Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 34 - 36)

8 Cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ 350 2,

2.3.1. Thành tựu đạt được

Trong những năm qua, đầu tư toàn xã hội và các kế hoạch về đầu tư của tỉnh Hải Dương cho xây dựng đã được thực hiện tốt và các công trình xây dựng đã phát huy hiệu quả, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra vị thế và diện mạo mới cho tỉnh: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Hải Dương là tỉnh sớm xóa xong nhà tranh tre cho người nghèo; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2001; có 74,5% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 77,1% số làng, khu dân cư, 81,7% số xã có nhà văn hóa; phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh. Hệ thống giao thông được chú trọng đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho giao lưu và phát triển

kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện quốc gia đã được phủ kín với 100% số hộ được dùng điện. Tỉnh không còn hộ đói, hộ nghèo chỉ còn 9,9%; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đã thấy được hình ảnh mới, diện mạo mới, có những vùng kinh tế, khu đô thị, và các khu, cụm công nghiệp hiện đại và phát triển. Hải Dương đang trên con đường phát triển phù hợp với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, bên cạnh đó là những thành tựu trong công tác đầu tư xây dựng của tỉnh, đặc biệt là trong quá trình quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN. Những ưu điểm đó được thể hiện như sau:

- Tỉnh Hải Dương đã tiếp thu và triển khai thực hiện các chế độ chính sách về công tác quản lý đầu tư của nhà nước như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…; Các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, trung ương… và các quy định về phân cấp quản lý đầu tư của tỉnh.

- Dựa vào quy hoạch chung, kế hoạch phát triển của địa phương để bố trí ngành nghề đầu tư. Đây là việc khó và phải dựa vào nhiều Bộ, ngành trung ương để ổn định quy hoạch tránh phá đi làm lại, tránh sửa đổi. Làm tốt việc này đã giúp cho tỉnh tranh thủ được sự viện trợ của Trung ương, phối hợp trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương đồng thời phát huy được lợi thế của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư.

- Kế hoạch đầu tư các dự án sử dụng vốn đã được thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của trung ương, thực hiện tốt chủ trương, mục tiêu đầu tư của tỉnh. Việc bố trí vốn được các cấp lãnh đạo tỉnh quan tâm, rút kinh nghiệm, tập trung đầu tư cho các công trình cấp bách, các dự án trọng điểm, giao thông, thủy lợi tạo ra những cơ sở vật chất thiết yếu làm tiền đê cho các ngành nghề phát triển, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư.

- Các công trình dự án đều bám sát theo quy định của ngành, địa phương nên đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi, các hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, văn hóa xã hội.

- Nhìn chung, trong quá trình quản lý các dự án đầu tư, tỉnh Hải Dương đã tạo được sự đồng thuận trên, dưới, trong, ngoài. Đặc biệt là có được sự hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh. Đây là một yếu tố quan trọng không những tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai các dự án đầu tư theo đúng chủ trương, chính sách của tỉnh, đó còn thể hiện sự nỗ lực trong xây dựng phát triển đời sống kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.

- Kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư và xây dựng, đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm cao ở các ngành, các cấp.

- Tạo được ý thức làm việc tốt của đội ngũ cán bộ viên chức trong công tác quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w