Một số kết luận về tư tưởng triết học của người Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 80 - 88)

QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ

2.3.1.Một số kết luận về tư tưởng triết học của người Việt Nam

Cộng đồng Việt Nam là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, nằm trong bối cảnh đại đồng văn hoá Đông Nam Á cũng thống nhất trong đa dạng. Nước Việt Nam là một bán đảo, lại chiếm trọn phần bán đảo Đông Dương nên tính chất bán đảo lại càng nổi bật. Đó là xứ gió mùa, nhiệt - ẩm, có núi đồi, đồng bằng và biển. Xưa kia núi cũng là rừng mà đồng bằng ven biển cũng nên rừng. Chân núi là suối, đồng bằng là sông đầm, ven biển là lạch rạch và biển cả là nước mênh mông. Khắp nơi là màu chói chang của nắng, màu xanh của lá cây, màu trắng ngà của mây nước, màu đỏ - vàng – nâu – xám của đất cát... Đây là cái chung của tự nhiên. Nhưng nước ta dù nhỏ mà cũng rất đa dạng trong địa hình và cảnh quan địa lý: đa dạng theo chiều dọc, từ mực nước của biển Đông đến chiều sâu thẳm của thềm lục địa... đa dạng theo chiều ngang vĩ tuyến. Có núi rừng, đồi gò, thung lũng, châu thổ, biển khơi và hải đảo. Mẫu số chung lớn nhất của văn minh – văn hoá Việt Nam truyền thống là nền tảng nông nghiệp - nông nghiệp trồng lúa nước. Nhân dân chủ yếu là nông dân hay là mang căn tính nông dân, mang bản chất tiểu nông. Nơi cư tụ là xóm làng dù mang nhiều tên gọi khác nhưng vẫn đậm đà kết cấu nông thôn. Sự sản xuất, tư duy và nghệ thuật lẽ cố nhiên là đa dạng, nhưng bản sắc chung vẫn là văn hoá truyền miệng. Chính những điều kiện tự nhiên đã hình thành nên tư tưởng của người Việt Nam trong đó có tư tưởng triết học Việt Nam.

Có nhiều quan điểm khác nhau về tư tưởng triết học Việt Nam. Có quan điểm cho rằng tư tưởng triết học Việt Nam là bản sao chép rời rạc, là sự thu nhỏ của triết học Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều người cho rằng dân

tộc Việt Nam có tính thực dụng cao, chỉ biết tiếp thu, chế biến các hệ thống tư tưởng, tôn giáo cho phù hợp với mình chứ không có sự sáng tạo. Rồi ngay cả tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng nhẹ nhàng mà không sâu. Rằng người Việt đại khái có thông minh nhưng không mấy ai có trí tuệ lỗi lạc phi thường, có chăng chỉ giàu khả năng nghệ thuật hơn khoa học, giàu trực giác hơn lý luận, óc sáng tạo ít, nhưng bắt chước, thích ứng, dung hoà thì tài... Có quan điểm lại phủ nhận tư tưởng triết học bản địa. Ở Việt Nam chỉ có lịch sử tư tưởng nói chung chứ không có lịch sử tư tưởng triết học. Nếu có tư tưởng triết học thì chỉ là những dạng triết lý chứ không gọi là tư tưởng triết học.

Trên thực tế, nhiều nhà tư tưởng của thế giới cổ đại cũng chỉ đưa ra các câu châm ngôn, các triết lý nhân sinh, khái quát vài nét, một số hiện tượng nào đó của tự nhiên chứ không phải ai cũng xây dựng được các hệ thống tư tưởng, quan điểm hoàn chỉnh như các nhà triết học nổi danh hàng đầu, tiêu biểu như Platon, Arixtốt. Trên thế giới những quốc gia có nền triết học phát triển thì việc tìm ra đặc thù của nó là cần thiết. Ngay cả khi nó tồn tại dưới dạng tư tưởng triết học thì cũng phải nêu lên sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác, vì dân tộc nào cũng có cái gọi là tư tưởng triết học. Như vậy, nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam là rất cần thiết, nhất là tư tưởng triết học Việt Nam trong văn học dân gian, trong truyện ngụ ngôn.

Đánh giá một cách khách quan tư tưởng triết học của người Việt Nam trong lịch sử có những giá trị sau:

Thứ nhất, tư tưởng triết học Việt Nam thường gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong khi đó triết học phương Tây gắn với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Do ảnh hưởng của phương thức sản xuất châu Á, nên ở Việt Nam không có sự phát triển của

khoa học tự nhiên, không có sự phát triển thương mại. Điều này làm cho chế độ phong kiến kéo dài và thế giới quan triết học, tư tưởng triết học cũng luôn có tính chất phong kiến.

Tư tưởng chủ đạo của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, những vấn đề chính trị - xã hội. Đây có thể nói là mặt tích cực trong tư tưởng triết học Việt Nam. Tính đặc thù của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tinh thần đoàn kết, bảo vệ bờ cõi, lãnh thổ, bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong quá trình giao lưu với văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây tư duy triết học Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh vẫn giữ vai trò chủ thể để tiếp biến văn hoá ngoại lai. Chẳng hạn, Phật giáo Ấn độ có tính vô vi xuất thế, còn Phật giáo Việt Nam lại hữu vi nhập thế. Phật giáo trước khi vào Việt Nam thì vô ngã nghĩa là không có cá nhân, không có cái tôi. Nhưng khi vào Việt Nam nó biểu hiện thành sức mạnh cá nhân và phải được nhập vào sức mạnh cộng đồng.

Đạo giáo khi còn ở Trung quốc thì nó gắn với tầng lớp quan lại, trí thức thất thế, từ bỏ chốn quan trường, xa lánh chính trị, trở về sống gần gũi với thiên nhiên. Nhưng khi vào đến Việt Nam thì đạo giáo lại gắn với trời đất, thần thánh, dùng để giáo dục đạo đức xã hội, ổn định gia đình, gắn gia đình với cộng đồng. Vì vậy, triết học Việt Nam coi trọng những vấn đề xã hội và nhân sinh coi nhẹ những vấn đề về tự nhiên, tức là chú trọng xây dựng các vấn đề lý lẽ trong chính trị - xã hội, luân lý và giáo dục đạo đức làm người. Trong truyện ngụ ngôn chủ nghĩa yêu nước bộc lộ không rõ nét như ca dao, tục ngữ nhưng nhân dân lao động bàn nhiều đến khía cạnh đoàn kết, luân lý ở đời, giáo dục đạo làm người phê bình những thói hư tật xấu.

Thứ hai, tư tưởng triết học Việt Nam có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Cách tiếp cận này nó đối lập với triết

học phương Tây là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan. Chính vì cách tiếp cận này nên trong tư tưởng của người Việt bộc lộ qua văn học dân gian nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng là bàn đến con người, quan hệ giữa con người với con người, và chủ đạo là giáo dục con người, cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, vì đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan nên tư tưởng triết học Việt Nam phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh lên trình độ lý luận về nhân sinh và về vũ trụ, nên có vẻ thiếu tính hệ thống chặt chẽ, thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết du nhập từ bên ngoài. Vì đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan nên vấn đề cơ bản của triết học rất mờ nhạt, quan hệ giữa vật chất và ý thức, tư duy và tồn tại, tinh thần và giới tự nhiên không trải ra trên mọi vấn đề. Nhất là trong truyện ngụ ngôn những tư tưởng này bộc lộ một cách tản mạn, thiếu tính hệ thống. Suy nghĩ của người Việt thường gắn liền với một tín ngưỡng, một tôn giáo đa thần với các thần sông, thần núi... Trong truyện ngụ ngôn người ta thường giải thích các sự vật, nguồn gốc của các loài gắn với một tích truyện và có yếu tố siêu tự nhiên.

Thứ ba, phương pháp tư duy biện chứng trong việc xem xét nhìn nhận tự nhiên – xã hội – tư duy. Tuy nhiên, phương pháp tư duy biện chứng này cũng có tính hai mặt đó là: phương pháp biện chứng trong tư duy triết học Việt Nam hơi nghiêng về thống nhất (phương Tây thì hơi nghiêng về đấu tranh); tư duy của người Việt cũng có sự vận động, phát triển nhưng chưa triệt để chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào quan sát thực tế. Do đặc thù lao động sản xuất nông nghiệp nhất là nông nghiệp lúa nước đã khiến cho người dân lao động không chỉ quan tâm đến tùng yếu tố riêng rẽ mà còn quan tâm, thậm chí quan tâm nhiều hơn đến những mối quan hệ qua lại, sự ảnh hưởng, chuyển hóa liên tục giữa chúng. Điều đó đã dần dần hình thành lối tư duy tổng hợp và chính lối tư duy tổng hợp này đã làm bộc

lộ tư duy biện chứng một cách tự phát ở người lao động Việt Nam. Điều này cũng thể hiện rất rõ trong truyện ngụ ngôn như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Bên cạnh những đóng góp làm phong phú và giàu thêm tư tưởng triết học Việt Nam thì người dân lao động vẫn còn có những hạn chế về mặt tư tưởng, nhận thức: sự không nhất quán trong quan niệm duy vật và duy tâm, phương pháp tư duy biện chứng tự phát đan xen tư duy siêu hình... Những hạn chế này biểu hiện trong văn hoá dân gian và trong truyện ngụ ngôn cũng là những biểu hiện tất yếu. Trước hết, do giới hạn bởi trình độ nhận thức. Hơn thế trong xã hội có giai cấp thì sự ảnh hưởng tư tưởng giữa các giai cấp khác nhau, đối lập nhau, nhất là ảnh hưởng của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị cũng là hiện tượng phổ biến, tất nhiên.

Vì vậy, nhìn nhận, xem xét và đánh giá truyện ngụ ngôn để chúng ta rút ra những đóng góp hay giá trị giáo dục trong thời đại ngày nay là một việc cần thiết và có hiệu quả cao.

Xuất hiện từ cuộc sống hàng ngày của người lao động Việt Nam, được lưu truyền và bổ sung trong dân gian qua nhiều thế hệ, truyện ngụ ngôn đã khái quát được khá sinh động, đầy đủ nhân sinh quan và thế giới quan của người Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế nhất định cả trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người lẫn phương pháp tư duy nhưng chúng ta vẫn chắt lọc được từ đó những giá trị quý báu về mặt chính trị, triết học và nhân văn. Đó là thái độ tôn trọng tự nhiên, con người, ước vọng sống hoà hợp giữa con người với tự nhiên, thái độ tôn trọng tình đoàn kết cộng đồng, cùng những bài học giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, cách tư duy cũng như sự ứng xử linh hoạt mềm dẻo... Những giá trị tinh thần truyền thống vô giá, đáng tự hào đó cần được các thế hệ người Việt Nam nâng niu, gìn giữ và phát huy.

Nếu đánh giá ở góc độ học thuyết triết học thì khó có thể coi truyện ngụ ngôn là những triết lý có tính chất triết học của người Việt Nam do hạn chế bởi tính hệ thống của những khái quát đó. Tuy mỗi truyện ngụ ngôn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, cũng nhiều khi là sự phê phán song truyện ngụ ngôn cũng vẫn chỉ là những câu chuyện kể có tính ẩn dụ phản ánh tiếng nói của nhân dân, do nhân dân lao động đúc kết qua quá trình sinh sống và hoạt động của mình, do đó tư tưởng triết học thể hiện trong truyện ngụ ngôn mang tính tản mạn, tự phát, không có tính hệ thống.

Tuy nhiên, chúng ta tìm thấy được những triết lý nhân sinh của người Việt Nam ẩn sau những truyện ngụ ngôn đó chính là những quan niệm về thế giới, về cuộc đời, về ý nghĩa, về mục đích của cuộc sống con người. Vì vậy, truyện ngụ ngôn có giá trị giáo dục con người về lối sống, cách sống, cách ứng xử, giao tiếp, cách nhìn nhận con người.... Mỗi một truyện ngụ ngôn không chỉ là sự phản ánh hiện thực theo nghĩa đen mà phần nghĩa bóng của chúng cũng ẩn chứa ý nghĩa giáo dục, một sự đúc kết kinh nghiệm, một phương châm xử thế, một sự răn dạy.

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, hoàn cảnh càng có tính người bao nhiêu thì nhân cách con người càng được phát triển và hoàn thiện bấy nhiêu. Trái lại con người sẽ bị tha hoá, tức là bị đánh mất mình, biến mình thành cái khác, xa lạ với chính mình trong hoàn cảnh phi nhân tính. Như vậy, cái quyết đinh bản chất con người là cái xã hội. Do đó, cần thiết phải xây dựng con người với bản chất xã hội hiện thực của mình. Cộng đồng chân chính, môi trường xã hội lành mạnh là nơi có thể thoả mãn những nhu cầu chính đáng của cá nhân, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

Công nghiệp hoá(CNH), hiện đại hoá(HĐH) và kinh tế thị trường ở mức độ nào đó đang và sẽ là những nhân tố góp phần tạo lập nền văn hoá và con người Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, so với các giai đoạn lịch sử trước đây thì giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện nay tác động vào con người và xã hội theo những cách thức mới trên cả bề rộng và chiều sâu. Công nghiệp hoá là cơ sở vật chất – công nghệ của hiện đại hoá, vì thế sự gắn kết và tương tác giữa chúng là điều dễ hiểu. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa thì CNH, HĐH tất nhiên gắn liền với toàn cầu hoá.

Xét về mặt văn hoá và con người, quá trình gắn kết CNH, HĐH với toàn cầu hoá theo cơ chế thị trường sẽ thúc đầy sự bành trướng và xâm thực của văn hoá đại chúng, văn hoá đám đông mà trong đó có rất nhiều “văn hoá đen”; hay ít ra quá trình gắn kết đó sẽ khiến cho văn hoá ngoại lai xâm thực bằng cả con đường vô hình lẫn hữu hình mà hậu quả là bản sắc văn hóa dân tộc của con người Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ bị đồng dạng hoá. Trước những thách thức đó, con đường đúng đắn là phải dựa vào các nguồn lực “nội sinh” mà hạt nhân là bản sắc văn hóa dân tộc để ứng vạn biến.

Vậy bản sắc văn hoá là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hoá dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở tầng nền mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hoá, với tư cách là sự biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm như vậy, chúng ta có thể xem các sắc thái văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hoá Việt Nam như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hoà hợp, thích ứng trong giao lưu văn hoá... tính

duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hoà trong ứng xử với tự nhiên.

Khi nói đến bản sắc văn hoá dân tộc, một mặt chúng ta không thể hồ đồ quy tất cả về văn hoá dân gian. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của văn hoá dân gian đối với việc hình thành bản sắc văn hoá dân tộc. Sự ra đời và định hình của văn hoá dân gian gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hoá Việt Nam. Văn hoá dân gian là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, tức văn hoá khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này như văn hoá chuyên nghiệp, văn hoá bác học, cung đình. Văn hoá dân gian còn là văn hoá của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả những nhân tố kể trên, khiến cho văn hoá dân gian hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hoá dân tộc.

Vậy làm thế nào để gắn kết thế hệ trẻ ngày nay với những giá trị

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 80 - 88)