2. Phân tích – đánh giá một số cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan mật thiết vớ
1.2.2 QLNN về giáo dục – đào tạo
GD – ĐT gĩp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội. Với quan điểm “Giáo dục – đào tạo cùng với khoa
học – cơng nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư phát triển”, QLNN về GD – ĐT là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý – điều hành của Nhà nước.
1.2.2.1 Những vấn đề cơ bản về QLNN đối với GD – ĐT
“Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu,
chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi
cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục,
thực hiện phân cơng, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.” [50, Điều 14]
a) QLNN về GD – ĐT là đối tượng quan trọng của hành chính nhà nước. Cĩ thể chia ra làm 2 mảng: QLNN về lĩnh vực GD – ĐT và quản lý sự nghiệp trong các cơ sở GD – ĐT. Cần phân định hai mảng này trong QLNN.
- QLNN về lĩnh vực GD – ĐT là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước bằng quyền lực Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động GD – ĐT nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động GD – ĐT hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia.
+ Chủ thể QLNN về GD – ĐT là Nhà nước với hệ thống các cơ quan quyền lực của nĩ mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN về GD – ĐT từ trung ương đến các địa phương.
+ Khách thể QLNN về GD – ĐT là hệ thống các cơ sở giáo dục và những người tham gia vào quá trình GD – ĐT.
- Quản lý cơ sở sự nghiệp GD – ĐT là sự tác động điều khiển của người đứng đầu và bộ máy quản lý của người đứng đầu cơ sở đĩ vào các hoạt động của đơn vị trên cơ sở pháp luật, chính sách, các quy chế liên quan. [33]
b) QLNN về GD – ĐT về cơ bản chính là quản lý của Nhà nước đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục nĩi chung. Ngày nay, với tư duy đổi mới và yêu cầu XHH DVC, cĩ sự ra đời các chủ thể cung cấp dịch vụ giáo dục khác nhau (Nhà nước, tổ chức ngồi nhà nước, cá nhân). Với nhận thức cơ sở giáo dục là tế bào của nền giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp quyết định chất lượng đào tạo của mỗi quốc gia, QLNN hệ thống này phải tạo điều kiện cho nĩ phát triển, hoạt động đúng hướng, đúng pháp luật và mục tiêu đào tạo.
1.2.2.2 Nội dung QLNN trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo
a) Trên cơ sở Điều 99, Chương VII “Quản lý nhà nước về giáo dục” của Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2009), cĩ thể phân tích và khái quát sự quản lý của Nhà nước về giáo dục hướng vào 06 nội dung chủ yếu như sau:
Một là, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển GD – ĐT, bao gồm: định hướng phát triển, quy hoạch (trong đĩ cĩ việc sắp xếp lại mạng lưới các trường) và chỉ đạo thực hiện; ban hành và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển giáo dục;
Hai là, ban hành và thực thi một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đĩ quan trọng nhất là Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật cụ thể hĩa Luật Giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc tất cả các thành phần, tạo điều kiện cho nĩ phát triển; hồn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước về GD – ĐT phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN để hoạt động của hệ thống GD – ĐT ngày càng cĩ chất lượng, hiệu quả hơn;
Ba là, quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi và cấp văn bằng, chứng chỉ;
Bốn là, tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo và bồi dưỡng, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Năm là, đầu tư phát triển, huy động và sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD – ĐT.Các lực lượng xã hội cần được tổ chức và phối hợp tốt để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình XHHGD;
Sáu là, thực hiện kiểm tra – kiểm sốt của Nhà nước, bao gồm: thanh tra giáo dục; kiểm tra, kiểm sốt việc chấp hành pháp luật về GD – ĐT, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách; bảo vệ lợi ích của người học và cơ sở giáo dục; đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
b) Điều cần lưu ý là trong các nội dung QLNN về giáo GD – ĐT, khơng cĩ quy định nào liên quan đến can thiệp của Nhà nước vào những vấn đề mang tính chi tiết về tổ chức và hoạt động của từng trường (quản lý đơn vị sự nghiệp GD – ĐT).
Trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ giáo dục, Nhà nước phải làm rõ để cĩ sự rạch rịi trong hai tư cách: Nhà nước với tư cách là chủ thể QLNN, Nhà nước với tư cách là chủ thể cung ứng dịch vụ. Trên thực tế, chính vì Nhà nước hiện nay đang đĩng hai vai và lại chưa phân định rõ hai vai này nên đang phát sinh nhiều tranh luận trong hoạt động giáo dục, nhất là đối với giáo dục NCL.