Thực trạng quản lý nhà nước dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 34)

8 Cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ 350 2,

2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 –

Dương giai đoạn 2005 – 2009

2.2.3.1. Công tác quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết của trung ương, Chính phủ và của tỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:

Đến hết năm 2004 tỉnh Hải Dương đã hoàn thành phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của 11 huyện.

Trong giai đoạn 2005 – 2007, tỉnh đã thông qua quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Dương đến năm 2020.

Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện triển khai các chương trình đề án của tỉnh. UBND tỉnh đã cân đối dành 6 tỷ đồng năm 2006 cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và thông báo để chủ đầu tư chuẩn bị thực hiện.

Hoàn thành và thông qua quy hoạch phát triển đến năm 2020 của các ngành: Văn hóa, môi trường, y tế, công nghiệp, bưu chính, hệ thống chợ - siêu thị, nông nghiệp, giáo dục, dạy nghề, thể dục thể thao, sử dụng đất, tuyên truyền quảng cáo, điện, giao thông, du lịch, xăng dầu…

Nhiều quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị, khu, cụm công nghiệp đã được lập và phê duyệt đúng trình tự thủ tục quy định như: quy hoạch về giao thông, các lộ tuyến truyền tải điện, quy hoạch điều chỉnh chung mở rộng thành phố Hải Dương, lập quy hoạch 10 thị xã, thị trấn, 27 thị tứ của 11 huyện, 6 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp và 24 khu dân cư mới. Cho đến nay, việc triển khai thực hiện các dự án của các ngành và địa phương đa số đã tuân thủ theo quy hoạch đầu tư xây dựng được duyệt, nhất là quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị và các khu, cụm công nghiệp. Các dự án đầu tư lớn của tỉnh đều được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch chung của khu vực.

Các quy hoạch đều được thực hiện theo quy định về trình tự lập, thẩm định có sự tham gia của các ngành, các cấp; nhiều dự án quy hoạch đã và đang phát huy hiệu quả tốt, tạo ra sự thay đổi cơ bản bộ mặt đô thị và nông thôn, là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ xây dựng quy hoạch của một số ngành, địa phương vẫn còn chậm, một số dự án quy hoạch kéo dài chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu phát triển; Chất lượng quy hoạch còn hạn chế, phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều

lần (quy hoạch giao thông nông thôn), một số quy hoạch thuộc các dự án chậm tiến độ (quy hoạch cụm làng nghề chế biến nông sản, làng nghề làm hương tại huyện Nam Sách). Có những hạn chế đó là do một số nguyên nhấn sau: do tính chất của công tác quy hoạch còn mới mẻ, các cơ quan được giao chủ trì, thẩm định còn thiếu tính chính xác, năng lực của các cơ quan tư vấn còn kém về chuyên môn, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình lập quy hoạch…

2.2.3.2. Xây dựng danh mục dự án đầu tư

Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, trong 5 năm từ 2005 đến 2009 nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN là rất lớn, đã có hàng trăm dự án được triển khai. Trong quá trình xây dựng danh mục các dự án đầu tư, tỉnh đã cơ bản bám sát các chế độ chính sách hiện hành, phù hợp với quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vấn đề cần chú ý:

Số dự án được đầu tư chủ yếu là dự án thuộc nhóm C (chiếm trên 85% tổng số dự án), rất ít dự án nhóm B (chỉ chiếm khoảng 10% - 15%), dự án nhóm A hầu như là không có. Đầu tư của tỉnh Hải Dương năm sau nhiều hơn năm trước. Các dự án chủ yếu tập trung vào giao thông, quản lý nhà nước, chưa thực sự quan tâm đến các dự án về lĩnh vực nông nghiệp và các công trình công cộng khác.

Có thể khái quát về tình hình đầu tư từ nguồn ngân sách tại tỉnh Hải Dương qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện công tác đầu tư giai đoạn 2005 - 2009

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Dự án thực hiện trong năm 127 139 151 169 111

Dự án nhóm B 16 20 20 23

Dự án nhóm C 123 131 149 88

Dự án chuyển tiếp 56 59 116 152 71

Dự án đầu tư mới 71 80 35 17 40

Dự án đưa vào hoạt động 65 69 105 39 28 Số dự án phải điều chỉnh - 80 16 23 12

Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (2005, 2006, 2007, 2008, 2009)

Số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong 3 năm 2005, 2006, 2007 đạt tương ứng 51%, 50%, 70% trong tổng số công trình được thực hiện trong năm. Đến năm 2008 và 2009 tỷ lệ này đã giảm đi rất nhiều. Vẫn còn tình trạng các dự án phải điều chỉnh, năm 2006 số dự án phải điều chỉnh khá lớn (88 dự án), các dự án chủ yếu điều chỉnh về nội dung đầu tư, vốn đầu tư và tiến độ đầu tư.

Các dự án khởi công mới còn nhiều so với tổng dự án triển khai trong năm, ví dụ năm 2007 chiếm 23%, năm 2009 là 36%. Đặc biệt chú ý đến 2 năm: năm 2005 số dự án khởi công mới chiếm tới 56% và năm 2006 con số này là 57,5%.

Bảng 2.6: Tỷ lệ phân bổ vốn cho các dự án

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Thanh toán khối lượng hoàn thành 40 30 30 50 35

Dự án chuyển tiếp 40 40 34 45 50

Dự án đầu tư mới và quy hoạch

chuẩn bị đầu tư 20 30 36 5 15

Nguồn: Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (2005, 2006, 2007, 2008, 2009)

Các dự án đầu tư mới chiếm một phần không nhỏ trong tổng số các dự án đầu tư, trong khi đó tỷ lệ vốn phân bổ cho các dự án này (số liệu bảng 2.6) là khá lớn, đầu tư còn dàn trải, không tập trung. Điều này dẫn đến tình trạng không đủ vốn thanh toán cho khối lượng hoàn thành, thiếu vốn cho các dự án chuyển tiếp làm chậm tiến độ thi công, kéo dài thời gian hoàn thành dự án,nhiều công trình chậm đi vào hoạt động.

2.2.3.3. Công tác kế hoạch vốn cho các dự án

UBND tỉnh Hải Dương đã có Quyết định số 2849/2007/QĐ-UBND ngày 8/8/2007 về việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 – 2010. Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển được quy định như sau:

- Các công trình, dự án do các ban quản lý dự án của tỉnh; các công trình, dự án do các Sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh quản lý; nguồn vốn chương trình mục tiêu địa phương do HĐND tỉnh trực tiếp phân bổ. Nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia do Chính phủ phân bổ thực hiện theo danh mục được thông báo.

Nguồn vốn đầu tư phát triển để phân bổ cho cấp huyện là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung sau khi phân bổ cho các công trình trọng điểm, các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội chung của tỉnh.

- Đối với các khoản đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh. Phần được hưởng từ khoản thu này của ngân sách tỉnh và ngân sách huyện được cộng chung vào vốn đầu tư phát triển của cấp mình để phân bổ đầu tư xây dựng các công trình dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc cấp mình.

- Thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo kế hoạch đề ra.

- Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Bố trí vốn tập trung, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành các dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định rõ nguồn vốn.

- Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước năm kế hoạch.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các công trình, dự án do Sở, ngành quản lý trên địa bàn các huyện, thành phố.

Ngoài ra, quyết định này còn quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách cấp huyện. Với việc ban hành quy định này, từ năm kế hoạch năm 2008 tỉnh đã thực hiện việc giao quyền cho các huyện tự cân đối nguồn vốn đã được phân bổ để đầu tư xây dựng các công trình dự án kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc cấp mình.

Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí vốn được thực hiện theo nguyên tắc tập trung thanh toán cho các công trình có khối lượng hoàn thành từ năm trước, công trình đã có quyết toán, công trình trọng điểm, công trình sử dụng vốn đối ứng, công trình đầu tư chuyển tiếp, công trình đầu tư mới và một phần cho công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung bố trí 85% cho thanh toán khối lượng hoàn thành và các công trình chuyển tiếp, 15% tổng số vốn cho các công trình đầu tư mới. Tuy nhiên, thực tế (như bảng 2.5) thì tỷ lệ vốn cho các công trình đầu tư mới hàng năm vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với kế hoạch đề ra. Do đó vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ đưa công trình vào sử dụng với những dự án có khả năng hoàn thành trong năm; với các công trình chuyển tiếp, trong khi đây là nhóm công trình có giá trị khối lượng cần thực hiện lớn nhất thì lại không được ưu tiên, do đó không đảm bảo được tiến độ vừa trả nợ khối lượng đã hoàn thành nghiệm thu năm trước vừa đẩy nhanh tiến độ thi công năm kế hoạch

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu tư đối với các công trình quan trọng của tỉnh nhưng chưa có khả năng cân đối để đầu tư ngay như: ứng vốn thi công, khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng đất, đấu thầu quyền sử dụng đất. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn, tập trung cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.2.3.4. Công tác thực hiện dự án

Công tác giải phóng mặt bằng

Thực tế cho thấy công tác đền bù, giải phóng mặt bằng luôn là công việc khó khăn, phức tạp ở nhiều dự án, khiến các nhà thầu hết sức lo lắng. Hầu hết các dự án tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng đều được bàn giao kịp thời cho các nhà thầu. Bên cạnh đó, có dự án công tác giải phóng mặt bằng còn quá chậm, giá công trình đội lên cao hơn rất nhiều so với kế hoạch.

Vẫn còn tình trạng một số cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương thiếu phẩm chất, thậm chí tiêu cực dẫn đến mất lòng tin của dân.

Hầu hết các địa phương không có bộ máy chuyên trách về giải phóng mặt bằng nên việc triển khai rất lúng túng trong phê duyệt phương án đến bù, thủ tục trình tự chưa chặt chẽ; công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa tốt gây ra nhiều bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nổi cộm nhất là công tác giải phóng mặt bằng của Dự án xây dựng khu công nghiệp tàu thủy của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành; việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng và Dự án Nhà máy luyện phôi thép vuông của Công ty cổ phần B.C.H tại thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành. Đối với công tác giải phóng mặt bằng dự án khu công nghiệp Cẩm Ðiền - Lương Ðiền huyện Cẩm Giàng: Quá trình triển khai dự án khu công nghiệp Cẩm Ðiền - Lương Ðiền được thành lập từ tháng 6 năm 2008 đã nhận được sự đồng thuận của các cấp, các ngành tỉnh Hải Dương và sự ủng hộ của phần lớn người dân hai xã có diện tích đất bị thu hồi. Ðến cuối năm 2009, 1.160/1.322 hộ dân hai xã Cẩm Ðiền - Lương Ðiền đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất bị thu hồi và bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, 162 hộ dân vẫn chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất bị thu hồi. Những hộ dân này cho rằng, UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, giá đất thu hồi phải được bàn bạc và thỏa thuận với các hộ dân, phải bồi thường theo giá đất năm 2009. Số hộ này yêu cầu tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống và việc làm, đồng thời bố trí đất dịch vụ và đất sản xuất nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ đối với những hộ dân có diện tích đất nông nghiệp

bị thu hồi từ 70 đến 100%; hỗ trợ giải quyết việc làm sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, đề nghị được đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh. Điểm cần chú ý ở đây dẫn đến giải phóng mặt bằng chậm nguyên nhân chính là do giá đền bù chưa thỏa đáng; chưa có chính sách khuyến khích vận động hộ thuộc diện bị thu hồi đất; nhận thức của người dân cũng như việc chuyển đổi nghề gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở đây là lao động thuần nông không có, hoặc khó có khả năng để đào tạo nghề nghiệp mới.

Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật

Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật chưa bao quát được hết tất cả các công việc, còn nhiều công việc khi tính toán đơn giá dự toán phải triết tính, vận dụng từ các công việc khác, dễ phát sinh tiêu cực. Công tác định mức, đơn giá còn lỏng lẻo, chưa bám sát với sự thay đổi của thị trường.

Cơ chế quyết toán vốn đầu tư

Nhiều chủ đầu tư quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành chậm, có công trình thi công xong đã phải sửa chữa lớn nhưng vẫn chưa quyết toán, chất lượng hồ sơ quyết toán chưa cao, làm mất tính nghiêm túc trong việc chấp hành các quy chế quản lý vốn đầu tư của nhà nước. Việc quyết toán chậm có nhiều lý do: nguồn vốn ít, thủ tục rườm rà, thiếu căn cứ quyết toán, thậm chí có công trình do thanh toán vượt giá trị thực quá lớn, nếu quyết toán sẽ phải thu hồi nên nhà thầu và chủ đầu tư cố tình không quyết toán.

Công tác thanh toán vốn đầu tư

Cần có chế tài quy định rõ trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ đầu tư hay cơ quan thanh toán trong trường hợp hai bên không thống nhất, cơ chế tạm ứng, thu hồi tạm ứng còn chưa rõ ràng, còn có khe hở để cán bộ lạm quyền khi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w