Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ hà nội (Trang 59 - 67)

2.3.2.1. Hạn chế

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng luôn là nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Tuy đã có được những thành tựu nhất định như trên nhưng công tác thẩm định tại Habubank vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn.

 Thứ nhất, về công tác tổ chức thẩm định

Trong thực tế, công tác phân công quản lý khách hàng của các NHTM Việt Nam hiện nay đều rất ít có sự phân công cán bộ tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều

kiến thức chuyên ngành hẹp. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi nộp hồ sơ xin vay kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, các ngân hàng đa phần không thực hiện. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý ngành mà doanh nghiệp hoạt động hoặc Tổng cục Đo lường chất lượng để xác minh. Song, các cơ quan quản lý tầm vĩ mô không theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa ra ý kiến chính xác. Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của riêng mình về chuyên ngành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay.

Trên thực tế tại hầu hết các NHTM Việt Nam, phòng thẩm định chỉ có vai trò tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn và tư vấn đầu tư cho khách hàng, tức là chỉ được phân công, còn phân quyền, phân nhiệm rất hạn chế.

Trong mô hình này, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị chức năng (không trực tiếp kinh doanh). Khối các phòng tín dụng là nơi nhận hồ sơ xin vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu các hồ sơ xin vay có vốn vay lớn hơn một mức nhất định (10 tỷ đồng chẳng hạn) hoặc thời hạn dài (trên 10 năm- không kể các dự án do ban giám đốc chỉ định) thì được chuyển sang phòng thẩm định. Phòng thẩm định nghiên cứu, phân tích hồ sơ, cho ý kiến tham mưu trình ban giám đốc quyết định cho vay hay không. Nếu cho vay, phòng tín dụng tiến hành giải ngân và theo dõi tiến độ thực hiện. Sau khi dự án kết thúc, phòng thẩm định thu thập số liệu được theo dõi từ phòng tín dụng để có tư liệu về tỷ suất đầu tư, lợi nhuận dự án... làm tài liệu tham khảo.

Cách thức phân chia nhiệm vụ giữa các phòng như trên dựa theo quy trình cho vay: Phân tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định kinh tế- kỹ

thuật dự án, hai bộ phận này đều có nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc ra quyết định cho vay và theo dõi quá trình thực hiện. Ưu điểm nổi bật của nó là phân tách các công đoạn và nhiệm vụ trong quá trình cho vay, tránh những rủi ro về đạo đức khi người thẩm định thông đồng với khách hàng, cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá (cần phải khách quan) về dự án. Tuy nhiên, cách phân công này vẫn có tính chất quản lý hệ thống hơn là chuyên môn hoá theo định hướng thị trường. Chính vì vậy mà nó có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những

quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và dự án. Vai trò của người thẩm định vô cùng quan trọng, cả trong phân tích định tính và phân tích định lượng, ở đó cán bộ thẩm định cần tiến hành từ việc gặp gỡ, phỏng vấn khách xin vay vốn, đến thăm tại chỗ... để rút ra những nhận định cần thiết về độ chính xác của thông tin. Ở cách phân chia nhiệm vụ trên, phòng thẩm định chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với tình hình thực tế các doanh nghiệp.

Thứ hai, khi phòng tín dụng nhận hồ sơ và theo dõi dự án, phòng thẩm định đánh giá dự án có thể nảy sinh các nhận định ngược chiều dự án. Mâu thuẫn về nhận định nảy sinh do phòng tín dụng giao dịch thực tế với khách hàng, có thể đánh giá khác so với kết luận của phòng thẩm định rút ra từ việc phân tích các hồ sơ, giấy tờ được chuyển đến. Việc tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định cho vay trong trường hợp này (phải đưa ra một hội đồng tín dụng) khó đi đến sự nhất trí, đặc biệt đối là đối với những khách hàng lần đầu đến giao dịch.

Thứ ba, phòng thẩm định chỉ có chức năng tham mưu chứ không có chức

năng quyết định tín dụng ở một mức cụ thể nào. Trong khi đó, cán bộ thẩm định, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, rất am hiểu về ngành nghề mình phụ trách, nếu được trực tiếp gặp gỡ khách hàng, hoàn toàn có khả năng đưa ra phán quyết tín dụng ở một mức độ hợp lý.

Thứ tư, một dự án lớn về bản chất có thể có quy mô lớn hơn hoặc thời gian dài hơn mức quy định do phòng tín dụng quyết định và sẽ phải chuyển đến phòng thẩm định, song nếu được chia nhỏ thành nhiều dự án con sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định và quyết định của phòng tín dụng. Khi đó, mức quy định “số vốn trên 10 tỷ hoặc thời gian vay trên 10 năm” sẽ trở nên hình thức. Ngân hàng khó theo dõi tình hình tổng thể của dự án lớn ban đầu.

Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách.

Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau:

Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào;

Hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng;

Ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng.

Phần trên đã phân tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong (và chính xác) các khâu công việc đó (trừ thu nợ phải đợi kỳ đáo hạn) mất một khoảng thời gian trung bình từ 20- 30 ngày đối

thông thường). Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên, thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức. Tuy nhiên, với số dư nợ định mức bình quân trên 10 tỷ đồng/cán bộ tín dụng áp dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được coi là cao nhất so với các NHTM của Việt Nam, thì con số tương ứng là 40- 50 tỷ tại các chi nhánh NHTM nước ngoài mà chất lượng tín dụng vẫn cao hơn các NHTM Việt Nam.

 Thứ hai, về phương pháp thẩm định

Nhìn chung, khi thẩm định một dự án ngân hàng đang phối hợp nhiều phương pháp để đánh giá đúng hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhất là đối với những dự án nhỏ, việc thẩm định mới dừng lại ở trạng thái tĩnh chưa phân tích độ nhạy của dự án. Khi có phân tích độ nhạy thì hầu như cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (như trong thẩm định dự án….) nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét, chứ chưa phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt, xấu khác nhau) đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

 Thứ ba, về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định một dự án đầu tư cho đến nay, Habubank vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn thẩm định một cách thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy chất lượng các tờ trình thẩm định không đồng đều và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cán bộ thẩm định.

Các nội dung thẩm định như thị trường, tài chính, kỹ thuật,…vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Phần này trong nhiều dự án mới chỉ chú ý nhiều đến tổng mức đầu tư, phần vốn vay của ngân hàng mà chưa có thẩm định kỹ phần vốn tự có của chủ đầu tư và khả năng huy động vốn tự có đó như thế nào. Tính khả thi của nguồn vốn là điều rất quan trọng, nếu thẩm định phần này không kỹ, khi ngân hàng đã tham gia tài trợ mà chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn đối ứng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ và hiệu quả của dự án.

• Về phương diện thẩm định thị trường của dự án

thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm của dự án, nó quyết định việc thành bại của bất cứ dự án đầu tư nào, chính vì vậy nếu biệc thẩm định thị trường khoong

• Về khía cạnh thẩm định tài chính của dự án • Về khía cạnh thẩm định kỹ thuật của dự án

Hiện nay, ngân hàng cũng chưa hợp tác với cơ quan chuyên môn nào về công nghệ để có sự hỗ trợ về mặt công nghệ trong quá trình thẩm định dự án đầu tư.

• Về khía cạnh thẩm định kinh tế xã hội của dự án

Về phương diện này, hầu như ngân hàng không quan tâm nhiều

2.3.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Việc phân công, bố trí cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vừa thẩm định cho vay theo dự án là chưa hợp lý. Chính việc phân công như vậy làm cho cán bộ thẩm định không tập trung được vào việc thẩm định dự án vì khối lượng công việc đôi khi quá nhiều, hơn nữa đối với một

Các cán bộ thẩm định của Habubank nói chung đều được đào tạo chính quy từ những trường thuộc khối kinh tế nhưng

Quy trình thẩm định dự án của ngân hàng cũng không có những chỉ tiêu tài chính mang tính bắt buộc phải tính toán như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn dẫn

toán dựa trên kinh nghiệm của bản thân là nhiều nên kết quả thẩm định không thống nhất.

Để có một khoản vay theo dự án tốt thì không chỉ cần thiết phải thẩm định tốt trước khi cho vay mà kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay khi giải ngân và kiểm tra thường xuyên sau khi giải ngân cũng là điều rất quan trọng. Cán bộ thẩm định nhiều khi mới chú trọng thẩm định trước khi cho vay, còn sau khi giải ngân vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ thẩm định không nắm vững và theo sát được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, những khó khăn vướng mắc mà dự án gặp để có hướng giải quyết sớm.

Hoạt động marketing ngân hàng còn chưa được chú trọng đúng mức, ngân hàng chưa có biện pháp tích cực lôi cuốn những khách hàng mới, những dự án tốt đến với ngân hàng.

 Các nguyên nhân khác

Môi trường kinh tế vĩ mô luôn có những thay đổi và biến động, điều đó tác động đến mọi thành phần kinh tế trong đó có những nhóm đối tượng là khách hàng của ngân hàng. Vì vậy, không phải

Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt. Với sự tham gia của 4 ngân hàng quốc doanh và hơn….nh cổ phần và liên doanh, thị trường tài chính của Việt Nam đang thực sự sôi động, ngân hàng nào cũng muốn vươn lên để giành lấy một thị phần nhất định. Vì vậy, để cạnh tranh đôi khi các ngân hàng cũng bỏ qua một số thủ tục cần thiết khi tiến hành thẩm định và kết quả là đã có nhiều dự án không có hiệu quả tài chính, không có khả năng trả nợ mà vẫn được duyệt vay.

Cơ sở hạ tầng thông tin về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thiện. Mặc dù đã có Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước nhưng trung tâm này hoạt động chưa hiệu quả. Khi cán bộ thẩm định muốn tìm hiểu thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng thì trung tâm này chưa có khả năng đáp ứng được. Trung tâm hiện mới chỉ cung cấp được số dự nợ hiện tại và hiện khách

hàng đang có quá hạn ở ngân hàng nào, còn lịch sử giao dịch của khách hàng tại các tổ chức tín dụng thì trung tâm cũng chưa cung cấp được, hơn nữa các thông tin nhiều khi không được cập nhật kịp thời.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NHÀ hà nội (Trang 59 - 67)