NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyên (Trang 47 - 51)

2. Phân tích – đánh giá một số cơng trình nghiên cứu cĩ liên quan mật thiết vớ

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRƯỜNG PHỔ THƠNG

NGỒI CƠNG LẬP

1.2.1 Một số vấn đề chung về quản lý nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm QLNN

Cĩ nhiều cách tiếp cận thuật ngữ “Quản lý nhà nước”: [69, tr. 149-152] a) Theo nghĩa rộng, cĩ thể hiểu QLNN là nĩi đến chức năng của tổng thể bộ máy Nhà nước với tư cách là một tổ chức cơng quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Theo luật gia Nguyễn Ngọc Diệp (sách 1200 Thuật ngữ pháp lý Việt Nam – NXB Tp Hồ Chí Minh, 1999): “Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện

chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước”.

- Theo Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, tập II – ngạch chuyên viên của Học viện Hành chính Quốc gia: “Quản lý Nhà nước là một dạng

quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người”.

b) Theo nghĩa hẹp, QLNN (hay quản lý hành chính Nhà nước) khơng bao gồm hoạt động lập pháp, tư pháp của Nhà nước, mà đĩ là hoạt động quản lý – điều hành của quyền hành pháp và của hệ thống tổ chức hành chính.

- Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thơng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội – 1996 đã định nghĩa: “Quản lý Nhà nước là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (Quản lý hành chính nhà nước): Chính phủ, các Bộ, cơ

quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở phịng ban chuyên mơn của UBND . . .”.

- Giáo trình Quản lý hành chính Nhà nước, tập II – ngạch chuyên viên của Học viện Hành chính Quốc gia cũng đã đưa ra khái niệm: “Quản lý Nhà

nước (Quản lý hành chính Nhà nước) là hoạt động hành chính của các cơ

quan thực thi quyền lực Nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp”.

Từ phân tích như trên, chúng ta cĩ một khái niệm chung: “Quản lý Nhà

nước là sự tác động của chủ thể mang tính quyền lực Nhà nước, bằng nhiều

biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật”. [69, tr. 153]

QLNN là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước để bảo đảm sự chấp hành luật pháp, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo cơng cuộc xây dựng kinh tế, văn hố, xã hội và hành chính – chính trị. Nĩi cách khác, đĩ là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước.

1.2.1.2 Chủ thể và khách thể QLNN

Tuy cĩ các cách tiếp cận khác nhau về QLNN, nhưng cĩ những điểm chung cơ bản là phản ánh bản chất quan trọng của QLNN: QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành; QLNN là hoạt động mang tính tích cực, tính tổ chức và được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy, trước hết là bộ máy

các cơ quan hành chính. Chủ thể QLNN bao gồm Nhà nước, cơ quan nhà nước. Khách thể của QLNN là trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định.

1.2.1.3 Vai trị QLNN

a) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cĩ tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường.

QLNN cĩ vai trị to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mơ cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, gia tăng phúc lợi xã hội. Việc nhấn mạnh vai trị của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta khơng mâu thuẫn với vấn đề cĩ tính nguyên tắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các quy luật thị trường quyết định. Nhưng quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nĩ được thể hiện và thực hiện thơng qua hoạt động cĩ ý thức của con người.

b) Về vai trị QLNN trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước là chủ thể chính của nền GD – ĐT, hệ thống GD – ĐT do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau (cơng lập, NCL, liên kết trong nước và với nước ngoài). Sự tham gia của các thành phần xã hội vào GD – ĐT là cần thiết và hợp lý. Nhưng vai trị của Nhà nước phải là chủ chốt, với điều kiện vai trị được quan niệm một cách hợp lý, rành mạch trong khung cảnh của sự tồn tại đồng thời của hệ cơng lập và hệ NCL bổ sung cho nhau. Cĩ thể nêu các cơ sở sau đây để khẳng định về vai trị QLNN đối với GD – ĐT:

Một là, giáo dục là một trong những cơng cụ bảo đảm cho sự bình đẳng và sự cơng bằng cho mọi cơng dân trong xã hội.

Hai là, trên mặt vật chất, giáo dục địi hỏi những đầu tư lớn và dài hạn, kết quả gặt hái được phải tính trong thời gian dài, cho nên chỉ Nhà nước mới cĩ thể đảm nhận, dù khơng chỉ đảm nhận một mình.

Ba là, dù sự tham gia của các thành phần xã hội, của địa phương là cần thiết, nhưng vai trị chủ chốt của Nhà nước trong việc dự báo kế hoạch, điều tiết, kiểm tra, hiệu chỉnh. . . là rất quan trọng.

1.2.1.4 Cơ chế quản lý, hình thức và phương pháp QLNN

a) Khái quátvề cơ chế QLNN

Theo từ điển Le Petit Larousse (1999), “cơ chế” (mécanisme) là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, 1996) định nghĩa cơ chế là “cách thức theo đĩ một quá trình thực hiện”.

Từ “cơ chế” được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ những năm 1970, khi chúng ta chú ý nghiên cứu về quản lý. Cơ chế được hiểu là phương thức liên hệ giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành hệ thống và nguyên tắc vận hành của hệ thống đĩ trong quá trình đi tới một mục tiêu nhất định.

Cơ chế QLNN trước hết là nhân tố chủ quan, nhưng lại phụ thuộc vào đối tượng quản lý; là cách thức mà nhờ nĩ chủ thể quản lý thực hiện việc quản lý đối tượng cĩ hiệu quả. Các nhân tố chủ quan, duy ý chí thường là nguyên nhân làm cho cơ chế QLNN kém hiệu lực và hiệu quả. Theo GS. TS Trần Ngọc Đường, cơ chế QLNN bao gồm nội dung QLNN, bộ máy QLNN. Hai yếu tố này tạo thành cấu trúc của cơ chế quản lý; cĩ mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và qui định lẫn nhau. Bộ máy QLNN càng đa dạng, năng động thì các yếu tố tạo nên bộ máy (các cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý) càng phải được tổ chức khoa học, cán bộ quản lý càng phải cĩ trình độ cao.

b) Hình thức QLNN

QLNN được tiến hành bằng nhiều hoạt động cụ thể khác nhau, trong giới hạn do pháp luật quy định. Căn cứ vào nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể quản lý lên khách thể, đối tượng quản lý, chúng ta cĩ thể phân loại các hình thức QLNN thành 5 hình thức chủ yếu: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật,

thực hiện các hoạt động mang tính pháp lý khác, tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp, thực hiện những tác động về nghiệp vụ – kỹ thuật.

c) Phương pháp QLNN

Theo Đại từ điển Tiếng việt – NXB Văn hĩa – Thơng tin, 1998 thì phương pháp là cách thức tiến hành để cĩ hiệu quả cao. Phương pháp QLNN là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước; cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết. Từ khái niệm này, chúng ta thấy phương pháp QLNN cĩ những đặc điểm sau đây:

- Phương pháp QLNN do các chủ thể QLNN tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; tác động tới đối tượng quản lý để đảm bảo hành vi xử sự cần thiết của đối tượng quản lý nhằm duy trì trật tự quản lý hoặc thực hiện các chủ trương, chính sách của chủ thể quản lý.

- Phương pháp QLNN là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý. Khi thực hiện chức năng – nhiệm vụ của mình, các chủ thể QLNN đại diện Nhà nước, mang tính chất quyền lực nhà nước. Phương pháp QLNN phải được tiến hành trong khuơn khổ của pháp luật; được pháp luật quy định chặt chẽ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng, nhất là những phương pháp cĩ tính chất hạn chế quyền của đối tượng quản lý.

Những phương pháp QLNN chủ yếu là: Phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hệ thống trường phổ thông ngoài công lập vùng tây nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)