NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á pptx (Trang 56 - 60)

1. Nhân tố quốc tế

Tháng 9/1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với sự bại trận của phe trục (phát xít Đức – Ý – Nhật). Nhưng từ giữa năm 1944, những dấu hiệu bại trận của phát xít Đức ở các mặt trận Châu Âu đã lộ rõ. Do đĩ, tháng 2/1945 tại Yanta, ba cường quốc Liên Xơ, Mỹ và Anh đã họp hội nghị thượng đỉnh bàn về việc thiết lập trật tự thế giới sau chiến tranh và thỏa thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Hội nghị cũng đã thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc, một tổ chức quốc tế dựa trên nền tảng 5 cường quốc (Liên Xơ, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) theo nguyên tắc nhất trí để duy trì hịa bình và an ninh thế giới. Sau đĩ, từ 25/4/1945 đến 26/6/1945, Hội nghị đại biểu 50 nước trên thế giới đã họp tại San Francisco, thơng qua hiến chương Liên Hiệp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Như vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một trật tự thế giới mới đã được hình thành39. Trong điều kiện đĩ, mọi vấn đề đối nội, đối ngoại của các quốc gia trên thế giới (khơng loại trừ Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực Đơng Nam Á) đều chịu sự chi phối của trật tự thế giới này.

Trong những thập niên 50 và 60, dựa vào tiềm lực kinh tế và quốc phịng, Mỹ đã triển khai “chiến lược tồn cầu” trên phạm vi tồn thế giới nhằm ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản. Mỹ sử dụng sức mạnh đĩ để chi phối các quốc gia và các khu vực trên thế giới, hình thành nên các tổ chức quân sự nhằm phục vụ cho lợi ích tồn cầu của

39 Đĩ là “Trật tự thế giới hai cực Yanta” giữa một bên là Mỹ và phe đế quốc chủ nghĩa và một bên là Liên Xơ và hệ thống xã hội chủ nghĩa

họ. Theo đuổi mục đích này, Mỹ đã tiến hành can thiệp vào Cu Ba (1961), ký các hiệp ước quân sự với Đài Loan, Nhật, Thái Lan, Philippin… và cho ra đời các tổ chức quân sự CENTO và SEATO (9/1954). Đối với Đơng Dương, Mỹ lợi dụng sự suy yếu của Anh, Pháp để nhảy vào Đơng Nam Á và gây ra cuộc chiến tranh Đơng Dương – một cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Để chống lại cuộc xâm lược của Mỹ, nhân dân Đơng Dương đã sát cánh cùng nhau, đẩy lùi từng bước sự can thiệp của Mỹ và làm phá sản từng phần chiến lược chiến tranh của họ. Nhân dân Đơng Dương, đặc biệt là nhân dân Việt Nam, trong cuộc chiến đấu này đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân và bè bạn trên tồn thế giới. Trong đĩ, đáng kể nhất là sự ủng hộ lớn lao về vật chất và tinh thần của Liên Xơ, Trung Quốc… Kết quả là từ những năm cuối của thập niên 60, Mỹ đã liên tục bị thất bại trên chiến trường Đơng Dương và buộc phải xuống thang từng bước trong cuộc chiến này. Việc Mỹ thua đau ở Đơng Dương và Việt Nam gây nên những đột biến quan trọng trong tình hình quốc tế và khu vực.

Tháng 7/1967, nước Anh tuyên bố rút quân khỏi phía Đơng của kênh đào Suéz.

Mỹ phải xuống thang chiến tranh ở Việt Nam sau thất bại nặng nề ở Tết Mậu Thân (1968) và chấp nhận đàm phán với Việt Nam. Từ tháng 6/1969, Mỹ bắt đầu rút quân từ từ ra khỏi Việt Nam, đồng thời, điều chỉnh lại chiến lược tồn cầu: giảm cam kết với các nước Châu Á, tiến hành bình thường hĩa quan hệ với Trung Quốc và thúc đẩy hịa dịu trong quan hệ với Liên Xơ.

Liên Xơ, trong quá trình tìm kiếm giải pháp nhằm kìm chế Trung Quốc và chia sẻ ảnh hưởng với Mỹ, đến tháng 6/1969 cũng đề nghị những biện pháp để đảm bảo an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, để gây ảnh hưởng với các nước Châu Á.

Trung Quốc sau một thời kỳ tê liệt trong cách mạng văn hĩa bắt đầu khởi động lại quan hệ ngoại giao và phát triển chính sách ngoại giao theo hướng xúc tiến bình thường hĩa quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, cải thiện quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực.

Nhật Bản, sau giai đoạn phát triển “Thần kỳ” trở thành một cường quốc kinh tế. Trong xu thế chung giành giật ảnh hưởng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giữa các nước lớn, Nhật Bản cũng đề ra “chính sách ngoại giao kinh tế” nhằm kiến tạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thành khu vực chịu ảnh hưởng của Nhật về kinh tế và chính trị. Kể từ tháng 11/1969, sau khi ký với Mỹ tuyên bố chung Mỹ – Nhật, quan hệ Nhật – Mỹ bước vào giai đoạn phát triển mới, Nhật trở thành “nhân vật thứ hai” và là “Người đại diện của Mỹ” ở Đơng Nam Á.

Từ cuối thập niên 80, quan hệ quốc tế cĩ nhiều thay đổi. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ và một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành. Trật tự thế giới mới này hình thành như thế nào cịn tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như chính sách thực lực của các nước, đặc biệt là các nước lớn; sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật; sự vận động phát triển của các lự lượng cách mạng thế giới…. Tuy vậy, đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển mới: xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng cĩ lợi, cùng tơn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hồ

bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế; 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (Nga, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc) tiến hành thương lượng, thoả hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới; một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu, trong đĩ tất cả các quốc gia dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những vận hội mới để đưa đất nước mình tiến lên kịp với thời đại.

2. Bối cảnh khu vực

Việc Việt Nam và Indonesia giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8/1945 và tuyên bố độc lập đã làm thay đổi hẳn đời sống chính trị trong khu vực.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa – nhà nước cơng nơng đầu tiên ở Đơng Nam Á – ra đời, tuy cịn phải đối phĩ với muơn vàn khĩ khăn và phải chống thù trong, giặc ngồi, song, Việt Nam đã khẳng định được chính mình và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới vì mục đích hịa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa.

Indonesia, sau cuộc Cách mạng Tháng Tám, tiếp tục phải trải qua 5 năm kháng chiến chống Hà Lan (1945- 1950) để giành độc lập hồn tồn. Do được tơi rèn trong chiến đấu, nhân dân Indonesia dưới sự lãnh đạo của Acmet Xucacnơ đã theo đuổi một chính sách đối ngoại mang tính độc lập, yêu hịa bình và chống đế quốc.

Ở các nước khác, do để lỡ thời cơ nên đã bị thực dân áp đặt ách thống trị trở lại. Vì vậy ở các nước này phong trào đấu tranh địi độc lập dân tộc đã phát triển mạnh mẽ hơn bao bao giờ hết. Dưới áp lực của phong trào giải phĩng dân tộc ở các nước này và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phĩng dân tộc ở các quốc gia láng giềng, đặc biệt là ở

Trung Quốc và Ấn Độ, cuối cùng bọn thực dân, đế quốc đã buộc phải trao trả độc lập cho các nước này:

- Ở Malaysia: Tại Hội nghị Luân Đơn 1956, Anh

quyết định sẽ trao trả độc lập cho Mã Lai. Ngày 31/8/1957, Liên bang Mã Lai độc lập ra đời.

- Singapo cũng đấu tranh buộc Anh phải cơng nhận

nền độc lập của mình vào ngày 9/8/1965.

- Ở Philippin: Ngày 4/7/1946, Mỹ đồng ý trao trả độc

lập cho nước này. Song, giữa Mỹ và Philippin sau đĩ đã ký nhiều hiệp định thuê nhượng đất đai cho phép Mỹ lập các căn cứ quân sự tại Philippin.

Việc chuyển từ chế độ thuộc địa thành các quốc gia độc lập, đánh dấu một sự chuyển biến lớn trong đời sống chính trị của các nước Đơng Nam Á. Kể từ đây, các nước Đơng Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hịa bình. Về phương diện kinh tế, các nhà nước độc lập đều phấn đấu xây dựng một nền kinh tế dân tộc phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của nhân dân. Tuy nhiên, về cơ bản, nền kinh tế của các nước này vẫn tuân theo những quy luật của kinh tế hàng hĩa, gắn liền thị trường trong nước với nước ngồi. Điều đĩ cĩ nghĩa là: ở các nước này khơng cĩ sự đảo lộn lớn về quan hệ sở hữu, khơng cĩ sự gián đoạn trong mối quan hệ với thị trường, khơng cĩ biến động lớn trong phương pháp quản lý và kinh doanh… Tính liên tục trong quá trình xây dựng và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tránh được những đoạn đường quanh co, gấp khúc.

Riêng ở ba nước Đơng Dương, kể từ năm 1945 lại phải bước vào cuộc chiến tranh chống thực dân cũ (Pháp) và thực

dân mới (Mỹ). Cuộc chiến tranh Đơng Dương (1945-1975) là một cuộc chiến tranh lớn nhất và ác liệt nhất cả về quy mơ lẫn cường độ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Từ chỗ ủng hộ Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào cơng việc nội bộ của nhân dân ba nước Đơng Dương. Kể từ năm 1950, đế quốc Mỹ đã đưa các cố vấn quân sự và các phương tiện kỹ thuật hiện đại can thiệp và sau đĩ là trực tiếp xâm lược ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Sự cĩ mặt của Mỹ ở Đơng Dương và cuộc chiến tranh kéo dài giữa một bên là tồn thể nhân dân Đơng Dương với một bên là đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động khác cĩ ảnh hưởng rất lớn đến đường lối đối ngoại của Việt Nam lúc bấy giờ. Do sự nhân nhượng và hợp tác của một số nước Đơng Nam Á với Mỹ trong một số lĩnh vực như: Đồng ý cho Mỹ thành lập trên lãnh thổ nước họ các căn cứ quân sự, các kho hậu cần, các trạm điều dưỡng của lính Mỹ. Hay sự tham gia của vài nước ở Đơng Nam Á vào khối liên minh quân sự SEATO vào cuối năm 1954, nhằm chống lại hiệp định Giơnevơ về việc cơng nhận độc lập của Việt Nam, Lào, Campuchia… đã khiến cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực rơi vào tình trạng căng thẳng, thậm chí đối đầu, thù nghịch.

Tuy nhiên, xu thế chung của các nước Đơng Nam Á vẫn là hịa bình, độc lập và trung lập. Từ 1954, Đơng Nam Á trở thành một khâu quan trọng trong chiến lược của Mỹ chống lại Liên Xơ, Trung Quốc và phong trào giải phĩng dân tộc thế giới. Vì vậy, Đơng Nam Á cũng đồng thời cĩ một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc đồn kết các dân tộc, đấu tranh cho hịa bình, độc lập và trung lập trên thế giới. Tháng 4/1955, tại Băng Đung (Indonesia), Hội nghị

đồn kết Á – Phi đấu tranh cho độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân đã được tổ chức, thu hút 25 nước tham gia. Đây là một sự kiện chính trị – lịch sử cĩ ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phĩng dân tộc. Thắng lợi của Hội nghị này đã mở ra một thời kỳ mới trong sự nghiệp đồn kết các dân tộc Á – Phi chống chủ nghĩa thực dân.

II. SỰ PHÁT TRIỂN TỐT ĐẸP CỦA LIÊN MINH ĐỒN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT – LÀO - CAMPUCHIA

Một phần của tài liệu Tài liệu Lịch sử Bang Giao Việt Nam - Đông Nam Á pptx (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)