Công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 53 - 54)

8 Cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ 350 2,

3.3.4.Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra đã giúp cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng được nghiêm túc hơn. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các công việc trong quản lý, đầu tư xây dựng; năng lực quản lý của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật.

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi toàn tỉnh để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án.

Cùng với đó là công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng phải được quan tâm để giúp sức cho việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, ổn định trật tự, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

* Tập trung kiểm tra, kiểm toán, thanh tra một số lĩnh vực trọng điểm: + Việc đầu tư các dự án và xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh; + Việc giải quyết thủ tục hành chính của các sở – ngành,

+ Việc thu, chi ngân sách, quản lý và sử dụng các nguồn vốn ngân sách. + Việc thực hiện quy chế tự kiểm tra tài chính - kế toán của các cơ quan có sử dụng ngân sách.

* Việc kiểm tra, kiểm soát phải theo nhiều kênh:

- Người ra quyết định đầu tư phải tự mình kiểm soát (tỉnh, địa phương tự rà soát).

- Sử dụng sự giám sát của cộng đồng để chống thất thoát, lãng phí.

- Sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và các tổ chức chính trị xã hội.

* Xuất phát từ đặc điểm và mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư này, người trực tiếp làm công tác này phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Phải phản ánh đúng sự thực khách quan, ưu khuyết điểm trong công tác đầu tư xây dựng của các đơn vị tham gia.

- Có lập trường vững vàng, kiên định, kiên quyết xử lý những trường hợp không đảm bảo chất lượng công trình.

- Sưu tầm đầy đủ hồ sơ công trình và các văn bản của Nhà nước có liên quan để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra.

- Lắng nghe ý kiến của quần chúng và đi sâu khai thác, tìm chứng cứ rõ ràng, làm việc đến đâu, có tài liệu, số liệu, biên bản chứng minh đến đấy.

- Bảo quản tốt các tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra. Giữ đúng nguyên tắc trong việc bí mật thông tin trong kiểm tra. Phát ngôn và cung cấp tài liệu đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng khi cần thiết.

- Kết luận kiểm tra phải rõ ràng, khách quan, đúng người, đúng việc và kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 53 - 54)