0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Định hướng chung

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43 -45 )

8 Cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ 350 2,

3.1.1. Định hướng chung

3.1.1.1. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống đô thị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực. Đến năm 2020 Hải Dương là tỉnh có nền công, nông nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa - xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

Các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế xã hội:

- Kinh tế tăng trưởng bình quân 11,5%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 11- 11,5% trong giai đoạn 2011 - 2020. GDP/người đạt 17,0 triệu đồng năm 2010; và 61 triệu năm 2020. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp năm 2010 là 46% - 33% - 21%, năm 2020 cơ cấu là: 47% - 37% - 16%;

- Phấn đấu chỉ số phát triển con người năm 2020 đạt 0,750 - 0,780;

- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 14- 15% và 20-22% vào năm 2020;

- Kinh tế đối ngoại phát triển, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 25%/năm giai đoạn đầu và 25 - 30%/năm trong giai đoạn tiếp theo; thu hút nguồn vốn bên ngoài đạt khoảng 36-39% tổng vốn dầu tư (bao gồm cả vốn đầu tư nước ngoài);

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: dưới 0,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 35 - 40% năm 2010 và 75-80% năm 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 2% /năm

- Tỷ lệ hộ ở đô thị sử dụng nước máy đạt 100% năm 2010; số hộ ở nông thôn sử dụng nước máy và nước hợp vệ sinh năm 2010 đạt 90%; năm 2020 đạt 100%.

- Nâng độ che phủ của rừng và diện tích cây xanh, cây ăn quả lên khoảng 30-35% diện tích tự nhiên vào năm 2020. Bảo vệ diện tích các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, các khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá.

- Đến năm 2020, đảm bảo 100% rác thải, nước thải đô thị, công nghiệp, bệnh viện… được xử lý.

- Hệ thống đô thị phải theo hướng văn minh hiện đại; hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cơ bản đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH trên địa bàn tỉnh.

3.1.1.2. Định hướng đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương

Phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng nhanh bền vững, hiệu quả cao; xây dựng nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ cấu hợp lý, năng lực sản xuất có khả năng cạnh tranh cao; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộí hiện đại, xã hội tiên tiến.

Đi đầu trong một số lĩnh vực then chốt, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao, tạo bước đột phát tiếp theo. Phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn theo hướng hiện đại.

Phát triển bền vững, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển xã hội bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu là xây dựng Hải Dương có kinh tế phát triển nhanh, đóng vai trò động lực trong vùng đồng bằng sông Hồng. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, hình thành hệ thống đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển, thúc đẩy kinh tế và các mặt đời sống - xã hội trên toàn tỉnh. Đến năm 2015 Hải Dương cơ bản là tỉnh công nghiệp, đến 2020 là một tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, văn hóa – xã hội tiên tiến, chiếm giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng băng sông Hồng.

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội: nâng cao tầm nhìn và định hướng chiến lược trong công tác quy hoạch để đầu tư có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đặc biệt đối với công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế-xã hội, quan tâm công tác dự báo.

Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng những ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, hoàn chỉnh một bước cơ bản mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước…, mở rộng và phát triển đô thị theo hướng hiện đại, tạo

thuận lợi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh và đảm bảo bảo trật tự an toàn xã hội.

Huy động các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó vốn ngân sách tập trung đầu tư các công trình quan trọng, hỗ trợ đầu tư để khai thác các nguồn vốn khác.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với tiết kiệm năng lương. Có chính sách thu hút những chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, xác định trữ lượng các nguồn tài nguyên; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; tăng cường hợp tác về giáo dục và đào tạo với các trường đại học trong nước và quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đầu tư phát triển hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề, nhất là nghề cho nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp; đa dạng hoá các loại hình dạy nghề, phát triển nhanh đào tạo nghề dài hạn; thực hiện liên kết trong đào tạo giữa các trung tâm đào tạo nghề với các doanh nghiệp; gắn đào tạo với sử dụng lao động.

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ; tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống; nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; phát triển công nghệ cao đi đôi với đẩy mạnh việc nhập và chuyển giao công nghệ tiên tiến của thế giới đối với một số ngành và lĩnh vực quan trọng; đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ và huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43 -45 )

×