2. Phân tích – đánh giá một số cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan mật thiết vớ
1.1.3 Quá trình hình thành cơ sở giáo dục phổ thơng NCL qua các giai đoạn lịch sử
phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay
1.1.3.1 Quá trình hình thành trường NCL qua các giai đoạn lịch sử
phát triển của giáo dục Việt Nam
a) Giáo dục thời phong kiến: Trường – lớp dân lập, tư thục gắn với giáo dục, chế độ khoa cử Nho học và nền cai trị của chế độ phong kiến Việt Nam qua các triều đại.
Lịch sử giáo dục Nho học Việt Nam trãi qua các triều đại thời Lý – Trần, Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn và triều Nguyễn (từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX). Hệ thống trường học thời phong kiến cĩ các trường do triều đình mở như trường Quốc Tử Giám; các trường thuộc phủ, huyện của các tỉnh và các trường – lớp tư thục, dân lập ở nhiều địa phương.
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thời phong kiến cĩ lịch sử riêng của nĩ là được hình thành – phát triển tự phát từ nhu cầu học tập của dân trong điều kiện cách tổ chức cơ sở giáo dục gắn với Nho học, chế độ khoa cử và cách chọn lựa – sử dụng nhân tài thời phong kiến. Các triều đình phong kiến hầu như khơng quản lý đối với trường lớp dân lập, tư thục.
Trong các trường dân lập, tư thục thời phong kiến đã cĩ một số trường tiêu biểu: trường Bái Ân của Lý Cơng Ẩn (thế kỷ XI), trường của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (thế kỷ XIII), trường Huỳnh Cung của Chu Văn An (thế kỷ XIV), trường Hào Nam của Vũ Thạnh (thế kỷ XVII); các trường Hồ Đình của Vũ Tơng Phan, trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu, trường Cúc Hiên của Lê Đình Hiên (thế kỷ XIX); trường Đơng Kinh Nghĩa Thục (tháng 3.1907– tháng 12.1907). . . [35]
b) Giáo dục thời Pháp thuộc (đến 1954): Pháp xĩa bỏ Nho học, phát triển chữ quốc ngữ, hình thành hệ thống giáo dục do chính quyền bảo hộ – thực dân Pháp quản lý. Ngoài hệ thống trường cơng cịn cĩ các trường tư phần lớn do giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng, đầu tư và quản lý – điều hành. Hai trường tư thục của Thiên Chúa giáo cĩ tiếng là trường Pellerin ở Huế và trường Taberd ở Sài Gịn. Sau năm 1930, cĩ một số trường phổ thơng tư thục do tư nhân mở ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn và ở một vài tỉnh lỵ lớn, đa số là các trường tiểu học. Trường tư thục bậc Cao đẳng tiểu học chỉ cĩ ở Hà Nội, Huế và Sài Gịn. Riêng trường tư thục bậc Tú tài chỉ cĩ ở Hà Nội, Sài Gịn. [35]
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đơng Dương, năm 1945 chương trình giáo dục phổ thơng Pháp – Việt bị bãi bỏ ở Bắc kỳ, Trung kỳ và được thay thế bằng chương trình Hồng Xuân Hãn.
c) Giáo dục thời kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945, chương trình học của Việt Nam được áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Ở miền Nam, vì cĩ sự trở lại của thực dân Pháp nên hệ thống trường học cơng lập, tư thục vẫn tiếp tục được duy trì.
Nền giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hịa được hình thành từ năm 1945 nhưng đến năm 1946 vì phải sơ tán trước cuộc phản cơng của Pháp, đến năm 1954, sau khi Chính phủ về tiếp quản thủ đơ Hà Nội và tiếp quản các cơ cấu hành chính, trong đĩ cĩ Tổng nha Học chính của Liên bang Đơng Dương cũ, thì mới cĩ cơ sở vững vàng để thực hiện hệ thống giáo dục mới.
d) Giáo dục thời kỳ đất nước tạm thời bị chia cắt (1954 – 1975):
- Nền giáo dục phổ thơng trên miền Bắc XHCN về cơ bản chỉ cĩ trường cơng lập. Tuy sau năm 1954 cịn duy trì một số trường tư thục đã cĩ trước đĩ, nhưng từ năm 1960, sau khi cải tạo cơng thương nghiệp tư bản tư doanh lần thứ I, các trường tư thục đều được chuyển thành trường cơng lập.
- Giáo dục phổ thơng của chế độ cũ ở miền Nam: cùng với các trường cơng lập đã cĩ hệ thống trường phổ thơng bán cơng, tư thục khá phát triển và chiếm tỷ lệ khá cao so với trường cơng lập.
Tính đến đầu năm 1975, ở miền Nam Việt Nam cĩ khoảng 1,2 triệu học sinh học ở hơn 1.000 trường tư thục, bán cơng ở cả hai bậc tiểu học và trung học. Trước tháng 4/1975 đã cĩ các trường tư thục của Giáo hội Cơng giáo khá nổi tiếng như: Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hịa bình), Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Ngoài ra cịn cĩ một số trường tư thục do chính phủ Pháp tài trợ như Marie-Curie, Colette, Saint-Exupéry; Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một trường tư thục cĩ tiếng, do các thương hội người Hoa bảo trợ.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cĩ hệ thống các trường tiểu học và trung học tư thục Bồ Đề ở nhiều tỉnh – thành. Tính đến năm 1970, trên tồn miền Nam cĩ 137 trường Bồ Đề, trong đĩ cĩ 65 trường trung học với tổng số 58.466 học sinh.
Về hệ thống quản lý giáo dục, dưới thời chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục cĩ Nha Tư thục để quản lý hệ thống trường tư
thục, bán cơng. Ở tại các tỉnh, hiệu trưởng trường trung học tỉnh lỵ được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm việc kiểm sốt các trường bán cơng và trường tư thục.
đ) Giáo dục thời kỳ đất nước đã được thống nhất đến nay: Hệ thống giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự tiếp nối của hệ thống giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và duy trì một phần thực tiễn giáo dục của chế độ cũ ở miền Nam. Đến năm 1986 mới cĩ hệ thống giáo dục được thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Năm 1975 đất nước thống nhất – cũng là năm giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư thục, bán cơng từng hoạt động dưới chính thể của chế độ cũ; tách nhà trường ra khỏi tơn giáo, cơng lập hĩa và miễn phí các cấp học phổ thơng (tổng cộng cĩ 1.087 trường phổ thơng tư thục, trường phổ thơng bán cơng được chuyển thành trường cơng lập, hầu hết mang tên mới).
- Sau khi miền Nam được hoàn tồn giải phĩng đến những năm cuối thập niên 1980 (trong thời bao cấp – trước khi thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục), từ tư duy Nhà nước giữ trọng trách và gần như độc quyền về quản lý kinh tế, quản lý văn hĩa – xã hội . . ., nền giáo dục phổ thơng chỉ cĩ một loại hình duy nhất là trường cơng lập.
Trước đổi mới, ở nước ta cũng như các nước XHCN khác, mơ hình cung ứng giáo dục là mơ hình độc quyền nhà nước, Nhà nước là chủ thể duy nhất cung ứng dịch vụ giáo dục.
Trong thời kỳ đổi mới, từ khi nước ta thực hiện chủ trương mở cửa – tăng cường hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mơ hình giáo dục thuần túy là trường cơng lập khơng cịn phù hợp vì chúng ta nhận ra rằng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhất là về kinh tế cịn phát triển ở trình độ thấp, chưa thể áp dụng như Chủ nghĩa xã hội ở trình độ cao được. Do đĩ, phải đổi mới tư duy cung ứng DVC và đẩy mạnh XHHGD. Năm 1987, Hội nghị Vũng Tàu về “đổi mới giáo dục phổ thơng”
tiến trình đổi mới giáo dục này là chuyển từ một nền giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hĩa sang nền giáo dục vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, giáo dục phổ thơng Việt Nam hình thành và phát triển thêm hệ thống trường NCL. Chỉ tính trong 10 năm qua (2000 – 2010), tuy cĩ ít nhiều biến động do nhiều địa phương chuyển đổi các trường bán cơng trở lại loại hình trường cơng lập, tuy nhiên, số học sinh phổ thơng NCL cũng vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao so với những năm 1990. Theo số liệu thống kê giáo dục và đào tạo toàn quốc:
- Năm học 2005 – 2006: Tiểu học cĩ 87 trường NCL (chiếm 0,6%), THCS cĩ 57 trường NCL (chiếm 0,56%), THPT cĩ 603 trường NCL (chiếm 26,6%). Tổng số HS phổ thơng NCL là 1.089.204 em, chiếm 6,5% tổng số HS phổ thơng cả nước. Trong đĩ, HS Tiểu học chiếm 0,46%, THCS: 1,62%, THPT: 31,4%.
- Đến năm học 2009 – 2010: cấp Tiểu học cĩ 92 truờng NCL, chiếm 0,61%; cấp THCS và PTCS (cấp 1–2) cĩ 26 trường NCL, chiếm 0,24%; THPT và PT cấp 2 – 3 chỉ cịn 491 trường NCL, chiếm 19,2%. Tổng số HS phổ thơng NCL: 545.209 HS (So với năm học 2007 – 2008, giảm 394.547), chiếm 3,63% tổng số HS phổ thơng trong cả nước, trong đĩ HS Tiểu học chiếm 0,68%, THCS: chiếm 0,83%, THPT: chiếm 15,78%.
(Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo các năm 2006, 2010)
1.1.3.2 Vai trị của hệ thống trường phổ thơng NCL trong phát triển
giáo dục quốc dân
a) Nhìn ra thế giới, trong nền giáo dục các nước theo cơ chế thị trường thì khu vực tư là khu vực chính, nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trị chủ đạo trong việc đầu tư – phát triển hệ thống trường cơng lập. Xét về mặt lý thuyết, họ thường theo quan điểm những gì cĩ lợi cho xã hội, lĩnh vực nào tư nhân cĩ thể làm được thì Nhà nước khơng nhất thiết phải làm.
Trong những năm 1970 và 1980, trước thực trạng kinh phí cấp cho giáo dục ở nhiều nước trở nên hạn hẹp, các nước đã phải mở rộng và trợ giúp cho cơ sở giáo dục tư nhân phát triển; hệ thống trường NCL đã cĩ tác dụng ngày càng lớn trong quá trình phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.
- Thực tiễn một số nước trên thế giới cho thấy đa dạng hĩa loại hình giáo dục là xu thế tất yếu và là con đường quan trọng để mở rộng quy mơ phát triển giáo dục – gĩp phần xây dựng xã hội học tập theo Chương trình Giáo dục cho mọi người – EFA (Education For All). Xu hướng đa dạng hĩa loại hình được thể hiện chủ yếu qua các hình thức XHH ở các bậc học phổ thơng.
Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hĩa của Liên hợp quốc (UNESCO), đa số học sinh phổ thơng tại các nước đang phát triển đều theo học tại trường tư. Ví dụ: ở Philippin cĩ 86%, Hàn Quốc 75%, Pakixtan 70%; Bănglađét, Braxin, Cơlơmbia, Inđơnêxia, Ấn Độ 60%. [20]
Mặt khác, nếu từ gĩc nhìn kinh tế thì giáo dục là một loại dịch vụ (như y tế, ngân hàng, bảo hiểm, …) và giá trị gia tăng của nĩ được tính vào GDP. Nhiều nước cĩ nền giáo dục phát triển xem đây là một trong những ngành đĩng gĩp quan trọng cho nguồn thu nhập của quốc gia, đang đẩy mạnh việc xuất khẩu dịch vụ này ra nước ngoài. Thí dụ như ở Ơxtrâylia, mức xuất khẩu giáo dục mỗi năm từ 10–18 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 8–9% giá trị xuất khẩu; Anh Quốc đạt 12–14 tỷ Bảng Anh, chiếm tỷ lệ 13–15% giá trị xuất khẩu hàng năm
(Số liệu trước năm 2010, nguồn: OECD, IMF, Office for National Statistics).
- Trong những năm 1990, Trung Quốc, Liên bang Nga, Việt Nam đều thực thi mở rộng XHHGD – đa dạng hĩa các loại hình trường lớp, cho phép mở các trường NCL. Trung Quốc và Liên bang Nga cũng đã cụ thể hĩa chủ trương này trong nhiều chính sách và luật giáo dục.
b) Đối với Việt Nam, cuối thập niên 1980 và nhất là từ những năm 1990 đến nay, vị trí và vai trị trường phổ thơng NCL ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển giáo dục các bậc học phổ thơng ở nước ta.
Thực hiện XHHGD, nhiều địa phương cố gắng để phát triển hệ thống trường phổ thơng NCL; số lượng trường, lớp, học sinh phổ thơng NCL tăng lên để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân các vùng – miền.
Để tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, tạo thêm cơ hội học tập của con em nhân dân, năm 2005 Chính phủ cũng đã đề ra yêu cầu và chỉ tiêu định hướng phát triển giáo dục NCL đến năm 2010: Chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo và dạy nghề cơng lập và một phần các cơ sở giáo dục khơng đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Chuyển tất cả các cơ sở bán cơng sang loại hình dân lập hoặc tư thục. Định hướng phát triển: Tỷ lệ học sinh NCL THPT 40%, trung học chuyên nghiệp 30%, dạy nghề 60%, đại học và cao đẳng khoảng 40%.[46]