2.1.2.1. Xác định sự cần thiết phải đầu tư
Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, là nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, một trong những vùng thị trường xuất khẩu đang phát triển với tốc độ nhanh và đầy tiềm năng. Vùng biển Đông Nam Á ngay từ những kỷ nguyên đầu tiên, đánh giá là bản lề nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Ngày nay, vùng biển đã phát triển và hoạt động sôi động với các cảng biển chung chuyển lớn nhất thế giới như Hongkong, Singgapore…Là cửa ngõ thông thương với các nền kinh tế lớn trên thế giới như Châu Á, Châu Mỹ…
Trong bối cảnh khu vực hoá, và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành tất yếu, nền kinh tế nước ta nói riêng cũng như một số quốc gia nói chung có mối quan hệ hữu cơ nền kinh tế trong khu vực cũng như với toàn thế giới thông qua các chính sách mở cửa, đối ngoại mà nổi bật là các hoạt động kinh tế ngoại thương- hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đây là sự kiện nổi bật trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những cam kết khi gia nhập WTO mà trước hết là những cam kết tự do thương mại hoá, một mặt đòi hỏi chúng ta có những đóng góp nhất định đồng thời cũng tạo cho chúng ta đặc biệt là cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Điều này sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của hoạt động kinh tế vận tải mà trong đó vận tải hàng hải chiếm 80%. Thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển ngày càng trở nên bức xúc. Với thế mạnh về địa lý, bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước (với trên 3.200 km bờ biển) chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển các cơ sở đóng tàu, cảng biển và đội tàu sánh sai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở những điều kiện, cơ hội như trên thì việc nghiên cứu đầu tư và phát triển đội tàu vận tải biển là đòi hỏi cấp thiết và quan trọng trong nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy vai trò mũi nhọn của ngành hàng hải Việt Nam trong tiến trình phát triển hội nhập của nền kinh tế nước ta.
Mặt khác, xu thế phát triển hình thức vận tải container ngày trở nên rõ ràng. Số lượng hàng hoá được vận chuyển bằng hình thức Container tăng lên nhanh chóng. Thị trường đóng tàu Container trên thế giới đang nóng dần lên. Mỗi năm người ta chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều các tàu Container trọng tải lớn phục vụ việc vận chuyển hàng hoá.
Như vậy, thông qua xu thế phát triển chung ngành hàng hải quốc tế cũng như ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy việc mở rộng quy mô đội tàu Container nói chung và đầu tư thêm của Container của Công ty vận tải Biển Đ phù hợp và cần thiết.
Nhận xét: Phần này cán bộ thẩm định đã tham khảo quy hoạch phát triển
ngành, đây là văn bản rất quan trọng mang tính định hướng trong việc phát triển ngành vận tải biển .
2.1.2.2. Thẩm định khía cạnh thị trường dự án
Tổng quan về xu thế Container hoá trong vận tải hàng hoá:
Trên thế giới từ lâu các chủ tàu đã thấy được ưu thế vượt trội hơn hẳn của việc sử dụng tàu Container chuyên dùng so với các tàu hàng khô tổng hợp. Việc các Container để chuyên chở hàng hoá trở nên ngày càng phát triển trong những năm thập niên 70.
Thị trường vận chuyển hàng hoá bằng Container trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 10% trong suốt giai đoạn từ 1995-2005.
Nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng container trên các tuyến chính đánh giá là rất lớn, tỷ lệ sử dụng hết chỗ các tàu Container cao, đặc biệt là thời điểm sau Tết âm lịch. Các tàu Container hoạt động trên tuyến giữa châu Á và bờ Đông nước Mỹ qua kênh Panama, tuyến xuyên Thái Bình Dương đến bờ Tây nước Mỹ đều có tỷ lệ xếp chỗ không dưới 90%.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển, với tình hình phát triển thương mại quốc tế hiện nay, vận tải quốc tế bằng Container sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức khoảng 9% cho đến năm 2015.
Tại Việt Nam theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tổng số hàng xuất nhập khẩu bằng container qua các cảng Việt Nam năm 2001 xấp xỉ 600.000 TEU, hàng hoá nội địa khoảng 100.000 TEU. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001- 2010 dự kiến đạt khoảng 15%/năm. Đội tàu container của Việt Nam chủ yếu là đội
tàu của Tổng Công ty Hàng Hải làm nòng cốt chiếm lĩnh được khoảng 12% thị phần hang hoá xuất nhập khẩu
Tình hình hàng hoá qua các cảng biển của Việt Nam
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phát triển mạnh khiến khối lượng hàng hoá xếp dỡ tại các cảng ngày một gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các cảng biển Việt Nam tăng trưởng liên tục với mức độ trung bình khoảng 15% trong suốt giai đoạn từ năm 2003-2005
Bảng: Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua các cảng biển Việt Nam từ năm 2003-2005
Cảng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Lượt tàu 1.000 tấn Lượt tàu 1.000 tấn Lượt tàu 1.000 tấn
MIỀN BẮC 4.466 21.040 4.638 25.580 5.071 30.563
MIỀN TRUNG 6.478 8.700 7.675 10.760 6.780 10.754
MIỀN NAM 14.504 34.211 7.608 38.278 8.093 43.997
TỔNG 25.448 63.879 19.921 74.618 19.944 85.314
CONTAINER 1.534.122 TEUs 19.922.980 TEUs 2.293.548 TEUs
(Nguồn: Hiệp hội Cảng biển Việt Nam)
Khối lượng hàng hoá qua cảng vận chuyển bàng container cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005, khối lượng Container qua các cảng đạt hơn 2,29 triệu TEUs. So với năm 2003 chỉ tiêu này như vậy đã tăng 49,5%.
Bảng :Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container qua các cảng biển Việt Nam từ 2003-2005.
Đơn vị: TEU
Cảng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
MIỀN BẮC 388.273 516.365 654.640
MIỀN TRUNG 97.183 80.286 86.771
MIỀN NAM 1.048.666 1.326.257 1.552.137
TỔNG 1.534.122 19.922.980 2.293.548
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam năm 2006 đạt 154.498 triệu tấn, tăng 11,02% so với năm 2005. Trong đó, hàng container đạt 3,42 triệu TEUs, tăng 17,5%.
Tổng quan về năng lực cung cấp dịch vụ vận tải biển Container ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, đội tàu container trên thế giới phát triển rất mạnh để đáp ứng nhu cầu vận tải quốc tế bằng Container đang tăng trưởng liên tục với tốc độ 9%/năm cho đến năm 2015. Hiện nay, đội tàu vận tải Container mang thương hiệu Việt Nam chỉ có Vinaliné- b Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm có 15 tàu với tổng trọng tải là 7.541 TEUs. Theo đánh giá của AXS- Alphaliner- tập đoàn Vận tải biển Pháp về năng lực vận tải Container, Vinalines xép thứ 70/100 với năng lực vận tải Container là 90611 TEUs (bao gồm cả tàu thuê và tàu đóng mới).
STT TÊN TÀU NĂM
ĐÓNG LOẠI LOẠI TÀU TRỌNG TẢI NƠI ĐÓNG DT NT DWT VINALINES Đan Mạch
1 VĂN LANG 1983 Container 6.000 Đan
Mạch
2 HỒNG BÀNG 1984 Container 6.000 Nhật
3 DIÊN HỒNG 1984 Rôtcơit 6.289 Achentina
4 VĂN PHONG 1985 Container 11.272 Hàn Quốc
5 MÊ LINH 1983 Container 11.225 Hàn Quốc
6 VẠN XUÂN 1984 Container 11.235 Đức 7 PHÚ MỸ 1988 Container 14.101 Đức 8 PHÚ TÂN (ORIENT) 1985 Container 14.101 Đức 9 VN SAPPHIRE 1987 Container 14.101 Đức
10 PHONG CHÂU 1983 Container 16.050 Đức
11 TÂY SƠN 01 2004 Hàng khô 12.500 Hạ Long
12 TÂY SƠN 02 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long
13 TÂY SƠN 03 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long
14 TÂY SƠN 04 2005 Hàng khô 12.500 Hạ Long
(Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam)
Hiện nay ở Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 09 Công ty trực thuộc đang cung cấp dịch vụ vận tải sông biển với 112 tàu- tổng trọng tải là 1.356.508 DWT. Tuy nhiên, phần lớn đội tàu vận tải của các công ty này là tàu hàng khô, số tàu chở container chủ yều thuộc đội tàu của Vinalines. Mặt khác, phần lớn các tàu này có tuổi thọ cao, năng suất khai thác thấp làm giảm hiệu quả kinh doanh và thị phần vận tải biển quốc tế nên hiện tại Vinalines đang xem xét mở rộng quy mô hoạt đọng của đội tàu.
Bảng:Đội tàu Việt Nam Cỡ tàu Số lượng Tổng DWT DWT trung bình Tuổi trung bình <500 261 68.940 264 10,8 500-1.999 90 93.707 1.041 14,8 2.00-3.999 22 63.134 2.870 20,9 4.000-6.999 26 136.043 5.232 23,5 7.000 35 401.078 11.460 21,47 Tổng cộng 434 762.902 1.758 13,77
(Nguồn: Thống kê của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam)
Ngoài ra, đội tàu của Tập đoàn trong thời gian vừa qua đã có sự phát triển mạnh. Trong đó, Công ty Vận tải Biển Đ là một trong những đơn vị thành viên trực thuộc, có năng lực vận tải biển container tốt nhất. Hiện tại, Công ty đang quản lý và khai thác 06 tàu container và sắp tới sẽ đưa thêm 02 tàu container 1700 vào khai thác vận tải.
Mặt khác, theo các cam kết gia nhập WTO, ngành vận tải biển container sẽ đối mặt sự cạnh tranh lớn với các hãng vận tải nước ngoài. “Các công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó”. Các hãng nước
ngoài có kinh nghiệm và năng lực quản lý, công nghệ cao sẽ cạnh tranh mạnh với các hãng vận tải nội địa Việt Nam. Chính vì thế ngay từ bây giờ các hãng tàu Việt Nam đã lên kế hoạch mở rộng quy mô hiện tại và trẻ hoá đội hình các tàu trong đó có các tàu vận tải container.
Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh
Hiện nay, tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và hàng về Việt Nam chủ yếu qua cảng chuyển tải tại Singapore, Hongkong, Káohiung, Trung Quốc, Hàn Quốc,…lượng hàng qua tuyến khu vực khá
lớn đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng luân chuyển tới và từ Việt Nam. Vì vậy, thị trường vận tải biển trong khu vực cũng là một thị trường lờn mà các hãng tàu Việt Nam muốn và đang vươn tới.
Một số hãng tàu tiêu biểu tham gia vận tải container đến và từ Việt Nam có thể liệt là APL, P&O Nedlloy, Mitsui, Cosco, Hung’-A, Hanjin, Huyndai, Wanhai, Zimlines, Hapglloy, K’liné, RCL, MSC… với tổng sản lượng tháng vào khoảng 15.000 TEU. Tuy nhiên, các hãng này chủ yếu chạy tuyến Singapore về Sài Gòn hoặc Hải Phòng, việc vận chuyển hàng từ Hải Phòng đi Hongkong, Kaoshiung chỉ mang tính chất phụ thêm khi thiếu hàng cho các tuyến chính của hãng.
Đội tàu container mang thương hiệu Việt Nam hiện nay chủ yếu là đội tàu của Vinaliné phần lớn là các tàu cũ, tính năng hạn chế do đó khai thác không còn hiệu quả. Hiện nay, Vinalines đang chuyển dần về vận chuyển trên tuyến nội địa. Căn cứ vào sản lượng container khai thác có thể thấy hiện nay trên tuyến quốc tế chỉ có đội tàu của Vinalines tham gia vận tải với thị phần 12% lượng hàng hoá xuât nhập khẩu qua cảng Việt Nam. Còn trên tuyến nội địa hiện nay thị phần đuợc chia theo tỷ lệ như sau: Vinalines 36%, Vinafco 22% và Bisco 42%. Qua đó, có thể thấy sự chiếm lĩnh thị trường của Công ty Vận tải Biển Đ ngày càng mạnh mẽ.
Hiện nay, tuyến Hải Phòng-Hồ Chí Minh-Laem chabang- Bangkok chỉ có tàu Vạn Phúc của công ty Vận tải Biển Đông đang khai thác độc lập. Tổng doanh thu của tàu trong năm 2006 trên tuyến này khoảng trên 82 triệu đồng. Ngoài ra, còn một số hãng tàu nước ngoài đang khai thác trên tuyến vận tải này như: Hãng tàu Gold Star Lines, Sumbudry, Roy&IK và Cosco. Có thể nói, tuyến Việt Nam tới Bangkok là một cảng lớn trong khu vực, nằm ở vị trí bản lề nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cửa ngõ thương mại lớn nhất trong khu vực có hàng hoá thông qua rất lớn. Đây là cơ hội cho các Công ty vận tải do vẫn chưa có sự cạnh tranh lớn trên tuyến vận tải này.
Bên cạnh đó, lượng hàng hoá vận chuyển trên tuyến Việt Nam- Thái Lan rất đa dạng, gồm nhiều chủng loại hàng hoá.
• Hàng xuất: chủ yếu phải vận tải container rỗng đẻ chứa hàng. Một số mặt hàng như: nông sản, đồ gỗ, cao su…
• Hàng nhập: phong phú, đa dạng với nhiều mặt hàng. Chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, vật liệu sản xuất, linh kiện xe máy…Tại thời điểm hiện nay, để có chỗ trên tàu, khách hàng thường phải đặt chỗ trước hàng tháng. Lượng hàng nhập về Việt Nam có 60% là về cảng Sài Gòn, còn 40% là hàng về cảng Hải Phòng và các thành phố phía Bắc.
Năm 2006. theo thống kê của cảng Hải Phòng, lượng hàng hoá qua cảng đạt hơn 11 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2005. Lượng container qua cảng đạt 464.000 TEUs, tăng 16,5% so với năm 2005
Bảng 2.1: Lượng hàng hoá qua cảng Hải Phòng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng sản lượng 8.575.000 MT 10.350.000 MT 10.518.000 MT 10.500.000 MT 10.511.000 MT 10.511.000 MT Nhập 4.358.000 MT 5.370.000 MT 5.401.000 MT 5.370.000 MT 5.370.000 MT 5.199.000 MT Xuất 1.336.000 MT 1.400.000 MT 1.758.000 MT 1.800.000 MT 1.911.000 MT 2.825.000 MT Nội địa 2.881.000 MT 3.580.000 MT 3.359.000 MT 3.300.000 MT 3.230.000 MT 3.127.000 MT Container 219.000 Teus 228.000 Teus 377.000 Teus 398.300 Teus 398.300 Teus 464.000 Teus
(Nguồn: www.haiphongport.com.vn)
Tại cảng Bangkok và Laem chabang- Thái Lan, tổng lượng hàng hoá 02 cảng này 04 tháng đầu năm 2007 tăng cao, trong đó lượng hàng chuyển về các cảng Hải Phòng và Sài Gòn khoảng 15.000 TEUs/tháng
STT Tên cảng Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng số (TEU)
1 Bangkok 246.980 255.852 502.832
2 Laem chabang 757.150 734.026 1.491.176
Như vậy, có thể thấy nhu cầu luân chuyển hàng hoá bàng container từ Thái Lan về Việt Nam lớn, mức tăng trưởng hàng năm rất cao, chủ yếu là các hàng điện tử, tiêu dùng bởi vì thị trường tiêu thụ các loại mặt hàng này tại Việt Nam lớn.
Chính vì xu thế đó, Công ty vận tải Biển Đ đưa thêm 01 tàu container vào hoạt động trên tuyến Việt Nam- Thailand là hoàn toàn hợp lý, góp phần khẳng định thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của đội tàu Việt Nam trên thị trường vận tải biển quốc tế.
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Năm 2004, Công ty Vận tải Biển Đ đã đầu tư 01 tàu vận tải container trên tuyến Việt Nam – Thái Lan. Hiện tại, tàu hoạt động tốt trên tuyến vận tải biển này. Công ty đã ký hợp đồng làm Forwarder (đại lý nhận hàng) toàn cầu cho ba đối tác lớn tại 03 khu vực là:
• MACOLINE (S) PTE.LTD, Forwarder tại Singapore và 09 nước Đông Nam Á
• CAPITAL LOGISTIC & TRANSPORTATION CO.LTD là Forwarder tại khu vực Châu Âu.
• ATA FREIGHT LINE LTD là Forwarder tại Mỹ, Canada và Mexico
Mặt khác, trước khi khai thác vận tải container cũng như khai thác trên tuyến Việt Nam- Thai Lan, hệ đại lý nhiều đối tác chính. Trong đó, có một số đối tác lớn tại Thái Lan như: SKV Management Co.Ltd, Macpro Express.Co.Ltd…
Tất cả hoạt động đó của Công ty cho thấy Công ty hoàn toàn có đủ năng lực và kinh nghiệm để khai thác vận tải biển trên tuyến Việt Nam- Thai Lan. Với hệ thống mạng lưới phân phố đã thiết lập đủ khả năng đảm bảo cho hàng hoá vận chuyển thông suốt.
Trên cơ sở đó, Công ty Vận tải xây dựng mức phí vận tải biển, lượng hàng hoá vận chuyển trên tuyến Việt Nam- Thái Lan như sau:
Tuyến Sản lượng (TEU) Giá cước (USD) Doanh thu 20’LD 40’LD 20’LD 40’LD Hải Phòng – HCM 150 50 220 340 50.000 HảiPhòng–Thái Lan 10 0 280 506 2.800 HCM-Thái Lan 20 10 50 100 2.000 Thái Lan-HCM 80 30 320 610 43.900