Đặc điểm, khái niệm trường phổ thơng NCL

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyên (Trang 38 - 41)

2. Phân tích – đánh giá một số cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan mật thiết vớ

1.1.2Đặc điểm, khái niệm trường phổ thơng NCL

1.1.2.1 Một số đặc điểm của trường phổ thơng NCL trong mối tương

quan so sánh với trường cơng lập

a) Về hình thức sở hữu, vốn đầu tư

- Trường cơng lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Trường phổ thơng cơng lập hoạt động nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

- Trường phổ thơng NCL được Nhà nước cho phép thành lập; do cộng đồng, tổ chức ngồi nhà nước hoặc cá nhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động bằng vốn ngồi ngân sách nhà nước. Chủ thể đầu tư thành lập trường phổ thơng NCL (phần lớn là theo cơ chế hoạt động vì lợi nhuận) thơng qua việc cung ứng dịch vụ giáo dục, ở các cấp độ khác nhau đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận với tính chất là hoạt động đầu tư.

b) Về tổ chức, đội ngũ giáo viên

-Ngồi việc bảo đảm các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quy định trong các điều lệ nhà trường phổ thơng, trường phổ thơng NCL cịn cĩ Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sốt, Đại hội đồng thành viên gĩp vốn [10, Điều 7].

+ Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý và là tổ chức đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của trường (nếu cĩ từ hai thành viên gĩp vốn trở lên). Trường phổ thơng NCL chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức (gọi chung là Nhà đầu tư) đầu tư tồn bộ kinh phí thì khơng cĩ Hội đồng quản trị.

+ Ban Kiểm sốt do Hội đồng quản trị thành lập, trong đĩ cĩ đại diện những người gĩp vốn, giáo viên và nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban Kiểm sốt cĩ các quyền và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu và các tổ chức trong trường.

- Về đội ngũ giáo viên, Nhà nước quy định tỷ lệ giáo viên cơ hữu của trường phổ thơng NCL so với tổng số giáo viên theo quy định đối với từng cấp học: Trường tiểu học NCL phải cĩ 100% giáo viên cơ hữu, trường NCL cấp THCS và cấp THPT phải cĩ ít nhất 40% giáo viên cơ hữu. [10, Điều 16]

c) Về cơ chế hoạt động

Trường NCL cĩ thể hoạt động theo cơ chế lợi nhuận hoặc cơ chế phi lợi nhuận. Theo cơ chế lợi nhuận thì lợi nhuận cĩ thể chia cho các cá nhân và phải chịu thuế.

Theo nhận định của GS Phạm Phụ, ngày nay hệ thống trường NCL của nhiều nước phân biệt tương đối rõ giữa các cơ chế hoạt động “lợi nhuận”,

“phi lợi nhuận”; khơng thiên về cách gọi “cơng”, “tư” theo quyền sở hữu nữa mà gọi theo cơ chế vận hành và việc phân biệt giữa “vì lợi nhuận” hay “khơng vì lợi nhuận” cịn quan trọng hơn là phân biệt giữa “cơng” và “tư”.

- Loại hình “vì lợi nhuận” (for – profit): Trường vì lợi nhuận thường hoạt động theo cơ chế của một cơng ty, mục đích là đem lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đơng, toàn bộ ngân sách của trường dựa vào học phí và một số nguồn thu khác từ hoạt động dịch vụ phục vụ học sinh trong nhà trường.

- Loại hình “khơng vì lợi nhuận” (not for – profit): (1) Khơng chia lợi nhuận cho một ai; (2) Khơng cĩ chủ sở hữu, cĩ thể nĩi tài sản ở đây là thuộc sở hữu cộng đồng, nguồn vốn chủ yếu là từ cho tặng, học phí và (3) Thường được quản trị bởi một Hội đồng đại diện cho những nhĩm cĩ lợi ích liên quan. Ngồi 2 loại hình chủ yếu nêu trên, ở một số nước khác cịn cĩ thêm các loại hình “nửa vì lợi nhuận” (semi for – profit) hay cĩ “mức lợi nhuận thích hợp” (approriate profit) như ở nhiều nước của châu Á; loại hình“trường cơng – tư phối hợp” (Semi public, PPP: Public – Private Partnership). Ngày nay, trên thế giới cịn cĩ “trường cĩ liên quan đến nhà nước” (State – related)

như ở Hoa Kỳ, nhà nước thường cung cấp khoảng 50% kinh phí, cũng cĩ thể gọi là “bán cơng” trường cĩ tài trợ cơng nhưng “vận hành tư”. [49]

Từ khảo sát và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn khuyến khích các nước thành lập các trường cơng – tư phối hợp.

1.1.2.2 Khái niệm trường phổ thơng NCL

Từ các cách tiếp cận và một số đặc điểm nêu trên, cĩ thể trình bày khái niệm về trường phổ thơng NCL ở Việt Nam như sau: “Trường phổ thơng NCL là cơ sở giáo dục chính quy trong hệ thống giáo dục phổ thơng, thuộc

loại hình tư thục; do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức

kinh tế, cá nhân, nhĩm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư đầu tư xây dựng, tự

bảo đảm kinh phí hoạt động; được Nhà nước cho phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước”.

Nghiên cứu sinh đề xuất khái niệm với nội hàm như trên nhằm nhấn mạnh và làm rõ hơn các yếu tố:

Một là, trường phổ thơng NCL là cơ sở giáo dục chính quy, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thơng với những tiêu chuẩn chuyên mơn – kỹ thuật thống nhất nhằm gĩp phần nâng cao dân trí ở trình độ tiểu học, THCS, THPT;

Hai là, theo quy chế hiện hành, trường phổ thơng NCL chỉ cĩ loại hình

tư thục, dù do cộng đồng thành lập vẫn khơng gọi là trường dân lập;

Ba là, trường phổ thơng NCL được hình thành trong điều kiện đổi mới tư duy cải cách DVC theo hướng XHH – Nhà nước mở rộng cơ hội để tổ chức ngồi nhà nước, cơng dân tham gia cung ứng DVC trong lĩnh vực giáo dục;

Bốn là, với tính chất là trường được Nhà nước cho phép thành lập, do chủ thể ngồi nhà nước đầu tư và tự đảm bảo kinh phíhoạt động và chịu tác động chi phối bởi yếu tố thị trường dịch vụ, QLNN cũng cần phải đổi mới với phương thức quản lý thích hợp, chú trọng phân cấp quản lý để trường phổ thơng NCL được tự chủ – tự chịu trách nhiệm cao hơn so với trường cơng lập.

1.1.3 Quá trình hình thành cơ sở giáo dục phổ thơng NCL qua các giai đoạn lịch sử phát triển giáo dục, vai trị trường phổ thơng NCL trong

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyên (Trang 38 - 41)