BANG GIAO VIỆT NAM VỚI KHU VỰC CÁC

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á pptx (Trang 29 - 32)

PHILIPPIN)

1. Vài nét về các nước hải đảo

Quần đảo Indonesia đã được người nước ngồi biết đến khá sớm. Sử thi Ấn Độ (Ramayana) viết về hịn đảo Java: “Hãy nghiên cứu kỹ về Javadvipura, một hịn đảo gồm bảy vương quốc, hịn đảo vàng và bạc, đầy những chế phẩm bằng vàng”. Người Trung Quốc thì chép rất tỷ mỷ về một quốc gia cĩ tên là Palembang, nơi thịnh hành đạo Phật, và nhiều quốc gia khác như: Java, Tarupura, Cantoni…

Chủ nhân của Indonesia là người Indonediên cổ (da đen, mơi dày, tĩc xoăn và cứng). Sau đĩ người Malayo – Polynediens ở Đơng Nam Á đã di cư đến với quy mơ lớn và giữ vai trị chủ yếu trong việc xây dựng nên các quốc gia dân tộc ở đây.

Về Malaysia, Lương Thư của Trung Quốc cĩ viết đến một nước cĩ tên gọi là Đốn Tốn: “Đốn Tốn ở trên một bờ biển cao lởm chởm, đất rộng khơng quá 1000 hải lý, thủ đơ cách biển 10 hải lý, cĩ 5 tiểu vương đều thần thuộc Phù Nam. Đốn Tốn ở phía Nam Phù Nam, Tây giáp Ấn Độ… Đất Đốn Tốn hình vịng cung chạy ra biển hơn 1000 hải lý”… “Rất đơng nhà buơn đến nước này để trao đổi hàng hố, đĩ là một thị trường, nơi gặp gỡ giữa phương Đơng và phương Tây. Hàng ngày cĩ tới hàng vạn người đến họp. Những đồ vật lạ, hàng hĩa quý, khơng thiếu thứ gì”…. “Trong nước Đốn Tốn cĩ hơn nghìn người Bàlamơn Ấn Độ, người Đốn Tốn tin theo tơn giáo của họ và gả con gái cho họ, nên cĩ nhiều người Bàlamơn ở lại, khơng đi nơi khác. Họ đọc sách Kinh Thiên Thần, dâng hương trong lư bạc, ngày đêm khơng ngớt”… 19

Chính qua những ghi chép của người nước ngồi mà người Việt đã biết đến các quốc gia láng giềng ở phía Nam của mình. Ngồi ra cũng cần phải nhắc đến vai trị của các quốc gia cổ Phù Nam, Chămpa, những quốc gia đã từng cĩ mối quan hệ gắn bĩ nhiều mặt với các nước hải đảo (như đã đề cập ở phần trên).

Tuy nhiên, do những hiểu biết khơng đầy đủ, và cĩ phần sai lệch, nên khi viết về vùng đất này, thư tịch cổ của

ta đều gọi họ với tên gọi chung là người Java hay người Nam Dương.

2. Bang giao

Quan hệ giữa Việt Nam với các nước hải đảo cĩ lẽ đã được thiết lập khá sớm và chủ yếu là trên lĩnh vực thương mại. Trong mối quan hệ này phải kể đến vai trị rất quan trọng của vương quốc Phù Nam và đặc biệt là nhà nước Chí Tơn (Naravara). Người Ấn Độ cĩ lẽ là người đặt cầu nối ban đầu cho quan hệ này. Đặc biệt việc buơn bán giữa Malaysia với Chí Tơn và với Phù Nam rất phát đạt. Người ta đã phát hiện được những hiện vật bằng thiếc với khối lượng lớn và nhiều kiểu dáng khác nhau và cho rằng thiếc này cĩ nguồn gốc từ Malaysia. Một số nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa Chămpa với vùng đảo Philippin. Thơng qua việc nghiên cứu mối tương đồng giữa các đồ gia dụng làm từ chất liệu gốm ở Sa Huỳnh, Trà Kiệu (Việt Nam) với gốm Kalanay (Philippin), họ cho rằng trước thế kỷ X và tiếp diễn cho đến thế kỷ XIII, Chămpa gần như đĩng vai trị độc quyền trong quan hệ thương mại với Philippin, và đã cung cấp cho Philippin những hàng hĩa từ đất liền để đổi lấy vàng từ nơi này phục vụ cho việc phát triển của các vương triều Chămpa.

Từ thế kỷ thứ X, việc buơn bán được mở rộng hơn khi ở phía Bắc Việt Nam chính quyền phong kiến được xác lập và củng cố. Thương cảng Vân Đồn trở thành điểm thu hút khách thương do vị trí thuận lợi (nằm trên bờ biển Đơng, lại tiếp giáp với Trung Quốc qua biển Nam Hải). Các quốc gia hải đảo lúc này cũng bước vào thời kỳ phát triển, vì vậy họ mong muốn thiết lập các mối quan hệ rộng rãi với các nước trong khu vực. “Kỷ tỵ năm thứ 10 (1149) Tống Thiện

Hưng năm thứ 19, mùa Xuân tháng hai. Thuyền buơn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc và Xiêm La vào Hải Đơng, xin ở lại buơn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo gọi là Vân Đồn để mua bán hàng hĩa quý, dâng tiến sản vật địa phương”20.

Năm 1348 (tháng 5) Java chính thức sai sứ sang nước ta thơng hiếu: “Mậu Tý, năm thứ 8 (1348) Nguyên Chính Chính năm thứ 8, mùa Hạ tháng 5, nước Đại Oa (Java) sang cống sản vật địa phương và chim vẹt đỏ biết nĩi”. 21

Năm 1360, Java lại sai sứ bộ sang triều cống: Canh Tý, năm thứ 3 (1360) Nguyên Chính Chính năm thứ 20, mùa Đơng tháng 10, thuyền buơn các nước Lộ Lạc, Trảo Oa, Xiêm La đến Vân Đồn buơn bán và tiến các vật lạ”.22

Java vào thế kỷ XV (thời kỳ Mojopahit) cĩ quan hệ thương mại rộng rãi với các nước Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ… Mã Hoan, một sứ giả của Trung Quốc trong phái đồn của Trịnh Hịa đến Java vào đầu thế kỷ XV, đã miêu tả… “Nhà của họ cĩ lầu cao 3 – 4 trượng, cĩ lát ván… nhà nào cũng cĩ một cái kho xây bằng gạch cao 3 – 4 thước để giấu của riêng.

Cũng như ở Java, vương quốc Malacca ở Malaysia vào thế kỷ XV cũng là một vương quốc thịnh vượng và hoạt động của nĩ chủ yếu trên lĩnh vực thương mại. Malacca cĩ lẽ là nơi duy nhất trên thế giới (vào thời kỳ này – thế kỷ XV) mà người ta cĩ thể mua rất dễ dàng hàng hĩa của Trung Quốc (đồ sứ, tơ lụa, gương tàu), Ấn Độ (ngọc, vải

20Tồn thư, kỷ nhà Lý, sđd, tr 281

21Tồn thư, kỷ nhà Trần, sđd, tr 152

bơng), Java và Sumatra (thĩc lúa, hành tỏi, vàng, hồ tiêu, trâu bị, vũ khí), Tây Á và Châu Âu (hàng len) và các sản phẩm địa phương của Đơng Nam Á. Ở đây cĩ mặt các nhà buơn của hầu hết các nước cĩ mậu dịch trên biển: Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư, Trung Quốc, Java, Sumatra, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan … Nhiều nước lập quan hệ ngoại giao và các thương điếm để giao dịch tại đây.

Sang thế kỷ XVI, quan hệ giữa Việt Nam với các nước hải đảo thưa dần. Thỉnh thoảng, sứ giả Java cũng sang triều cống. Nguyên nhân của sự sa sút này là do sự can thiệp của tư bản phương Tây vào Đơng Nam Á, mà trước hết là vào Malaysia và Indonesia.

Từ thế kỷ XVII, khi thực dân Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lần lượt chiếm đĩng các vùng hải đảo, chế độ bảo hộ của tư bản phương Tây được dựng lên tại các nước này. Mối quan hệ giữa các nước Đơng Nam Á xuất hiện thêm các nhân tố mới. Người Hà Lan sau khi củng cố quyền lực ở Indonesia đã lập quan hệ với Chúa Trịnh (Đàng ngồi – Việt Nam). Mối quan hệ này cĩ lúc đã khá chặt chẽ vì cả hai phía đều cĩ những mưu đồ riêng. Qua sự bắt tay này, Chúa Trịnh đã cho phép người Hà Lan được lập thương điếm ở Phố Hiến để buơn bán. Trong số các mặt hàng buơn bán, cĩ rất nhiều hàng hĩa cĩ nguồn gốc từ Indonesia.

Ở Đàng trong, các Chúa Nguyễn lại thơng qua người Bồ để buơn bán với Malaysia các mặt hàng chính là vũ khí, đạn dược.

Khi triều Nguyễn tái xác lập vào thế kỷ XIX, quan hệ buơn bán được đẩy mạnh hơn trước, các quan hệ khác nhờ đĩ cũng được cải thiện – ví dụ như:

- Năm 1818, Triều đình Huế cho phép người Indonesia, người Hoa và người Khmer được phép khẩn hoang, lập ấp ở Châu Đốc, An Giang.

- Từ năm 1834, Minh Mạng liên tục cử các thuyền lớn đi đặt quan hệ buơn bán với các nước hải đảo, thậm chí với cả Cancutta (Ấn Độ). Tàu buơn Việt Nam thường mang đi gạo, tơ, hàng da, yến sào, vây cá, ngà voi, gỗ… Và mua về các hàng xa xỉ: ống nhịm, đồng hồ, rượu, tranh treo tường v.v…

Tuy nhiên, mối quan hệ này khơng phải lúc nào cũng thân thiện. Biên niên sử của nhà Nguyễn cũng chép khá nhiều các vụ xung đột giữa Đại Việt với Java, mà nguyên nhân hầu hết đều xuất phát từ phía Java và thường gọi họ là cướp biển Chà Và. Các cuộc tấn cơng của quân Chà Và thường diễn ra ở các vùng ven biển theo định kỳ giĩ nồm hàng năm:

- Đinh Mùi 767 (Đường Đại Tơn Dư, đại lịch năm thứ 2), nước Cơn Lơn, Chà Và đến cướp, đánh lấy Châu Thành. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu với đơ úy Châu Vũ Định là Cao Chính Bình. Quân cứu viện đến, đánh tan quân Cơn Lơn và quân Chà Và ở Chu Diên. Bá Nghi đắp lại La Thành”.23

- Canh Dần năm thứ 5 (1770): “Bọn lính trốn ở Hà Tiên là Phan Lam họp Đảng ở Hương Úc, Cần Bột cùng với người Chà Và là Vang Ly Ma Lư và người Chân Lạp là Ốc Nha Kế, hợp quân hơn 800 người và 15 chiếc thuyền chia đường thủy bộ đánh úp Hà Tiên…”24 .

23Tồn thư, ngoại kỷ, T1, tr 150 24 Đại Nam Thực Lục, Sđd, T1, tr 238

- Nhâm Tý năm thứ 13 (1792) “Giặc Chà Và lên đến bãi biển Hà Tiên, sai bảo hộ Nguyễn Văn Nhàn đem quân đánh dẹp…”25. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đinh Sửu, Gia Long thứ 16 (1817), “giặc biển Chà Và thường nương tựa các cù lao thuộc Hà Tiên để đĩn cướp thuyền buơn…”26.

v.v…

VIII. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ MỐI BANG GIAO VIỆT NAM – ĐƠNG NAM Á THỜI CỔ – TRUNG ĐẠI

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á pptx (Trang 29 - 32)