Trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu về tác động của yếu tố giới tính sinh viên đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu lại rất khác nhau, thậm chí là trái chiều nhau như đã được trình bày trong phần tổng quan tài liệu.
Có nghiên cứu đưa ra kết quả sinh viên nữ đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam (Tatro 1995, Hancock 1992), có nghiên cứu nhận định kết quả đánh giá giảng viên đối với sinh viên nam và nữ có sự khác biệt không đáng kể (Lally và Myhill 1994, Nga 2009), lại có nghiên cứu đưa ra kết luận yếu tố giới tính không tác động đến kết quả đánh giá giảng viên (Feldman 1993, Freeman 1994) [19, 36, 10, 14].
58
Do đó, nghiên cứu này muốn tìm hiểu xem yếu tố giới tính của sinh viên có tác động đến kết quả đánh giá giảng viên hay không và tác động đó như thế nào trong bối cảnh Việt Nam hay cụ thể hơn là đối với sinh viên khối ngành kinh tế.
Ban đầu, với mục đích thống nhất các thủ tục sử dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi định sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 yếu tố nhưng giả định để áp dụng ANOVA là phương sai giữa các nhóm phải đồng đều không được thỏa mãn nên chúng tôi sẽ sử dụng kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể (kết quả trong bảng 4.1. có mức ý nghĩa sig. của kiểm nghiệm Levene =0.000, do vậy phương sai của nhóm nam và nữ không đồng đều).
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định giả định phương sai của các nhóm đồng đều đối với yếu tố giới tính sinh viên
Biến phụ thuộc: Trung bình chung 13 câu khảo sát Levene Statistic df1 df2 Sig.
32.199 1 4668 .000
Sử dụng kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể với giả thuyết bất dị: H0-1: điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viên nam và nữ là như nhau. Chạy số liệu bằng phần mềm SPSS, thu được các kết quả như trong bảng dưới đây:
59
Bảng 4.2. So sánh điểm trung bình đánh giá giảng viên của sinh viên theo yếu tố giới tính
Giới tính Mẫu Chỉ số đánh giá trung bình Độ lệch chuẩn df t p Nam 1978 3.25 0.55 Trung bình chung 13 câu khảo sát Nữ 2692 3.12 0.52 4126 7.8 0.000
Từ số liệu ở bảng 4.2., ta có thể thấy phân bố sinh viên theo giới tính tương đối đều. Số sinh viên nam thực hiện khảo sát là 1.978, sinh viên nữ là 2.692 với tỷ lệ 42.4% và 57.6%; trong đó chỉ số đánh giá trung bình của sinh viên nam là 3,25 và của sinh viên nữ là 3,12 với độ lệch chuẩn tương ứng là 0,55 và 0,52 và mức ý nghĩa p = 0,000. Từ những kết quả trên, ta có thể nói minh chứng trong nghiên cứu đủ mạnh để bác bỏ giả thuyết H0-1, do vậy đi đến kết luận: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của yếu tố giới của sinh viên về kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Cụ thể trong nghiên cứu này, sinh viên nam có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nữ (chỉ số đánh giá trung bình của nam = 3.25, của nữ = 3.12). Tuy nhiên kết quả này lại trái ngược với các kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong phần tổng quan tài liệu cũng như giả thuyết nghiên cứu H1-1: sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam. Đây là một phát hiện tương đối mới trong vấn đề nghiên cứu này.