Phương pháp tư duy biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 66 - 80)

QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM MỘT SỐ

2.2.2.Phương pháp tư duy biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam

Do xuất phát điểm của Việt Nam là nền văn minh lúa nước, lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên người lao động Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Chính điều này đã khiến người dân lao động không chỉ quan tâm đến từng yếu tố riêng rẽ mà còn quan tâm, thậm chí là quan tâm nhiều đến những mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng, chuyển hoá liên tục giữa chúng. Trong tư duy của người Việt đã hình thành lối suy nghĩ tổng hợp và chính lối tư duy tổng hợp này đã bộc lộ tư duy biện chứng tự phát của người Việt.

Ở một khía cạnh khác, do vị trí địa lý, do sự giao thoa và tiếp biến văn hoá giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, văn hoá Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhiều luồng văn hoá, trong đó có văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại. Những tư tưởng biện chứng trong các hệ thống triết học phương Đông khi du nhập vào Việt Nam như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo... cũng đã ảnh hưởng tích cực, sâu sắc đến tư duy của người Việt.

Mặc dù là tự phát, song những tư duy biện chứng của người Việt bộc lộ qua truyện ngụ ngôn rất sinh động, phong phú và cũng khá toàn diện.

Chúng ta có thể khái quát từ đó những tư tưởng tiền triết học tuy còn đơn giản, dựa vào quan sát trực tiếp, vào kinh nghiệm nhưng cũng khá sâu sắc về mối liên hệ phổ biến, về sự phát triển, các quy luật vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng và quá trình trong tự nhiên, xã hội, tư duy; về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa nội dung và hình thức, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa bản chất và hiện tượng...

Sự thể hiện tư tưởng về mối liên hệ phổ biến trong truyện ngụ ngôn được nhân dân lao động thể hiện dưới hai góc độ: mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người. Khi nhận

thức các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại một cách khách quan thì người Việt cổ cũng đã ít nhiều thấy được tính chất phát triển và tiến hoá của các sự vật, hiện tượng cùng mối liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng ấy. Người dân lao động quan niệm các sự vật, hiện tượng trong thế giới không có cái gì tồn tại biệt lập, tách rời. Truyện ngụ ngôn Miệng và

Chân, Tay đã thể hiện tư tưởng triết học ấy.

Trong truyện này tư tưởng biện chứng được thể hiện rõ nét ở ý nghĩa triết học của nó. Quan hệ giữa Miệng với các bộ phận khác trong cơ thể con người là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một bộ phận của cơ thể mà ngừng hoạt động thì các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng. Như vậy, thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các bộ phận, các sự vật hiện tượng của thế giới vừa tồn tại tách biệt nhau vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định nhau. Mỗi sự vật, một hiện tượng, một bộ phận nào đó của thế giới trong quá trình sinh tồn buộc phải có sự liên hệ với các sự vật hiện tượng khác. Mối liên hệ đó là khách quan, phổ biến và đa dạng. Các truyện Vì chồng mà vợ phải đi

phu, Gậy ông lại đập lưng ông, Hại nhân nhân hại, Anh keo kiệt lộn cổ xuống sông, Chim sáo và người đi cày... cũng có cùng một tư tưởng biện

chứng như trên, đặc biệt là truyện Cháy nhà thể hiện rất rõ tư tưởng biện chứng trong quan niệm của nhân dân lao động.

Hàng xóm có nhà bị cháy, mọi người chạy lại dập lửa giúp khổ chủ. Riêng có một người hàng xóm, nhà ngay cạnh mà vẫn nằm trùm chăn, bình chân như vại ng hĩ: cháy nhà hàng xóm chẳng việc gì đến nhà mình cả. Nào ngờ lửa to, có gió liền bay sang nhà ông ta, làm nhà ông ta bốc cháy. Lúc bấy giờ ông ta mới cồm dậy chạy cuống cuồng thì đã muộn, nhà ông bị lửa thiêu cháy sạch.

Câu chuyện đã thể hiện tư tưởng biện chứng sơ khai, mặc dù con mang tính trực quan nhưng trong tư duy của người Việt xưa nhận thức rằng các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại biệt lập, vừa quy định tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau. Trong truyện ngụ ngôn này phần nào đó còn thể hiện mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên.

Mặt khác, truyện ngụ ngôn còn biểu hiện rất nhiều kinh nghiệm mà nhân dân lao động rút ra từ trong cuộc sống. Những kinh nghiệm này, tuy chưa vươn lên thành một quan điểm triết học thực sự, nhưng đó là những tư tưởng triết học lẻ tẻ, tự phát mà trước hết đó là những quan niệm về nhận thức thế giới.

Không chỉ dừng ở việc nêu ra các tư tưởng biện chứng tự phát mà người xưa còn có những bước tiến xa hơn trong việc xác định phương pháp xem xét, nhìn nhận, đánh giá sự vật. Một trong những đóng góp lớn nhất của truyện ngụ ngôn Việt Nam về góc độ triết học đó là phương pháp biện chứng khi xem xét, nhìn nhận, đánh giá sự vật. Truyện ngụ ngôn đã chỉ ra tính hạn chế của phương pháp siêu hình trong việc nhìn nhận sự vật, nếu cứ sử dụng phương pháp siêu hình một cách tuyệt đối trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì sẽ mắc sai lầm như mấy ông Thầy bói xem voi. Chất triết học bộc lộ qua câu chuyện này một cách rất sâu sắc. Năm người mù nghỉ chân ở một quán nước dưới gốc đa

đầu làng. Vừa lúc đó có một người dắt voi đi qua. Mọi người đổ ra xem và năm người mù xin được xem voi bằng tay, người quản tượng đồng ý. Người mù thứ nhất sờ vào chiếc vòi dài, người thứ hai sờ vào chân voi và ôm thử xem to đến đâu, người thứ ba sờ vào đuôi voi và cứ đinh ninh con voi chỉ có thế, người thứ tư sờ vào tai voi và ve vuốt mãi, còn người thứ

năm sờ vào đôi ngà voi. Khi con voi đi khỏi và mọi người đã ra về, chủ quán mới hỏi các người mù:

- Các bác thấy con voi thế nào? Người thứ nhất nhanh nhảu trả lời:

- Tưởng voi lạ lùng và to lắm, hoá ra người nó mềm nhũn và loằng ngoằng như con đỉa.

Người mù thứ hai cãi:

- Không phải, con voi nó tròn trùng trục như cái cột mà thôi!

- Bác nhận xét sai rồi.- Người mù thứ ba nói, - Nó dài và lông nó dài tua tủa như chiếc chổi sể to có cán tròn.

Người mù thứ tư cướp lời:

- Các bác đều sai cả,chính tôi đã thấy nó bèn bẹt như cái quạt thóc. Người mù thứ năm lớn tiếng bảo:

- Chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, đích thị con voi phải là con vật cứng như gỗ và dài như hai chiếc đòn càn.

Họ cứ cãi nhau mãi, ai cũng cho là mình đúng vì chính họ chứ chẳng phải nghe qua ai khác đã trực tiếp sờ vào chính con voi thật. Không ai chịu ai, cả bọn lao vào đánh nhau tới sứt đầu mẻ trán.

Qua câu chuyện rút ra ý nghĩa triết học khi nghiên cứu một đối tượng nào đó cần phải nhìn nhận sự vật ở nhiều góc độ khác nhau, phải xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan, chứ không phải phiến diện một chiều áp đặt ý muốn chủ quan. Phải sử dụng phương pháp biện chứng, mềm dẻo linh hoạt để nhìn nhận và giải quyết sự việc, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bất cứ sự vật nào để có thể tồn tại được phải có mối liên hệ với sự vật khác, vì vậy khi xem xét sự vật ta phải đặt trong mối liên hệ với sự vật khác tránh quan điểm phiến diện. Khi xem xét sự vật ta phải xem xét nhiều mối liên hệ, vì sự vật rất phong phú và đa dạng, phải đánh giá

đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, có quan điểm lịch sử - cụ thể. Chính vì nhìn nhận sự vật một cách phiến diện, không đặt trong mối liên hệ nên năm ông thày bói mới có phán quyết về con voi một cách ngốc nghếch và hài hước như thế.

Trên cơ sở bước đầu nhận thức được tính khách quan của sự vật hiện tượng, người Việt cổ đã có quan niệm cho rằng các loài vật một khi sinh ra không phải đã hoàn chỉnh ngay mà phải được phát triển thêm cho ngày càng hoàn thiện. Đó là quá trình tiến hoá lâu dài về mặt tự nhiên của các loài động vật để chúng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động và phát triển, giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc dẫn tới sự mất đi của sự vật cũ và sự ra đời của sự vật mới. Sự vật mới ra đời trên cở sở kế thừa những nhân tố tích cực của sự vật cũ. Truyện Cuộc tu bổ các giống vật hay truyện Bộ lông công đã nói lên điều này.

Một hôm tiên xuống trần và bảo với các loài muông thú, ai thấy mình xấu thì cứ nói ra Tiên sẽ có phép màu làm cho trở nên đẹp. Ban đầu đuôi Công ngắn và xấu lắm nhưng chính Tiên đã bảo công xoè đuôi ra nhổ sạch bộ lông cũ và thay vào đó một bộ đuôi khác lông dài và màu sắc sặc sỡ hơn... Các loài vật và con người tuy đều là sản phẩm từ vật chất, có nguồn

gốc từ vật chất nhưng không phải vì thế mà có thể xếp con vật ngang hàng với con người được. Con người là loài động vật bậc cao, khác con vật ở chỗ có lao động, có ý thức, có ngôn ngữ... vì vậy, con người và con vật khác biệt hoàn toàn trong quan hệ với thế giới.

Từ rất sớm, nhân dân ta đã chớm có ý thức về sự phát triển tiến lên của sự vật, mọi sự vật không phải tồn tại bất di bất dịch, cố định mà luôn biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Tư tưởng biện chứng này đươc thể hiện rõ nét hơn trong truyện Mười hai bà mụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“...Ngọc Hoàng trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời

đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như con voi, tê, ngựa, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, côn trùng... Sau đó Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, chất tinh tuý rồi nặn ra một giống vật khác một cách công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người khôn hơn vạn vật.”

Không chỉ khẳng định các sự vật hiện tượng tồn tại trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, nhân dân lao động xưa còn khẳng định sự vận động, phát triển đó là khách quan, phổ biến và rất đa dạng. Tư tưởng biện chứng này thể hiện trong truyện ngụ ngôn Kéo cây lúa

lên:

Có một người nông dân ra thăm đồng thấy lúa ở ruộng nhà người thì tốt, còn lúa ở ruộng nhà mình thì xấu, bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người. Về nhà anh ta đắc ý khoe với vợ: - Lúa nhà ta hôm nay nhờ tôi mà cao tốt hơn lúa nhà bên cạnh rồi. Người vợ không tin, anh ta liền bảo: - Cứ ra ruộng nhìn tận mắt sẽ thấy. Vợ anh ta ra đồng và thấy bao nhiêu lúa ruộng nhà đã héo rũ cả rồi.

Qua câu chuyện này, chúng ta nhận thấy từ rất xa xưa nhân dân lao động đã có sự nhận thức về tính khách quan của sự vận động và phát triển của sự vật. Bất kỳ một sự vật nào đều nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Sự ra đời của cái mới không phải ngẫu nhiên mà phải là một quá trình tích luỹ dần về lượng, đến điểm nút mới thực hiện bước nhảy. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay chính trong bản thân nội tại của sự vật. Chúng ta không thể dùng ý muốn chủ quan để áp đặt sự phát triển, cũng không thể nôn nóng đốt cháy giai đoạn, vì sự phát triển nào bao giờ cũng phải có sự tích luỹ dần về lượng, lượng chưa thay đổi thì không

thể có sự biến đổi về chất. Câu chuyện này còn lên án rất nhiều người trong xã hội với cách suy nghĩ chủ quan, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn...

Truyện Ông vua Chàm nuôi khỉ, thì lại nhấn mạnh khía cạnh trong thế giới không có sự vật nào tồn tại bất biến, mà mọi vật đều trôi đi, đều vận động và biến đổi không ngừng. Truyện kể rằng nước Chàm kia có một ông

vua già nuôi một con khỉ lớn. Vua rất yêu khỉ và hứa thưởng một vạn lạng vàng cho những ai dạy được cho khỉ biết nói. Có một người ra mắt, tự xưng dạy được đòi mỗi tháng phải chi tiêu vào ấy một trăm lạng vàng, và hứa rằng sau ba năm khỉ sẽ biết nói. Vua nghe lời, nhưng vua có biết đâu rằng trong ba năm thì vua hay người dạy khỉ kia tất có một người sẽ chết. Người kia chỉ cốt tiêu vàng cho sướng thôi.

Khi bàn về sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, truyện ngụ ngôn đưa ra những quan niệm về cách thức của sự vận động và phát triển. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới vận động và phát triển bằng cách nào? Để giải đáp câu hỏi này, mặc dù do giới hạn của trình độ nhận thức nhưng nhân dân lao động cũng có những lý giải phần nào mang tính duy vật biện chứng. Những đúc kết trong truyện ngụ ngôn về quá trình lượng đổi dẫn đến chất đổi của người xưa chắc hẳn cũng bắt đầu từ việc quan sát, xem xét rất nhiều những sự việc, quá trình mà họ tiếp xúc một cách trực tiếp từ tự nhiên và thực tiễn xã hội. Chúng ta không hề thấy các khái niệm: chất, lượng, độ, điểm nút, nhảy vọt... xuất hiện trong văn học dân gian Việt Nam nhưng những nhận xét khái quát của người lao động về sự khác biệt về chất, sự tăng giảm về lượng, sự phân biệt giữa chất và lượng, sự chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất... thì lại rất tinh tế, sâu sắc.

Chuyện bó đũa đã thể hiện tư tưởng này, sự thay đổi về số lượng (gộp nhiều chiếc đũa thành một bó), tới một giới hạn nhất định sẽ dẫn tới sự

chuyển đổi về chất (một chiếc đũa thì bẻ gãy một cách dễ dàng nhưng một bó đũa thì không người nào có thể bẻ được). Hoặc trong lao động, sản xuất hàng ngày đã giúp cho người ta nhận thấy rằng một gánh đất không có ý nghĩa là bao nhưng nếu có hàng trăm, hàng nghìn gánh đất tập trung lại thì sẽ đắp được những con đê ngăn nước (trong truyện Giao chiến với thuỷ

thần).

Trong truyện Đàn trâu và con cọp cũng gửi gắm tư tưởng biện chứng này của nhân dân lao động. Có một đàn trâu đang ăn cỏ ven rừng, bỗng

nghe tiếng cọp gầm gừ từ xa và chỉ một lát sau đã phóng tới như một cơn lốc. Cả đàn trâu sợ hãi bỏ chạy toán loạn. Riêng có một chú trâu tơ thì đứng lại gương cặp sừng nhọn sắc ra chống lại. Trâu vừa lao vào húc cọp và gọi:

- Anh em ơi lại đây mau ta hợp sức cả bầy đánh lại thì cọp không thể làm gì nổi chúng ta đâu.

Mấy con trâu kia nghe theo liền quay lại, thấy trâu tơ đang húc cọp còn con cọp thì vẫn vừa gầm thét. Chúng liền xông vào vây cọp húc từ bốn phía làm cọp hoảng hốt bỏ chạy. Từ đó hễ cọp thấy đàn trâu ở đâu là lảng tránh, chỉ rình những con bỏ đàn đi ăn riêng lẻ.

Triết lý mà nhân dân thể hiện trong truyện này, muốn tạo ra sự thay

Một phần của tài liệu tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn việt nam (Trang 66 - 80)