QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ
2.1.2. Quan niệm về con người và xã hộ
Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, truyện ngụ ngôn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất có ý thức của tập thể những con người sống trong xã hội. Từ xưa đến nay, con người luôn là đối tượng nghiên cứu của các khoa học và triết học. Nhưng trước khi khoa học và triết học xuất hiện, từ buổi bình minh của nhân loại, trong tư duy của con người thời kỳ đó đã đặt ra những câu hỏi về chính bản thân mình, về xã hội loài người và về thế giới xung quanh. Vì vậy, trong toàn bộ kho tàng văn học dân gian Việt Nam chúng ta đều thấy những quan niệm của người Việt phản ánh khá rõ nét về vấn đề con người. Đó là thái độ trân trọng, tôn vinh con người.
Con người là phần tinh tú nhất của vũ trụ, là sự hội tụ những tinh hoa của trời đất. Con người là một sản phẩm của giới tự nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên nhưng hơn tất cả các loài vật khác con người còn biết chinh phục và cải tạo tự nhiên. Điều khác biệt lớn nhất của con người là khả năng lao động, là chủ thể cải tạo hoàn cảnh, sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.Trong mỗi một loại hình văn học dân gian, tư tưởng triết học về con người và xã hội thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu trong tục ngữ, ca dao bàn về con người và xã hội một cách cụ thể, trực tiếp, đọc tục ngữ, ca dao chúng ta có thể cảm nhận được ngay triết lý như: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”, “Thương người như thể thương thân”, “Người làm ra của, của không làm ra người”, “Người sống của còn, người chết của hết”, “Người là vàng, của là ngãi”.v.v. thì trong truyện ngụ ngôn những tư tưởng triết học về con người và xã hội lại thể hiện dưới dạng ẩn dụ, thậm chí đan xen vào nhau. Với đặc
thù như vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã không tách bạch ra là quan niệm về xã hội, quan niệm về con người mà chúng tôi lồng hai vấn đề làm một để thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Trước hết, chúng ta phải thấy rằng truyện ngụ ngôn phản ánh trí tuệ của nhân dân, và kho tàng truyện ngụ ngôn chứa đựng những tư tưởng triết học của nhân dân. Trong quan niệm dân gian, con người là vốn quý nhất, tinh tuý nhất và cũng là giống loài có trí thông minh nhất, “người là hoa của đất”(Tục ngữ). Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất, hoàn mỹ nhất của tự nhiên. Nó vừa có vẻ đẹp thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ. Đó không chỉ là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó. Con người chẳng những có khả năng nhận thức thiên nhiên, mà còn có khả năng cải tạo thiên nhiên. Con người chính là chúa tể của muôn loài vì hơn tất cả các loài vật khác, con người có trí khôn. Người lao động từ xa xưa đã ý thức được vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Tư tưởng này đã được thể hiện trong các truyện: Trí khôn, Trí khôn của ta
đây... Trong truyện ngụ ngôn Trí khôn của ta đây, con người thể hiện niềm
tự hào về chính bản thân mình so với tất cả các giống loài khác. Truyện kể như sau: Hổ một hôm ra khỏi rừng, nó đứng trên bờ ruộng nhìn thấy con
trâu thì to, con người thì bé, mà người bắt làm gì trâu cũng phải theo. Hổ ngạc nhiên lắm, mon men lại gần bảo trâu:
- Con trâu ngu ngốc kia!cớ sao mày to lớn nhường vậy mà lại để cho con người nhỏ bé quát nạt, sai khiến thế hả?
Trâu đáp:
- Người tuy nhỏ bé nhưng có trí khôn. Ta tuy to xác đấy nhưng trí khôn thì không thể bằng người được.
Hổ nghe trâu nói vậy thì ngạc nhiên lắm, nó chưa nhìn thấy trí khôn bao giờ, hình thù ra sao. Hổ bèn tiến đến gặp người và hỏi: - Người kia! Trí khôn của mày để ở đâu, mang ra đây cho ta xem?
Người trả lời:
- Trí khôn tao để ở nhà. Muốn xem để tao về lấy.
- Thế thì mày chạy về nhà mang trí khôn ra đây cho ta xem.
- Tao về để mày ăn mất trâu của tao à? Để tao an tâm, mày hãy cho tao trói lại, rồi tao về nhà lấy trí khôn ra đây cho mà xem.
Hổ ưng thuận để người trói vì nó rất tò mò muốn xem mặt mũi của trí khôn ra sao. Người trói hổ thật chặt bằng nhiều vòng dây và sau khi đã hoàn toàn yên tâm rằng hổ không thể giải thoát được, người mới tháo bắp cày ra dùng hết sức phang cho hổ một trận thừa sống thiếu chết. Vừa nện hổ người vừa nói:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Cùng với tư tưởng trân trọng con người, đề cao con người. Rất nhiều truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm mà nhân dân rút ra được trong cuộc sống. Những kinh nghiệm này tuy chưa vươn lên thành một ý niệm triết học thực sự, nhưng cũng đã được đúc kết lại thành những bài học về đạo làm người, về thái độ ứng xử giữa người với người, về cách sống, về nhân cách của con người. Tuy chỉ là những người lao động, ít được học hành song những triết lý về đạo làm người của người Việt được đúc rút trong các truyện ngụ ngôn thì lại cực kỳ sâu sắc, thâm thuý. Những truyện như Quạ mặc lông công hoặc Cáo mượn oai hùm... khuyên người ta nên tự lực mà hành động không nên dựa vào người, không nên vì hám hư danh mà chuốc lấy thực hoạ. Truyện Con giơi, loài chim và loài thú phê phán hạng người tráo trở hai mặt nhưng đồng thời cũng rút ra một kinh nghiệm thực tế: phải có một chỗ đứng, một lập trường nhất định thì mới có thể sinh tồn
được. Con giơi lợi dụng hình dạng nửa cầm, nửa thú của mình để đánh lừa loài chim và loài thú mà nhập bọn với bên nào thắng trong cuộc chiến tranh giữa hai bên. Khi loài chim thắng thì giơi phô đôi cánh của mình ra để nhận họ hàng với chim và đã được loài chim chia một phần chiến lợi phẩm. Khi loài thú thắng thì giơi ta lại lấy cớ rằng mình có vú để xin hộ tịch ở làng thú và cũng được loài thú công nhận. Nhưng khi hai bên giảng hoà với nhau thì ngón tráo trở của giơi bèn bị lòi ra. Kết cục giơi bị cả hai loài căm ghét, đánh đuổi. Đối với nhân dân lao động mặc dù không được học hành cao nhưng luôn coi trọng tình nghĩa, luôn đánh giá cao ân nghĩa, sau, trước... Từ đó, người dân lao động luôn có một thái độ nghiêm khắc, khinh miệt, chê cười những hành vi vô ơn, tráo trở, bất nhân. Thậm chí, trong những truyện ngụ ngôn nhân dân lao động còn khuyên răn con người sống phải có chủ kiến, phải có bản lĩnh, tin tưởng vào những gì mình đã lựa chọn. Truyện Đẽo cày giữa đường là một ví dụ minh chứng.
Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về làm nghề đẽo cày bán. Cửa hàng anh ta mở bên đường ai qua đó cũng ghé vào xem. Người thì nói:
- Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.
Anh ta cho là phải, đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói:
- Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày.
Anh ta cho là phải, lại vừa đẽo cày vừa nhở, vừa thấp. Sau lại có người bảo:
- Nay ở trên ngàn người ta đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tinh bằng voi cả. Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to, gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn.
Người thợ mộc nghe nói, liễn đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ cày thường bày ra bán. Nhưng qua bao nhiêu ngày
tháng, chẳng tháy ai đến mua cho một cái nào, cũng chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng cả. Thành có bao nhiêu gỗ bỏ hỏng hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch. Người thợ mộc lúc bấy giờ mới biết dễ nghe người là dại. Nhưng quá muộn rồi không sao chữa được nữa.
Qua truyện này nhân dân muốn gửi gắm một thông điệp: sống phải có chủ kiến, nếu cứ thấy ai góp ý kiến cũng nghe theo thì không bao giờ làm nên một việc gì cả. Truyện Cây gai và đàn chim lại nêu ra bài học về đức lo xa. Đàn chim non không nghe lời chim mẹ, không chịu bới ăn cho hết hạt gai đi để đến nỗi khi hạt mọc lên thành cây gai người ta có sợi làm lưới bắt chim, hối không kịp nữa.
Nếu đọc truyện Chị bán nồi đất thì lại thấy quan niệm về con người trong truyện ngụ ngôn đó là cách giáo dục lối sống, tuân theo những quy luật khách quan, căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể không được xa rời thực tế. Chị bán nồi đất say mê về những viễn cảnh giàu có mà gánh nồi đất sẽ đem lại nếu như cuộc sống diễn ra đúng như ảo tưởng của chị, và đến lúc khoái chí quá chị đã nhảy lên, đánh rơi cả gánh nồi. Khi ấy thì chẳng những mộng vỡ mà nồi cũng tan. Một số thí dụ trên tiêu biểu cho kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam. Ở những truyện này đạo lý nêu ra không mang tính cao siêu, xa vời mà bao giờ cũng sát với thực tế. Trong xã hội cũ, những tư tưởng, triết lý trong truyện ngụ ngôn đã giúp con người đúc rút được kinh nghiệm, tránh khỏi những thất bại trong hành động và cho đến nay vẫn còn mang tính giáo dục sâu sắc.
Truyện Con vờ và con đom đóm thì lại phê phán thái độ đánh giá thực tại khách quan qua nhận xét chủ quan của mình. Theo quan niệm của nhân dân, con vờ là một giống côn trùng sớm sinh chiều chết; cả đời nó không biết thế nào là mặt trời lặn, thế nào là đêm tối. Con đom đóm là một giống côn trùng có đời sống tương đối dài hơn; nó biết ngày đêm. Chỗ khác nhau
đó làm cho hai con cãi nhau. Khi con đóm đóm giải thích cho con vờ tác dụng của ngọn đèn xanh của mình khi mặt trời lặn và đêm tối bao trùm tất cả, thì con vờ lại cãi lại rằng: “Lẽ đâu có lẽ mặt trời lại tắt” và cho rằng không thể có đêm tối được. Con vờ đại diện cho những kẻ chỉ muốn nhìn thế giới qua kinh nghiệm của bản thân mình. Thái độ này chính là một cơ sở cho chủ nghĩa kinh nghiệm và tư tưởng chủ quan. Bài học triết lý mà nhân dân rút ra là người ta ở đời nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà thôi thì không thể có được nhận thức đúng đắn về thực tiễn. Cần phải tránh chủ quan, chịu lắng nghe người khác thì mới có thể đi đến chân lý vì trong xã hội mỗi người khác nhau có một vốn kinh nghiệm riêng, nó có thể bổ sung tri thức, kinh nghiệm cho ta.
Trong con mắt của nhân dân lao động Việt Nam, con người được hình dung một cách rất hiện thực, cụ thể. Đó là con người đang sống, đang hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể với nội dung và phương thức của thời đại mình. Song những hình ảnh đó thông qua truyện ngụ ngôn, lại được nhân dân lao động diễn tả với những nét bản chất của con người gắn với thời đại của họ. Có thể nói, quan niệm dân gian về con người trong truyện ngụ ngôn còn rất đơn giản, thông qua hình tượng các con vật, các sự vật để biểu đạt con người và đạo làm người. Vì thế, truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ, thông qua ngôn ngữ hàm súc, tác giả dân gian miêu tả đặc điểm phổ biến của con vật để biểu trưng cho con người, từng con vật tiêu biểu cho từng loại người trong xã hội.
Bên cạnh quan niệm về con người, quan niệm về xã hội, cồng đồng xã hội cũng được thể hiện rất rõ trong truyện ngụ ngôn. Cũng như tất cả các loại hình văn học dân gian, truyện ngụ ngôn cũng phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam một cách tương đối. Tuy nhiên, chúng tôi không tiếp cận dưới
góc độ lịch sử, khai thác yếu tố lịch sử mà chủ yếu tìm hiểu thái độ, quan niệm của nhân dân lao động Việt Nam về lịch sử, về xã hội.
Lịch sử nhân loại đã trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, thời đại cộng sản nguyên thuỷ - hình thức tổ chức xã hội đầu tiên không có giai cấp và sau đó là các xã hội có giai cấp. Trong các truyện ngụ ngôn, nhân dân lao động cũng phản ánh các giai đoạn phát triển đó của lịch sử xã hội Việt Nam. Xã hội đầu tiên của nhân loại cũng là của người Việt – xã hội nguyên thuỷ được mô phỏng trong truyện ngụ ngôn dưới hình thức là xã hội sống thành bầy đàn trong đó cả con người và con vật sinh sống hoà hợp với nhau. Sau đó cùng với sự phát triển của sản xuất, hình thức tổ chức xã hội cũng dần thay đổi. Khi công cụ sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng của cải dư thừa, sự phân hoá giàu nghèo làm xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp hình thành. Giai cấp thống trị dùng mọi biện pháp để áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Giai cấp bị trị, bị bóc lột với tâm trạng khổ đau, uất ức, oán hận họ đứng dậy phản kháng lại giai cấp thống trị. Cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay go, phức tạp hơn. Khi giai cấp thống trị còn giữ được quyền thế mạnh mẽ, những lực lượng hắc ám của xã hội còn đè nén nhân dân. Nhân dân lao động mượn văn học dân gian như một thứ vũ khí tinh thần để phản kháng lại áp bức, bất công. Truyện ngụ ngôn là một trong những thứ vũ khí sắc bén về tinh thần được nhân dân dùng để đấu tranh chống lại giai cấp thống trị. Những phân tích dưới đây sẽ minh chứng cho điều này.
Truyện Lý trưởng diều hâu, nhân dân mượn hình tượng con diều hâu để lên án giai cấp thống trị và dưới con mắt của nhân dân bọn quan tham bầu bán chức quyền là một hành động xấu xa, bỉ ổi, đọc xong truyện ta còn nghe thấy cả tiếng cười chế nhạo nữa. Truyện kể rằng: Xưa ở một làng
bầu lý trưởng khác. Các ông hương hào xin bầu cho anh Cú. Quan không cho mắng rằng: - Sao lại bầu cái thằng mặt cú vọ ấy. Các ông hương hào lại xin cử anh Quạ. Quan cũng không đồng ý: Cái thằng ăn hôi, ăn thối ấy thì làm được gì. Làng chim lại bàn bạc mãi, sau xin bầu diều hâu. Quan vẫn không muốn nhận bảo: - Cái thằng ấy thì liệu làm nổi việc gì? Các ông hương hào liền đồng thanh bẩm rằng: Anh diều ở trong làng được dân tình tín phục và việc làng xem chừng cũng thạo, xin Thượng quan đồng ý kẻo không biết tìm ai được như thế nữa. Quan cuối cùng đành phải bằng lòng cho. Diều hâu làm lý trưởng mới được mấy buổi, một hôm thấy có người đi chợ về, tay lủng lẳng xách một miếng thịt, lẻn đến cướp rồi bay mất. Người kia không chịu, làm đơn lên quan kiện. Quan đòi Diều hâu đến hỏi, Diều bẩm rằng:
- Hôm nay là phiên chợ, ai có thịt cũng đem biếu tôi. Có thằng này nó lại bướng không chịu biếu xén gì cả, nên tôi bắt cho nó biết phép chứ tôi thèm cướp thịt của nó làm gì.
Quan nghe vậy vỗ bàn thét:
- À, thằng này láo. Cái lệ phải biếu thịt mày do luật nào quy định? Mày