu trong tục ngữ, ca dao khi đi giải thích về vấn đề này thể hiện một cách trực tiếp, cụ thể như: “Môi hở, răng lạnh”, “Rút dây, động rừng”, hay: “Vì sương nên núi bạc đầu; Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa ” (Ca dao) thì trong truyện ngụ ngôn lại diễn tả dưới dạng hàm ý, ngụ ý. Truyện Miệng và

Chân, Tay thể hiện tư tưởng triết học như thế:

Trong số các bộ phận của cơ thể con người thì Miệng là nhàn nhất, chẳng làm gì cả, chỉ ăn không ngồi rồi. Còn các bộ phận khác như Chân, Tay, Tai, Mắt... thì phải làm việc vất vả quanh năm. Một hôm, Mắt ngồi bàn với các bộ phận khác rằng từ nay chúng ta quyết không làm cho lão Miệng ăn nữa. Thế là hôm ấy, Chân, Tay nghỉ làm... Một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày qua đi... cả bọn dần dần thấy mệt mỏi rã rời. Chân, Tay không còn muốn cử động, mắt lờ đờ buồn ngủ mà không ngủ được. Tai thì ù đi... Hôm sau cả bọn ngồi họp với nhau và rút ra kết luận: Nếu không là cho lão Miệng có cái ăn, thì tất cả sẽ bị tê liệt hết. Lão Miệng cũng không có công việc của Lão là nhai, chứ không phải ăn không ngồi rồi.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có nền văn minh lúa nước. Cuộc sống gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên người Việt quan niệm mỗi gốc cây, ngọn cỏ đều có thể trở thành người bạn. Điều này để chúng ta cắt nghĩa là tại sao trong tất cả các truyện ngụ ngôn của Việt Nam, có đến hơn 80% lấy hình tượng con vật, sự vật biểu đạt cho con người, lấy chuyện của loài vật để nói chuyện con người… Với trình độ tư duy còn bị giới hạn bởi những điều kiện kinh tế - xã hội... thì trong cách nhìn nhận của nhân dân lao động về một vấn đề trong tự nhiên

rất đơn giản, trực quan. Từ thực tế, nhân dân lao động cho rằng quan hệ giữa Miệng với các bộ phận khác trong cơ thể con người là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau… Câu chuyện thể hiện được tư tưởng biện chứng: Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các bộ phận, các sự vật hiện tượng của thế giới tồn tại vừa tách biệt, vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau. Một sự vật, một hiện tượng, một bộ phận nào đó của thế giới trong quá trình sinh tồn buộc phải có sự liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Mối liên hệ đó là khách quan, phổ biến và rất đa dạng. Khi đọc truyện Cháy nhà, chúng ta lại càng nhận thức rõ hơn về điều này: Hàng

xóm có nhà bị cháy, mọi người chạy lại dập lửa giúp khổ chủ. Riêng có một người hàng xóm, nhà ngay cạnh mà vẫn trùm chăn, bình chân như vại nghĩ: Cháy nhà hàng xóm chẳng liên quan gì đến mình cả. Nào ngờ lửa to, có gió, liền bay sang nhà ông ta, làm nhà ông ta bốc cháy. Lúc giờ ông mới chồm dậy chạy cuống cuồng thì đã muộn, nhà ông bị lửa thiêu cháy sạch.

Rõ ràng, qua câu chuyện trong cách nhìn nhận của người Việt cổ đã xuất hiện tư tưởng biện chứng sơ khai. Mặc dù những tư tưởng này còn mang tính trực quan nhưng qua đó người xưa đã hiểu rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, chuyển hoá lẫn nhau. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới không tồn tại độc lập, tách rời mà giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Cụ thể trong câu chuyện trên một điều rất đơn giản giữa ngôi nhà này liền kề với ngôi nhà bên cạnh, giữa người này với người khác, giữa gió và lửa. Nếu nhìn một cách sâu xa hơn còn thể hiện mối liên hệ nhân quả, trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả...

Trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với tự nhiên để sinh tồn đã dạy cho họ rằng tự nhiên, thế giới bên ngoài tồn tại khách quan và vận động theo quy luật của nó, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, con người phải nhận thức được chúng và hành động phù hợp với những quy luật của tự nhiên. Do nhận thức được tính tất yếu của các hiện tượng, quy luật tự nhiên, con người dần hiểu rằng họ cần nhận thức được, đánh giá đúng và biết giải quyết thoả đáng mối quan hệ tất yếu giữa điều kiện khách quan với năng lực chủ quan để có thể tồn tại, sản xuất và phát triển. Từ chỗ thừa nhận sự tồn tại tại khách quan của thế giới, dẫn đến việc thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người đã thể hiện về mặt nhận thức luận của tư duy người Việt và có thể nói ở đây chứa đựng tư tưởng triết học rất sâu sắc.

Trong tư duy của người Việt lúc đầu là chấp nhận quy luật rồi tuân theo quy luật và cuối cùng điều chỉnh quy luật. Họ thấm nhuần một điều đơn giản nhưng lại rất triết học: con người là một sản phẩm của hoàn cảnh nhưng không hề khuất phục trước hoàn cảnh mà còn có thể cải tạo, thay đổi hoàn cảnh, những tư tưởng này được thể hiện trong truyện như: Trấu trấu đá voi, Cóc kiện Trời, Cá chép vượt vũ môn... Tất cả những truyện ngụ

ngôn này đều thể hiện khát vọng của nhân dân về sự chinh phục tự nhiên, cải tạo hiện thực mà trong ý niệm của dân gian những lực lượng siêu tự nhiên này có một sức mạnh siêu phàm chi phối con người và vạn vật.

Truyện Cá chép vượt vu môn kể rằng: Ngày xửa ngày xưa. Trời giao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho loài Rồng nhiệm vụ làm mưa tưới nước xuống mặt đất, nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi. Trời bèn đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm rồng gọi là “Thi Rồng”

Khi chiếu Trời dẫn xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ tề loan báo cho tất cả các giống dưới nước lên trời đi thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra treo

gương mà sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi ky vượt qua một đợt sóng, vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được qua cả ba đợt thì mới lẫy đỗ vào cho hoá rồng.

Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thuỷ tộc đến đều bị loại cả, vì không con nào vượt hết được cả ba đợt sóng này. Cá Rô nhảy qua được một đợt, thì bị rơi ngay xuống nền chỉ có một điểm.

Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hoá rồng, thì đến đợt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống nên lưng bị cong khoằm lại và cứt lộn lên đầu. Đến lượt cá chép vào thi, gió thổi ào ào, mây kéo đen trời,chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ môn. Cá chép đỗ, vây, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc trông thật oai linh. Cá chép hoá rồng phun nước làm cho gió táp, mưa xa, cầu vồng ngang trời rực rỡ. Bởi vậy, người ta thường có câu ví với người con gái đi lấy chồng rằng:

Gái ngoan lấy được chồng khôn Cầm như chép vượt Vũ môn hoá rồng

Khi nghiên cứu về lịch sử xuất hiện loài người nói chung và người Việt nói riêng, chúng ta thấy rằng khi còn “Ăn lông, ở lỗ” giữa thiên nhiên bao la, hùng vĩ nhưng lại vô cùng dữ dội, khắc nghiệt, con người thường thụ động trước tự nhiên, rất khó khăn để kiếm được cái ăn, tìm chốn nương thân. Khi tư duy, trình độ nhận thức của con người phát triển hơn họ đã biết chế tạo ra công cụ lao động thì cuộc sống của con người vẫn không thoát khỏi sự lệ thuộc vào giới tự nhiên. Để tồn tại, người dân lao động buộc phải sống hoà vào thiên nhiên như một bộ phận không thể tách rời và điều này đã tạo nên sợi dây liên hệ khăng khít giữa con người và giới tự nhiên. Nó vun đắp cho tâm hồn người Việt tình yêu thương và trân trọng sâu sắc với

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 28 - 37)