Tác động của yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên (Trang 64 - 67)

Một trong những kết quả ở luận văn Thạc sỹ của Nga (2009) cho thấy điểm trung bình chung của sinh viên có ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên [14]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nga (2009), yếu tố bị tác động không phải là điểm trung bình chung khảo sát hay điểm tổng thể đánh giá giảng viên mà chỉ là các chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên – 1 phần trong bảng hỏi. Do đó nghiên cứu này sẽ đi tìm hiểu tác động của yếu tố điểm trung bình chung học kỳ khảo sát có tác động đến điểm tổng thể đánh giá giảng viên.

Dựa trên quy định phân loại sinh viên, nghiên cứu này chia điểm trung bình chung học kỳ thực hiện khảo sát của sinh viên thành 4 nhóm: nhóm 1 có điểm < 5, nhóm 2 có điểm từ 5 đến < 6.5, nhóm 3 có điểm từ 6.5 đến 8 và nhóm 4 có điểm từ 8 trở lên.

65

Bảng 4.9. Kết quả thống kê phiếu khảo sát theo trung bình chung học kỳ của sinh viên

N Mean Std. Deviation Std. Error Dưới 5 điểm 42 3.3077 .51138 .07891 Từ 5 đến dưới 6.5 điểm 809 3.2035 .51443 .01809 Từ 6.5 đến dưới 8 điểm 3050 3.1573 .54166 .00981 Từ 8 điểm trở lên 769 3.2082 .52916 .01908

Tổng cộng 4670 3.1750 .53519 .00783

Trước hết chúng ta sẽ đi kiểm tra xem liệu thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố có phù hợp trong việc tìm hiểu xem yếu tố điểm trung bình chung có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên hay không. Kiểm nghiệm Levene cho ta kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 4.10. Kiểm nghiệm Levene - Kiểm tra giả định đồng đều của phương sai các nhóm so sánh đối với yếu tố trung bình chung học kỳ của sinh viên

Biến phụ thuộc: Trung bình chung 13 câu khảo sát Levene Statistic df1 df2 Sig.

.477 3 4666 .698

Ta thấy mức ý nghĩa sig. của kiểm định Levene = 0,698 > 0,05 nên không thể bác bỏ giả thuyết H0 tức là phương sai của các nhóm so sánh không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do vậy, thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp trong trường hợp này.

Thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố được sử dụng để kiểm nghiệm giả thuyết H0-4: không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá giảng viên của các sinh viên có điểm trung bình chung khác nhau. Phần mềm SPSS cho ta

66

các kết quả của thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố (1-way ANOVA) như sau:

Bảng 4.11. Kết quả phân tích ANOVA đối với yếu tố trung bình chung học kỳ của sinh viên

Biến phụ thuộc: Trung bình chung 13 câu khảo sát

Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups 3.200 3 1.067 3.730 .011

Within Groups 1334.158 4666 .286

Total 1337.358 4669

Với giá trị F = 3,73 và mức ý nghĩa quan sát sig. của kết quả phân tích ANOVA = 0,011, chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0-4. Do vậy, trong nghiên cứu này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá

giảng viên giữa 4 nhóm sinh viên có điểm trung bình chung học kỳ khác nhau.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng 4.9 ta có thể thấy điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viên có điểm trung bình chung học kỳ dưới 5 là cao nhất và khác biệt so với các nhóm khác. Điều này trái ngược với nhận định ban đầu là sinh viên có điểm trung bình chung càng cao thì có kết quả đánh giá giảng viên càng cao (H1-4). Chúng tôi đưa ra dự đoán là những phiếu khảo sát của sinh viên có điểm trung bình chung dưới 5 không có độ tin cậy cao. Điều này cần được kiểm chứng thêm trong các nghiên cứu khác. Mặt khác, sự biến thiên của của kết quả đánh giá giảng viên và điểm trung bình chung học kỳ không theo tỷ lệ thuận như giả thuyết nghiên cứu H1-4: sinh viên có điểm trung bình chung càng cao thì có kết quả đánh giá giảng viên càng cao . Do đó giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp này bị bác bỏ.

67

Một phần của tài liệu Luận văn Tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)