Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 60)

8 Cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ 350 2,

3.3.5. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

địa bàn tỉnh

3.3.5.1. Tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý các dự án

Phân cấpvà thực hiện phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã tạo sự chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp quản lý, qua thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó, vì vậy cần được tổng kết đánh giá nghiêm túc để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung phân cấp quản lý nhà nước của tỉnh thời gian qua cũng còn hạn chế, chất lượng, hiệu quả có mặt chưa cao, chưa tạo được bước chuyển biến có tính đột phá. Việc thực hiện quản lý quy hoạch trên các lĩnh vực còn chậm và chưa đồng bộ, xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ

chế chính sách trên một số lĩnh vực còn chậm và chưa đầy đủ; cải cách thủ tục hành chính chưa quyết liệt; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.

3.3.5.2. Kiện toàn các cơ quan quản lý các dự án đầu tư

Giải pháp cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý các dự án đầu tư: đảm bảo thủ tục đầu tư và xây dựng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì cùng các sở, ngành có liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các chủ đầu tư.

UBND tỉnh cần nghiên cứu cải tiến trong khâu giao kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. Khâu ghi, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho các công trình, hạng mục công trình cần phải cải tiến nhằm giảm bớt thủ tục hành chính giấy tờ. Các công trình nhóm B, C ghi vốn tối đa là 2 lần (kể cả các công trình chuyển tiếp, đầu tư xây dựng trong 2 năm). Đổi mới và nâng cao chất lượng các khâu lập, thẩm định và trình duyệt dự án đầu tư. UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 500 triệu đồng (các công trình cải tạo, sửa chữa, đê điều...), uỷ quyền cho các sở chuyên ngành phê duyệt giá trị dự toán khoán thầu đối với các công trình có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 500 triệu đồng cùng với phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quy định về đấu thầu, giao thầu của tỉnh. Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành chức năng của tỉnh. Thực hiện hình thức chủ nhiệm điều hành dự án đối với các công trình mà chủ đầu tư không có năng lực chuyên môn. Cho thành lập các phòng thẩm định với biên chế hợp lý ở các Sở xây dựng chuyên ngành hiện nay chưa có phòng thẩm định (Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cán bộ ở phòng thẩm định phải gồm những người có chuyên môn sâu, tinh thần trách nhiệm và trung thực. Ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện đầu tư, theo cơ chế "một cửa".

3.3.5.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý các dự án đầu tư

Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý các dự án đầu tư, ngoài những giải pháp trong quản lý dự án, thì việc tăng cường lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và mang tính định hướng rõ rệt.

a. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, địa phương trong thực

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt Nghị quyết 04- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xác định công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài. Để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thực hiện của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục cho công dân thực hiện tốt quyền công dân của mình.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng từ thành phố đến cơ sở, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tính tự giác của tổ chức Đảng và đảng viên; kiên quyết xử lý trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu đơn vị, địa phương để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhất là các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình, phê bình của cán bộ lãnh đạo, cấp ủy và đảng viên trong thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở từng chi bộ, đảng bộ. Ở đâu có tham nhũng, lãng phí thì trước tiên cấp ủy, chi bộ cơ sở đó phải chịu trách nhiệm.

- Tăng cường quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và quan hệ xã hội của đảng viên, cán bộ, công chức; thường xuyên giáo dục, nhắc nhở, kiểm tra và kịp thời xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm. Đưa nội dung phòng, chống thất thoát, lãng phí vào tiêu chuẩn phân tích chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên hàng năm. Thực hiện có hiệu quả cơ chế chất vấn trong sinh hoạt Đảng.

- Lãnh đạo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội. Chỉ đạo sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng thực hiện chủ trương cán bộ chủ chốt phường-xã, thị trấn tự phê bình và phê bình trước hội nghị nhân dân do UBMTTQ tổ chức.

b. Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, theo hướng tinh gọn, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển cán bộ; giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức.

- Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây dựng... của các cấp; chú trọng quản lý chặt chẽ nguồn vốn ngân sách.

các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các nhà thầu cũng như sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.

c. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí

- Hội đồng nhân dân phát huy vai trò giám sát các dự án sử dụng vốn NSNN; phản ánh, kiến nghị những ý kiến góp ý, những bức xúc của nhân dân, thực hiện cơ chế nghe chính quyền báo cáo, thảo luận và chất vấn về công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư tại các kỳ họp định kỳ hàng năm.

- Uỷ ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp xây dựng quy chế; chủ động giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách.

- Đề cao vai trò của các cơ quan thông tin, các đoàn thể và nhân dân trong việc tham gia quản lý các dự án đầu tư của tỉnh.

Nâng cao vai trò của xã hội và nhân dân trong công tác giám sát các dự án đầu tư từ ngân sách Nhà nước như: Công khai hóa vốn đầu tư bằng vốn NSNN

Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư từ NSNN cần phải tiến hành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch, tính dự toán, đến quản lý xây dựng... Nhưng biện pháp quan trọng nhất là việc công khai hóa toàn bộ hoạt động đầu tư bằng vốn Nhà nước. Có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng điều cơ bản là phải đảm bảo sự giám sát của nhân dân. Vì thiếu đi yếu tố này nên đã dẫn tới nhiều thiệt hại. Do đó việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một biện pháp có hữu hiệu và thiết thực nhất.

3.3.5.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước dự án đầu tư

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Quản lý dự án phải trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp, đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trường và các kiến thức liên quan như thị trường vốn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản... Ngoài ra, cũng rất cần thiết bồi dưỡng, nâng cao tính tự trọng và tự hào nghề nghiệp, trả lương thoả đáng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao dựa trên chất lượng, kết quả công việc. Điều này cần thiết với tất cả cán bộ các cấp tỉnh, huyện, thị, xã, phường.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những mặt tiêu cực trong đầu tư từ nguồn NSNN là do bộ máy quản lý xây dựng chưa đủ năng lực kiểm soát hiệu quả xây dựng; lực lượng cán bộ phụ trách về xây dựng thiếu trình độ

chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển của đô thị và nông thôn. Nhiều nơi buông lỏng công tác quản lý quy hoạch đô thị và quản lý đầu tư xây dựng, dẫn đến chưa chủ động trong công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý sai phạm.

Thực tế hiện nay cho thấy; ở cấp xã, phường, thị trấn hầu hết cán bộ đảm nhận nhiệm vụ này chưa được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà phần lớn được tuyển dụng từ cán bộ chuyên môn kỹ thuật hoặc chỉ có trình độ chuyên môn địa chính, nên vừa làm công tác địa chính vừa kiêm luôn quản lý về xây dựng. Chính vì vậy, họ không được trang bị kỹ năng quản lý nói chung và kỹ năng trong quản lý xây dựng nói riêng.

Không chỉ riêng ở tỉnh Hải Dương, mà nhiều địa phương trên cả nước cũng có chung tình trạng này. Theo kết quả điều tra khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2009 chỉ có 35,97% cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn quản lý công tác xây dựng của các thành phố, thị xã thuộc tỉnh; 28,07% chủ tịch, phó chủ tịch và 27, 43% công chức địa chính – xây dựng cấp xã, phường, thị trấn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý xây dựng và phát triển đô thị...

Từ thực trạng trên cho thấy, nhu cầu đào tạo về kiến thức quản lý xây dựng, quản lý đô thị cho cán bộ chuyên môn các cấp, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn rất cần thiết, phải tạo điều kiện cho họ thường xuyên cập nhật và nâng cao nghiệp vụ quản lý, chế độ chính sách mới trong lĩnh vực xây dựng cơ bản bao gồm quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, từ đó hạn chế những sai sót trong việc phát triển hệ thống đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Khi kết thúc khoá học này, các công chức lãnh đạo, chuyên môn ở xã, phường, thị trấn sẽ có những kiến thức cơ bản, một số kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và thực thi những nhiệm vụ quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển và sử dụng tài nguyên đất; quản lý môi trường, kiến trúc – cảnh quan... những chuyên đề cơ bản như: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên quản lý; Công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã, phường; quản lý hạ tầng kỹ thuật, môi trường trên địa bàn xã, phường; quản lý trật tự xây dựng và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã, phường; Công tác quản lý xây dựng theo Luật Xây dựng; cấp phép xây dựng và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn xã, phường... Bên cạnh những khoá học về kiến thức quản lý cho cán bộ xã, phường đã được triển khai, để tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý.

Thường xuyên phát động tìm hiểu về những chuyên đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án xây dựng trong nội bộ cấp quản lý hoặc giữa các cấp.

Những kiến thức tiếp thu được thông qua các chuyên đề sẽ giúp cho cán bộ cấp xã, phường nắm vững nội dung của quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng; đồng thời nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chức năng quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho họ có đủ chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra và phát hiện xây dựng sai phép, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong công tác này.

Phụ lục: Danh mục các dự án đầu tư của các doanh nghiệp được nghiên cứu

TT Chủ đầu tư Địa điểm thựchiện dự án Mục tiêu dự án Vốn đầutư (tr.đ)

Tình hình thực hiện Ghi chú 1 Công ty TNHH thương mại Thành Phát Xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà Kinh doanh VLXD, sản xuất bê tông tươi, vận chuyển hàng hoá

16.446,0 GPMB

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w